Vào lúc sắp diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ, có thể nói gần như chắc chắn rằng đại đa số những người đắc cử sẽ là thành viên của hai chính đảng lớn là đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa. Tại sao Hoa Kỳ lại là thể chế dân chủ lớn duy nhất không có một đảng thứ ba trên thực tế, nhất là một đảng xã hội hay đảng lao động?
Nhiều chuyên gia đồng ý rằng Hoa Kỳ tiêu biểu cho các xã hội công nghiệp hóa tiên tiến nhất, chỉ trừ mỗi một điểm là Hoa Kỳ không có một đảng xã hội lớn ở cấp quốc gia.
"Nước Mỹ rất khác những nền dân chủ phương Tây khác,” ông Gary Marks thuộc Đại học North Carolina nói. Theo ông và những học giả khác, điểm khác biệt đó chính là “Tín điều kiểu Mỹ.” Đó là những lý tưởng như quyền bình đẳng, tính cơ động xã hội, tính tự chủ và chính quyền với quyền lực hạn chế, những điều mà người Mỹ vẫn duy trì từ khi tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm 1776.
Ông Marks nói thêm: “Chúng ta vẫn hay than phiền về kích cỡ của chính phủ và tìm cách thu hẹp nó lại. Nhưng nhìn một cách tổng thể sẽ thấy chính quyền Mỹ có quyền lực vào loại thấp nhất trong thế giới phương Tây. Văn hóa Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân và chống lại nhà nước. Điển hình là chính phủ đóng vai trò rất nhỏ bé trong xã hội Mỹ so với các xã hội phương Tây.”
Với mỗi một làn sóng người nhập cư mới, người dân từ khắp nơi trên thế giới đón nhận những giá trị phổ biến của nước Mỹ mà học giả đồng tình rằng không phù hợp với tư tưởng chủ nghĩa xã hội truyền thống.
Thành quả bước đầu và thách thức nội tại
Trước khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bùng nổ, chính điều kiện lao động và sinh sống tồi tệ trong những đô thị ở Mỹ đã mở đường cho chủ nghĩa xã hội. Năm 1912, ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Xã hội Eugene Debs giành 6% trong cuộc phổ thông đầu phiếu. Hàng trăm thành viên Đảng Xã hội cũng đắc cử vào những vị trí trong chính quyền thành phố trên khắp nước Mỹ. Nhưng Đảng Xã hội cũng có những vấn đề riêng.
Ông Gary Marks cho biết: "Vì là đảng nhỏ nên Đảng Xã hội không có nhiều điều để hứa hẹn với cử tri. Điều mà họ có thể mang lại chỉ đơn thuần là một hệ tư tưởng, một tia sáng dẫn đường đến một xã hội khác. Nhưng các công đoàn mới bắt nguồn từ chính thực trạng của người lao động.”
Không như Đảng xã hội vốn hướng đến một xã hội không tưởng và ngờ vực những đảng phái chính trị lớn của Mỹ, công đoàn nhìn chung làm việc với cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa để mang lại lương cao hơn và mức sống tốt hơn cho người lao động.
Theo ông Benjamin Ginsberg, giám đốc Trung tâm Washington nghiên cứu Chính quyền Mỹ thuộc trường đại học Johns Hopkins, công nhân quan tâm đến vấn đề kinh tế hơn là chính trị.
Ông nói: “Ở Mỹ, khi người lao động trở thành một lực lượng thì quyền bỏ phiếu của đàn ông da trắng từ lâu đã là điều không thể chối cãi, và họ không có nhu cầu tranh đấu về mặt chính trị. Công đoàn có khuynh hướng gia nhập các đảng đang tồn tại như Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa và trước đó là Đảng Whig. Vì thế mà người lao động được mở đường để đấu tranh chính trị.”
Biến động về kinh tế trong những năm 1930 khiến nhiều người theo Đảng Xã hội tin rằng thời cơ đã chín muồi để lập ra một đảng của công nhân ở Mỹ. Nhưng nhà nghiên cứu khoa học chính trị Benjamin Ginsberg nói là quá trễ.
