Số người chết trong vụ sập những xưởng may ở Bangladesh hồi tuần trước giờ đã vượt hơn 600 người, và dự kiến sẽ còn tăng cao hơn. Thảm họa này đang hướng sự chú ý đến những vấn nạn chung của xưởng may ở các nước đang phát triển.
Vụ sập nhà xảy ra chỉ 5 tháng sau một vụ hỏa hoạn lớn khiến hơn 100 người thiệt mạng tại một xưởng may ở Bangladesh.
Ông John Sifton, giám đốc đặc trách Châu Á thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho biết, chủ xưởng và chính phủ phải đảm bảo an toàn tại những cơ sở sản xuất.
Ông tin rằng điều kiện làm việc cũng sẽ được cải thiện nếu công nhân may mặc được lập công đoàn và có thể khởi kiện vì thương tích:
"Ðiều kiện lao động của Bangladesh rất có vấn đề. Và một phần lý do mà công nhân phải làm việc cật lực để làm ra sản phẩm chất lượng tốt cho kịp thời hạn là bởi vì họ không có quyền gì hết."
Bà Pietra Rivoli, giáo sư ngành kinh doanh thuộc Đại học Georgetown ở Washington, nói rằng cần phải có luật để thay đổi điều kiện lao động ở Bangladesh, và các công ty bán lẻ của Mỹ cũng phải gây áp lực:
"Khi các xưởng may thấy rõ rằng họ sẽ không nhận được đơn đặt hàng nếu không tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu, thì lúc đó họ mới chú ý tới."
Sau Trung Quốc, Bangladesh là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới. Ông Sifton nói Bangladesh trả cho 3,5 triệu công nhân may mặc nước họ mức lương thấp nhất thế giới:
"Họ xuất thân từ thành phần kinh tế-xã hội thấp, và họ sẽ không đôi co mặc cả khi được cho mức lương mà chẳng nơi nào trên thế giới chịu nhận."
Mức lương thấp và khả năng sản xuất hàng chất lượng cao là lý do vì sao các xưởng may dịch chuyển từ nước này sang nước khác. Bà Rivoli cho biết thêm:
"Trung Quốc là lực lượng chiếm lĩnh 5, 10 năm trước, nhưng giờ tiền lương ở Trung Quốc đã tăng gấp ba, và các nhà sản xuất hàng may mặc nhận thấy sản xuất ở Trung Quốc đắt hơn nhiều. Như vậy, nếu bỗng nhiên đồng lương công nhân trở nên quá đắt đỏ thì các công ty nước ngoài sẽ có xu hướng dời nhà máy đến những nơi có chi phí thấp hơn, ví dụ như Việt Nam hoặc Bangladesh. Pakistan và Ấn Độ là những ví dụ khác."
Vì lao động chiếm chi phí lớn nhất, các công ty Mỹ nhận thấy sử dụng các công ty thầu nước ngoài để sản xuất hàng may mặc thì có lợi hơn. Theo giáo sư Rivoli, đó là lý do tại sao các công ty may mặc của Mỹ không có xưởng may:
"Thay vào đó, họ đặt hàng thông qua một chuỗi cung ứng quốc tế rất phức tạp. Mặc dù chúng ta thấy mức chênh lệch rất lớn giữa giá bán trong cửa hàng và mức lương mà công nhân nhận được, thực tế là không bên nào trong toàn bộ quá trình này thu được nhiều tiền."
Bà Rivoli chỉ ra rằng các xưởng may thường làm bàn đạp cho quá trình phát triển công nghiệp hóa của một nước. Ví dụ, công nghiệp hóa đã diễn ra ở Anh trong những năm 1700, ở Mỹ trong những năm 1800 và ở Trung Quốc trong khoảng 10 năm trước.
Vụ sập nhà xảy ra chỉ 5 tháng sau một vụ hỏa hoạn lớn khiến hơn 100 người thiệt mạng tại một xưởng may ở Bangladesh.
Ông John Sifton, giám đốc đặc trách Châu Á thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho biết, chủ xưởng và chính phủ phải đảm bảo an toàn tại những cơ sở sản xuất.
Ông tin rằng điều kiện làm việc cũng sẽ được cải thiện nếu công nhân may mặc được lập công đoàn và có thể khởi kiện vì thương tích:
"Ðiều kiện lao động của Bangladesh rất có vấn đề. Và một phần lý do mà công nhân phải làm việc cật lực để làm ra sản phẩm chất lượng tốt cho kịp thời hạn là bởi vì họ không có quyền gì hết."
Bà Pietra Rivoli, giáo sư ngành kinh doanh thuộc Đại học Georgetown ở Washington, nói rằng cần phải có luật để thay đổi điều kiện lao động ở Bangladesh, và các công ty bán lẻ của Mỹ cũng phải gây áp lực:
"Khi các xưởng may thấy rõ rằng họ sẽ không nhận được đơn đặt hàng nếu không tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu, thì lúc đó họ mới chú ý tới."
Sau Trung Quốc, Bangladesh là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới. Ông Sifton nói Bangladesh trả cho 3,5 triệu công nhân may mặc nước họ mức lương thấp nhất thế giới:
"Họ xuất thân từ thành phần kinh tế-xã hội thấp, và họ sẽ không đôi co mặc cả khi được cho mức lương mà chẳng nơi nào trên thế giới chịu nhận."
Mức lương thấp và khả năng sản xuất hàng chất lượng cao là lý do vì sao các xưởng may dịch chuyển từ nước này sang nước khác. Bà Rivoli cho biết thêm:
"Trung Quốc là lực lượng chiếm lĩnh 5, 10 năm trước, nhưng giờ tiền lương ở Trung Quốc đã tăng gấp ba, và các nhà sản xuất hàng may mặc nhận thấy sản xuất ở Trung Quốc đắt hơn nhiều. Như vậy, nếu bỗng nhiên đồng lương công nhân trở nên quá đắt đỏ thì các công ty nước ngoài sẽ có xu hướng dời nhà máy đến những nơi có chi phí thấp hơn, ví dụ như Việt Nam hoặc Bangladesh. Pakistan và Ấn Độ là những ví dụ khác."
Vì lao động chiếm chi phí lớn nhất, các công ty Mỹ nhận thấy sử dụng các công ty thầu nước ngoài để sản xuất hàng may mặc thì có lợi hơn. Theo giáo sư Rivoli, đó là lý do tại sao các công ty may mặc của Mỹ không có xưởng may:
"Thay vào đó, họ đặt hàng thông qua một chuỗi cung ứng quốc tế rất phức tạp. Mặc dù chúng ta thấy mức chênh lệch rất lớn giữa giá bán trong cửa hàng và mức lương mà công nhân nhận được, thực tế là không bên nào trong toàn bộ quá trình này thu được nhiều tiền."
Bà Rivoli chỉ ra rằng các xưởng may thường làm bàn đạp cho quá trình phát triển công nghiệp hóa của một nước. Ví dụ, công nghiệp hóa đã diễn ra ở Anh trong những năm 1700, ở Mỹ trong những năm 1800 và ở Trung Quốc trong khoảng 10 năm trước.