Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu ngày trọn ngày đầu tiên trong cương vị người đứng đầu Giáo hội Thiên chúa giáo La mã.
Vị Giáo hoàng đầu tiên người gốc Mỹ châu La tinh này đã cầu nguyện trong một thời gian ngắn tại một giáo đường ở Rome có tên Đại Giáo dường Thánh nữ Maria Maggiore.
Xế ngày hôm nay, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ riêng tại Nhà nguyện Sistine với các vị hồng y đã bầu chọn ngài ngày hôm qua.
Ðức Giáo hoàng Phanxicô dự định gặp gỡ người tiền nhiệm, Đức Giáo hoàng Benedicto 16, người đã từ chức hồi tháng trước trước và đang ở tại nhà nghỉ mát của giáo hoàng ở ngoại ô thành phố Rome. Đức Giáo hoàng Benedicto 16 giờ đây được gọi là Giáo hoàng Danh dự.
Ðức Giáo hoàng Phanxicô, cựu Hồng y Jorge Bergoglio của Argentina, là linh mục dòng Tên đầu tiên được chọn làm Giáo hoàng và là Giáo hoàng đầu tiên lấy tên Phanxicô.
Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đã gởi điện mừng cho vị tân Giáo hoàng sẽ chính thức đăng quang vào thứ ba tuần sau.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tán dương việc lựa chọn vị giáo hoàng đầu tiên người gốc Mỹ châu. Ông nói rằng điều này nói lên sức mạnh và sức sống của khu vực mà ông nói là “ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn tới thế giới chúng ta”.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, người theo đạo Công giáo, sẽ hướng dẫn phái đoàn Mỹ đến dự thánh lễ nhậm chức tại Tòa thánh Vatican vào thứ ba.
Khoảng 40% của 1 tỉ 200 triệu tín đồ Công giáo trên thế giới sinh sống ở Mỹ châu La tinh, trong đó Brazil và Mexico là hai nước có đông tín đồ Công giáo nhất.
Ðức Giáo hoàng Phanxicô, giống như vị thánh mà tên Ngài đã chọn, được biết tiếng về lòng khiêm cung và sự tận tụy với công tác xã hội.
Ngài cũng bị chỉ trích vì lập trường cứng rắn chống lại hôn nhân đồng tính và phá thai, và vì Ngài đã không lên tiếng chỉ trích những hành vi tàn ác của chính quyền quân nhân Argentina từ năm 1976 đến năm 1983.
Ông Joe Torres, Giám đốc văn phòng của website Tin tức Công giáo Á châu, bày tỏ hy vọng Giáo hoàng Phanxicô sẽ nhận biết rõ những vấn đề quan trọng đối với người dân ở Châu Á.
Ông Torres nói rằng hầu hết tín đồ Công giáo Á Châu hy vọng tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe trong việc điều hành giáo hội vì có nhiều vấn đề ở Á châu.
Họ muốn giáo hội có tiếng nói mạnh mẽ hơn về các vấn đề bình đẳng, nhân quyền và nạn bất công đang diễn ra ở một số nơi tại Á Châu.
Vị Giáo hoàng đầu tiên người gốc Mỹ châu La tinh này đã cầu nguyện trong một thời gian ngắn tại một giáo đường ở Rome có tên Đại Giáo dường Thánh nữ Maria Maggiore.
Xế ngày hôm nay, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ riêng tại Nhà nguyện Sistine với các vị hồng y đã bầu chọn ngài ngày hôm qua.
Ðức Giáo hoàng Phanxicô dự định gặp gỡ người tiền nhiệm, Đức Giáo hoàng Benedicto 16, người đã từ chức hồi tháng trước trước và đang ở tại nhà nghỉ mát của giáo hoàng ở ngoại ô thành phố Rome. Đức Giáo hoàng Benedicto 16 giờ đây được gọi là Giáo hoàng Danh dự.
Ðức Giáo hoàng Phanxicô, cựu Hồng y Jorge Bergoglio của Argentina, là linh mục dòng Tên đầu tiên được chọn làm Giáo hoàng và là Giáo hoàng đầu tiên lấy tên Phanxicô.
Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đã gởi điện mừng cho vị tân Giáo hoàng sẽ chính thức đăng quang vào thứ ba tuần sau.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tán dương việc lựa chọn vị giáo hoàng đầu tiên người gốc Mỹ châu. Ông nói rằng điều này nói lên sức mạnh và sức sống của khu vực mà ông nói là “ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn tới thế giới chúng ta”.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, người theo đạo Công giáo, sẽ hướng dẫn phái đoàn Mỹ đến dự thánh lễ nhậm chức tại Tòa thánh Vatican vào thứ ba.
Ðức Giáo hoàng Phanxicô, giống như vị thánh mà tên Ngài đã chọn, được biết tiếng về lòng khiêm cung và sự tận tụy với công tác xã hội.
Ngài cũng bị chỉ trích vì lập trường cứng rắn chống lại hôn nhân đồng tính và phá thai, và vì Ngài đã không lên tiếng chỉ trích những hành vi tàn ác của chính quyền quân nhân Argentina từ năm 1976 đến năm 1983.
Ông Joe Torres, Giám đốc văn phòng của website Tin tức Công giáo Á châu, bày tỏ hy vọng Giáo hoàng Phanxicô sẽ nhận biết rõ những vấn đề quan trọng đối với người dân ở Châu Á.
Ông Torres nói rằng hầu hết tín đồ Công giáo Á Châu hy vọng tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe trong việc điều hành giáo hội vì có nhiều vấn đề ở Á châu.
Họ muốn giáo hội có tiếng nói mạnh mẽ hơn về các vấn đề bình đẳng, nhân quyền và nạn bất công đang diễn ra ở một số nơi tại Á Châu.