Stanford thử vaccine ung thư trên người sau thành công với chuột

Đại học Stanford ở bang California, Mỹ

Một loại vaccine ung thư thành công đến 97% trong việc loại bỏ khối u ở chuột giờ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là thử nghiệm trên người, và trung tâm làm ra vaccine này thuộc Đại học Stanford hiện đang tìm kiếm tình nguyện viên.

Dù không hẳn là một loại vaccine theo định nghĩa thông thường có thể mang lại khả năng miễn dịch lâu dài trong cơ thể, song nó áp dụng việc tiêm giống như vaccine để tiêm hai chất kích thích miễn dịch, chúng kích hoạt các tế bào T của hệ miễn dịch để loại bỏ các khối u trên khắp cơ thể.

Vaccine này đã được phát triển như là một phần của liệu pháp miễn dịch dùng hệ miễn dịch của cơ thể để tấn công các khối u và chống lại ung thư.

Ông Ronald Levy, giáo sư nghiên cứu ung thư tại Stanford và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Đây mới là giai đoạn đầu và chúng tôi vẫn nghiên cứu về tính an toàn cũng như tìm cách làm cho nó tốt nhất có thể được”.

Ông nói thêm: "Làm cho hệ miễn dịch chống lại ung thư là một trong những tiến triển gần đây nhất trong lĩnh vực nghiên cứu ung thư”.

Việc điều trị sẽ gồm một lần xạ trị liều lượng thấp cộng với hai lượt tiêm tác nhân kích thích, và không có hóa trị.

Tuy nhiên, nó không bao giờ có tác dụng với mọi loại ung thư và do đó đội ngũ của Stanford đang tìm kiếm những người bị ung thư hạch bạch huyết cấp độ thấp. Họ cần khoảng 35 đối tượng để thử nghiệm lâm sàng ở người.

Theo các nhà nghiên cứu, sau khi thử nghiệm trên người, họ sẽ xin Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp giấy phép và quá trình này có thể mất một hoặc hai năm.

(IBTimes, Daily Mail)