Syria cho biết sẵn sàng hành động theo yêu cầu của LHQ về việc sơ tán dân thường khỏi thành phố nổi dậy ở miền trung là Homs.
Các lực lượng chính phủ đã oanh kích nơi này kể từ hồi đầu tháng Sáu nhằm dẹp tan cuộc nổi dậy chống chính phủ kéo dài 15 tháng qua.
Bộ Ngoại giao Syria hôm nay cho biết đã liên hệ với các quan sát viên LHQ tại nước này cũng như giới hữu trách địa phương để sắp xếp việc sơ tán người dân khỏi Homs, nơi các nhà hoạt động đối lập ước tính 1 nghìn gia đình đã bị kẹt ở đó.
Nhưng chính phủ Syria nói rằng nỗ lực của các quan sát viên thất bại vì sự cản trở của các nhóm khủng bố vũ trang – tên gọi mà họ dùng để ám chỉ lực lượng nổi dậy.
Thông cáo của Syria cũng cáo buộc lực lượng nổi dậy dùng thường dân ở Homs làm bia đỡ đạn.
Trưởng phái đoàn quan sát viên LHQ Robert Mood trước đó đã kêu gọi chính phủ Syria và các lực lượng nổi dậy cho phép phụ nữ, trẻ em và người bị thương rời Homs và các vùng xung đột khác.
Tổ chức Đài quan sát nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết hàng chục người bị thương đã bị kẹt ở Homs và các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng nổi dậy mà không có thuốc men hay bác sĩ.
Vị tướng người Na Uy dự kiến sẽ xuất hiện tại Hội đồng Bảo an LHQ ở New York xế ngày hôm nay để thông báo cho các thành viên tình hình của phái đoàn quan sát viên 300 người.
Ông Mood đã ngưng hoạt động của phái đoàn này hôm thứ Bảy do lo ngại tình trạng bạo lực leo thang ở Syria.
Đại sứ Anh tại LHQ hôm qua nói rằng nhiều thành viên hội đồng sẽ yêu cầu Tướng Mood nói lên quan điểm của ông về triển vọng đạt được kết quả đề ra đối với phái đoàn trong bối cảnh xung đột như vậy.
Trong những tuần qua, các quan sát viên phi vũ trang đã phải đối mặt với một số vụ nổ súng và đánh bom, gây thiệt hại cho xe cộ của LHQ nhưng không gây thương tích cho nhân viên LHQ.
Hồi tháng Tư, Hội đồng Bảo an LHQ đã đạt thỏa thuận triển khai phái đoàn tới Syria để giám sát việc chính phủ và phe nổi dậy nước này tuân thủ thỏa thuận ngưng bắn do LHQ hậu thuẫn, nhưng lệnh này chưa khi nào tỏ ra có hiệu quả. Sứ mạng 90 ngày của các quan sát viên sẽ kết thúc vào ngày 20/7.
Đại sứ Anh nói rằng ông không loại trừ khả năng chấm dứt sứ mạng của phái đoàn quan sát viên trước thời điểm đó.
Các lực lượng chính phủ đã oanh kích nơi này kể từ hồi đầu tháng Sáu nhằm dẹp tan cuộc nổi dậy chống chính phủ kéo dài 15 tháng qua.
Bộ Ngoại giao Syria hôm nay cho biết đã liên hệ với các quan sát viên LHQ tại nước này cũng như giới hữu trách địa phương để sắp xếp việc sơ tán người dân khỏi Homs, nơi các nhà hoạt động đối lập ước tính 1 nghìn gia đình đã bị kẹt ở đó.
Nhưng chính phủ Syria nói rằng nỗ lực của các quan sát viên thất bại vì sự cản trở của các nhóm khủng bố vũ trang – tên gọi mà họ dùng để ám chỉ lực lượng nổi dậy.
Thông cáo của Syria cũng cáo buộc lực lượng nổi dậy dùng thường dân ở Homs làm bia đỡ đạn.
Trưởng phái đoàn quan sát viên LHQ Robert Mood trước đó đã kêu gọi chính phủ Syria và các lực lượng nổi dậy cho phép phụ nữ, trẻ em và người bị thương rời Homs và các vùng xung đột khác.
Tổ chức Đài quan sát nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết hàng chục người bị thương đã bị kẹt ở Homs và các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng nổi dậy mà không có thuốc men hay bác sĩ.
Vị tướng người Na Uy dự kiến sẽ xuất hiện tại Hội đồng Bảo an LHQ ở New York xế ngày hôm nay để thông báo cho các thành viên tình hình của phái đoàn quan sát viên 300 người.
Ông Mood đã ngưng hoạt động của phái đoàn này hôm thứ Bảy do lo ngại tình trạng bạo lực leo thang ở Syria.
Đại sứ Anh tại LHQ hôm qua nói rằng nhiều thành viên hội đồng sẽ yêu cầu Tướng Mood nói lên quan điểm của ông về triển vọng đạt được kết quả đề ra đối với phái đoàn trong bối cảnh xung đột như vậy.
Trong những tuần qua, các quan sát viên phi vũ trang đã phải đối mặt với một số vụ nổ súng và đánh bom, gây thiệt hại cho xe cộ của LHQ nhưng không gây thương tích cho nhân viên LHQ.
Hồi tháng Tư, Hội đồng Bảo an LHQ đã đạt thỏa thuận triển khai phái đoàn tới Syria để giám sát việc chính phủ và phe nổi dậy nước này tuân thủ thỏa thuận ngưng bắn do LHQ hậu thuẫn, nhưng lệnh này chưa khi nào tỏ ra có hiệu quả. Sứ mạng 90 ngày của các quan sát viên sẽ kết thúc vào ngày 20/7.
Đại sứ Anh nói rằng ông không loại trừ khả năng chấm dứt sứ mạng của phái đoàn quan sát viên trước thời điểm đó.