Ông Ginsberg nói: "Trong suốt thời kỳ Đại Khủng hoảng và suy thoái kinh tế, có nhiều khả năng một đảng của giới lao động sẽ được thành lập. Nhưng với việc tổng thống Franklin Roosevelt đắc cử và liên minh với Đảng Cộng hòa để thực thi chương trình cải cách kinh tế New Deal, người lao động trở thành một lực lượng nổi bật trong hàng ngũ Đảng Dân chủ, và lãnh đạo công đoàn nhận thấy chẳng việc gì phải tự đứng ra lập đảng mới.”
Lưỡng đảng độc tôn
Công đoàn rất tích cực trong việc vận động cử tri tham gia bỏ phiếu trong hệ thống lưỡng đảng của Mỹ. Và kể từ cuộc Đại khủng hoảng, công đoàn có tổ chức vẫn ủng hộ đảng Dân chủ, vốn bao gồm rất nhiều tiếng nói từ cánh tả trong lãnh vực hoạt động chính trị của Mỹ.
Ông Gary Marks nói Đảng Xã hội chưa bao giờ hiểu được logic của hệ thống chính trị ở Mỹ. Ông chỉ ra rằng, không như trong hệ thống đại nghị truyền thống quy định người chiến thắng phải giành đa số phiếu trong các cuộc bầu cử, tiêu biểu của nền chính trị Mỹ là người người chiến thắng chỉ cần giành nhiều phiếu hơn đối thủ.”
“Cơ bản thì điều này có nghĩa là đảng thứ ba không có cơ hội giành quyền đại diện cho cử tri ở cấp quốc gia ở Mỹ. Logic ở đây là phải cố mà liên minh với đối thủ trên càng nhiều bình diện càng tốt. Và để thực hiện được điều đó thì thông thường phải hạ tầm quan trọng của ý thức hệ xuống để lôi cuốn được càng nhiều đối tượng cử tri càng tốt.”
Kể từ sau cuộc Nội chiến, hai đảng chính trị lớn của Mỹ là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trung bình giành được khoảng 95% tổng số phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử cấp quốc gia. Xu hướng này có phần chắc sẽ không thay đổi trong nay mai.
Chừng nào nền chính trị của Mỹ vẫn còn “dị biệt” so với phương Tây thì gần như mọi học giả sẽ vẫn đồng tình rằng, một đảng xã hội đủ sức cạnh tranh với hai đảng kia sẽ chỉ mãi là hy vọng của một số ít người.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/8GXLkt50DhQ
Nhiều chuyên gia đồng ý rằng Hoa Kỳ tiêu biểu cho các xã hội công nghiệp hóa tiên tiến nhất, chỉ trừ mỗi một điểm là Hoa Kỳ không có một đảng xã hội lớn ở cấp quốc gia.
"Nước Mỹ rất khác những nền dân chủ phương Tây khác,” ông Gary Marks thuộc Đại học North Carolina nói. Theo ông và những học giả khác, điểm khác biệt đó chính là “Tín điều kiểu Mỹ.” Đó là những lý tưởng như quyền bình đẳng, tính cơ động xã hội, tính tự chủ và chính quyền với quyền lực hạn chế, những điều mà người Mỹ vẫn duy trì từ khi tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm 1776.
Ông Marks nói thêm: “Chúng ta vẫn hay than phiền về kích cỡ của chính phủ và tìm cách thu hẹp nó lại. Nhưng nhìn một cách tổng thể sẽ thấy chính quyền Mỹ có quyền lực vào loại thấp nhất trong thế giới phương Tây. Văn hóa Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân và chống lại nhà nước. Điển hình là chính phủ đóng vai trò rất nhỏ bé trong xã hội Mỹ so với các xã hội phương Tây.”
Với mỗi một làn sóng người nhập cư mới, người dân từ khắp nơi trên thế giới đón nhận những giá trị phổ biến của nước Mỹ mà học giả đồng tình rằng không phù hợp với tư tưởng chủ nghĩa xã hội truyền thống.
Thành quả bước đầu và thách thức nội tại
Trước khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bùng nổ, chính điều kiện lao động và sinh sống tồi tệ trong những đô thị ở Mỹ đã mở đường cho chủ nghĩa xã hội. Năm 1912, ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Xã hội Eugene Debs giành 6% trong cuộc phổ thông đầu phiếu. Hàng trăm thành viên Đảng Xã hội cũng đắc cử vào những vị trí trong chính quyền thành phố trên khắp nước Mỹ. Nhưng Đảng Xã hội cũng có những vấn đề riêng.
