Ông Tập Cận Bình trong tuần này thực hiện chuyến đi nước ngoài đầu tiên với tư cách Chủ tịch Trung Quốc. Một trong những chặng dừng chân quan trọng của ông là hội nghị thượng đỉnh tại Nam Phi giữa năm nước mới trỗi dậy lớn nhất, thường gọi là nhóm BRICS. Chuyến đi chẳng những nói lên ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Phi mà còn nói lên ý định của Trung Quốc muốn đóng một vai trò lớn hơn trong nển kinh tế toàn cầu.
Đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi tiếp tục gia tăng, chỉ riêng năm ngoái lên gần 20 tỉ đôla, và hàng trăm ngàn người châu Phi đang đến lao động tại Trung Quốc.
Nhà phân tích chính trị Đường Hiểu Dương của trường đại học Thanh Hoa cho rằng, trước những quan hệ thương mại và đầu tư ngày càng phát triển tại châu Phi, việc nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đến với các nước đang phát triển là chuyện hợp lý. Ông nói tiếp:
“Chuyến đi của ông Tập Cận Bình đánh ra một tín hiệu rõ ràng cho thấy ông sẽ tiếp tục chính sách hợp tác với các nước đang phát triển, và cho thấy Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất thế giới, thay vì là một nước đã phát triển.”
Nhà phân tích này còn nói rằng tiếp cận thêm với châu Phi chẳng những có lợi cho các nước đang phát triển mà còn có lợi cho các nước trong nhóm BRICS, gồm có Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi:
“Các công nghiệp cần nhiều sức lao động đang thu hẹp lại ở Trung Quốc, một số công nghiệp được di chuyển sang các nước Đông Nam Á nhưng một số công nghiệp khác lại di chuyển sang châu Phi, bởi vì ở đó có chi phí lao động rất thấp. Các nước châu Phi có lợi thế là họ có thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ không bị quota. Rất nhiều công ty Trung Quốc đang nắm bắt cơ hội đó.”
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi, người ta trông đợi các nước trong nhóm BRICS sẽ tiến đến việc thành lập một ngân hàng riêng của nhóm. Ngân hàng này sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng tại những nơi giống như châu Phi và tạo một mạng lưới hỗ trợ cho các nước trong nhóm BRICS.
Nhà kinh tế Dịch Hiến Dong của Trung Quốc có nhận xét về ngân hàng này:
“Mục đích của ngân hàng là kết hợp kinh nghiệm và nguồn lực của tất cả 5 nước thành viên để tạo thành một sức mạnh tổng hợp có thể cạnh tranh trong cơ chế tài chính quốc tế và giúp 5 nước thành viên có tiếng nói lớn hơn.”
Nhà phân tích chính trị Đường Hiểu Dương của trường đại học Thanh Hoa cũng góp ý về ngân hàng này:
“Ngân hàng còn là một phương tiện để thay thế cho các khoản viện trợ phát triển của các nước phương Tây. Các nước trong nhóm BRICS đều là những nước mới trỗi dậy và họ có những khó khăn giống nhau. Còn các nước công nghiệp hóa có những quy tắc riêng, họ nắm những tổ chức tài chính lớn, như Ngân hàng Thế giới hoặc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế.”
Mặc dù hiện nay, các nỗ lực để gây vốn cho ngân hàng này vẫn còn chậm chạp, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng một số nước thành viên trong nhóm BRICS đã cho vay hoặc đã viện trợ để phát triển cho các nước châu Phi từ nhiều năm qua, và cơ hội vẫn tiếp tục mở ra.
Đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi tiếp tục gia tăng, chỉ riêng năm ngoái lên gần 20 tỉ đôla, và hàng trăm ngàn người châu Phi đang đến lao động tại Trung Quốc.
Nhà phân tích chính trị Đường Hiểu Dương của trường đại học Thanh Hoa cho rằng, trước những quan hệ thương mại và đầu tư ngày càng phát triển tại châu Phi, việc nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đến với các nước đang phát triển là chuyện hợp lý. Ông nói tiếp:
“Chuyến đi của ông Tập Cận Bình đánh ra một tín hiệu rõ ràng cho thấy ông sẽ tiếp tục chính sách hợp tác với các nước đang phát triển, và cho thấy Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất thế giới, thay vì là một nước đã phát triển.”
Nhà phân tích này còn nói rằng tiếp cận thêm với châu Phi chẳng những có lợi cho các nước đang phát triển mà còn có lợi cho các nước trong nhóm BRICS, gồm có Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi:
“Các công nghiệp cần nhiều sức lao động đang thu hẹp lại ở Trung Quốc, một số công nghiệp được di chuyển sang các nước Đông Nam Á nhưng một số công nghiệp khác lại di chuyển sang châu Phi, bởi vì ở đó có chi phí lao động rất thấp. Các nước châu Phi có lợi thế là họ có thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ không bị quota. Rất nhiều công ty Trung Quốc đang nắm bắt cơ hội đó.”
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi, người ta trông đợi các nước trong nhóm BRICS sẽ tiến đến việc thành lập một ngân hàng riêng của nhóm. Ngân hàng này sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng tại những nơi giống như châu Phi và tạo một mạng lưới hỗ trợ cho các nước trong nhóm BRICS.
Nhà kinh tế Dịch Hiến Dong của Trung Quốc có nhận xét về ngân hàng này:
“Mục đích của ngân hàng là kết hợp kinh nghiệm và nguồn lực của tất cả 5 nước thành viên để tạo thành một sức mạnh tổng hợp có thể cạnh tranh trong cơ chế tài chính quốc tế và giúp 5 nước thành viên có tiếng nói lớn hơn.”
Nhà phân tích chính trị Đường Hiểu Dương của trường đại học Thanh Hoa cũng góp ý về ngân hàng này:
“Ngân hàng còn là một phương tiện để thay thế cho các khoản viện trợ phát triển của các nước phương Tây. Các nước trong nhóm BRICS đều là những nước mới trỗi dậy và họ có những khó khăn giống nhau. Còn các nước công nghiệp hóa có những quy tắc riêng, họ nắm những tổ chức tài chính lớn, như Ngân hàng Thế giới hoặc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế.”
Mặc dù hiện nay, các nỗ lực để gây vốn cho ngân hàng này vẫn còn chậm chạp, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng một số nước thành viên trong nhóm BRICS đã cho vay hoặc đã viện trợ để phát triển cho các nước châu Phi từ nhiều năm qua, và cơ hội vẫn tiếp tục mở ra.
Your browser doesn’t support HTML5