Ông Gary Marks cho biết: "Vì là đảng nhỏ nên Đảng Xã hội không có nhiều điều để hứa hẹn với cử tri. Điều mà họ có thể mang lại chỉ đơn thuần là một hệ tư tưởng, một tia sáng dẫn đường đến một xã hội khác. Nhưng các công đoàn mới bắt nguồn từ chính thực trạng của người lao động.”
Không như Đảng xã hội vốn hướng đến một xã hội không tưởng và ngờ vực những đảng phái chính trị lớn của Mỹ, công đoàn nhìn chung làm việc với cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa để mang lại lương cao hơn và mức sống tốt hơn cho người lao động.
Theo ông Benjamin Ginsberg, giám đốc Trung tâm Washington nghiên cứu Chính quyền Mỹ thuộc trường đại học Johns Hopkins, công nhân quan tâm đến vấn đề kinh tế hơn là chính trị.
Ông nói: “Ở Mỹ, khi người lao động trở thành một lực lượng thì quyền bỏ phiếu của đàn ông da trắng từ lâu đã là điều không thể chối cãi, và họ không có nhu cầu tranh đấu về mặt chính trị. Công đoàn có khuynh hướng gia nhập các đảng đang tồn tại như Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa và trước đó là Đảng Whig. Vì thế mà người lao động được mở đường để đấu tranh chính trị.”
Biến động về kinh tế trong những năm 1930 khiến nhiều người theo Đảng Xã hội tin rằng thời cơ đã chín muồi để lập ra một đảng của công nhân ở Mỹ. Nhưng nhà nghiên cứu khoa học chính trị Benjamin Ginsberg nói là quá trễ.
Ông Ginsberg nói: "Trong suốt thời kỳ Đại Khủng hoảng và suy thoái kinh tế, có nhiều khả năng một đảng của giới lao động sẽ được thành lập. Nhưng với việc tổng thống Franklin Roosevelt đắc cử và liên minh với Đảng Cộng hòa để thực thi chương trình cải cách kinh tế New Deal, người lao động trở thành một lực lượng nổi bật trong hàng ngũ Đảng Dân chủ, và lãnh đạo công đoàn nhận thấy chẳng việc gì phải tự đứng ra lập đảng mới.”
Lưỡng đảng độc tôn
Công đoàn rất tích cực trong việc vận động cử tri tham gia bỏ phiếu trong hệ thống lưỡng đảng của Mỹ. Và kể từ cuộc Đại khủng hoảng, công đoàn có tổ chức vẫn ủng hộ đảng Dân chủ, vốn bao gồm rất nhiều tiếng nói từ cánh tả trong lãnh vực hoạt động chính trị của Mỹ.
Ông Gary Marks nói Đảng Xã hội chưa bao giờ hiểu được logic của hệ thống chính trị ở Mỹ. Ông chỉ ra rằng, không như trong hệ thống đại nghị truyền thống quy định người chiến thắng phải giành đa số phiếu trong các cuộc bầu cử, tiêu biểu của nền chính trị Mỹ là người người chiến thắng chỉ cần giành nhiều phiếu hơn đối thủ.”
“Cơ bản thì điều này có nghĩa là đảng thứ ba không có cơ hội giành quyền đại diện cho cử tri ở cấp quốc gia ở Mỹ. Logic ở đây là phải cố mà liên minh với đối thủ trên càng nhiều bình diện càng tốt. Và để thực hiện được điều đó thì thông thường phải hạ tầm quan trọng của ý thức hệ xuống để lôi cuốn được càng nhiều đối tượng cử tri càng tốt.”
Kể từ sau cuộc Nội chiến, hai đảng chính trị lớn của Mỹ là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trung bình giành được khoảng 95% tổng số phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử cấp quốc gia. Xu hướng này có phần chắc sẽ không thay đổi trong nay mai.
Chừng nào nền chính trị của Mỹ vẫn còn “dị biệt” so với phương Tây thì gần như mọi học giả sẽ vẫn đồng tình rằng, một đảng xã hội đủ sức cạnh tranh với hai đảng kia sẽ chỉ mãi là hy vọng của một số ít người.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/8GXLkt50DhQ