Tổ tiên chung mới nhất của loài ruồi và của con người sống cách đây hơn 500 triệu năm. Nhưng các nhà khoa học nói rằng trong khi tiến hóa, cả hai sinh vật này đã phát triển các đường lối tương tự để nhận biết chuyển động chung quanh mình. Thông tín viên VOA George Putic tường thuật rằng đó là lý do các nhà khoa học tại Trường Đại Học Stanford sử dụng ruồi - trong nỗ lực tìm hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của não bộ con người.
Não bộ của con người chứa hơn 100 tỉ tế bào thần kinh hay nơ-ron trong khi não bộ của ruồi chỉ có 100 ngàn nơ-ron. Vì thế các nhà khoa học sẽ thấy dễ hơn nhiều khi nghiên cứu phản ứng của một con ruồi trước một chuyển động nó cảm nhận được.
Để làm được việc này, các nhà khoa học đã thiết kế một cái máy chạy nhỏ xíu có hình dạng một quả bóng mà một con ruồi cột vào một cái cọc có thể đụng đậy chân theo bất kỳ chiều nào.
Một màn ảnh đại vĩ tuyến cỡ nhỏ trước mặt nó chiếu những vật chuyển động, khiến con ruồi đụng đậy chân để tránh những vật này.
Ông Thomas Clandinin là Phó Giáo sư khoa sinh học thần kinh tại Trường Đại học Stanford nói:
“Bằng cách làm máy chạy di chuyển, chúng cho ta biết chúng nhìn thấy cái gì và ta có thể đo lường mối liên hệ giữa những gì chúng làm và những gì chúng nhìn thấy qua cách thức thông tin tự động này.”
Tại một nơi khác trong phòng thí nghiệm, một người tình nguyện cũng theo dõi những hình ảnh đó trong khi hoạt động não bộ của anh được ghi lại. Các nhà khoa học cho biết họ ngạc nhiên khi nhận thấy não bộ của con người và não bộ của con ruồi đều có cùng những mô thức giống nhau. Phó Giáo sư Clandinin nói:
“Những giải thuật cơ bản mà não bộ sử dụng để làm những việc rất đơn sơ về thị giác dường như rất giống nhau.”
Các nhà khoa học nói rằng giờ đây họ đang tìm cách xác định những nơ-ron nào mà con ruồi sử dụng để phản ứng chuyển động được ghi nhận – để tìm manh mối về cách thức của não bộ con người xử lý cùng một thông tin.
Mục đích cuối cùng của các khoa học gia này là phát triển các phương sách tốt hơn nhằm giúp những người bị các chứng bệnh tâm lý và thần kinh.
Não bộ của con người chứa hơn 100 tỉ tế bào thần kinh hay nơ-ron trong khi não bộ của ruồi chỉ có 100 ngàn nơ-ron. Vì thế các nhà khoa học sẽ thấy dễ hơn nhiều khi nghiên cứu phản ứng của một con ruồi trước một chuyển động nó cảm nhận được.
Để làm được việc này, các nhà khoa học đã thiết kế một cái máy chạy nhỏ xíu có hình dạng một quả bóng mà một con ruồi cột vào một cái cọc có thể đụng đậy chân theo bất kỳ chiều nào.
Một màn ảnh đại vĩ tuyến cỡ nhỏ trước mặt nó chiếu những vật chuyển động, khiến con ruồi đụng đậy chân để tránh những vật này.
Ông Thomas Clandinin là Phó Giáo sư khoa sinh học thần kinh tại Trường Đại học Stanford nói:
“Bằng cách làm máy chạy di chuyển, chúng cho ta biết chúng nhìn thấy cái gì và ta có thể đo lường mối liên hệ giữa những gì chúng làm và những gì chúng nhìn thấy qua cách thức thông tin tự động này.”
Tại một nơi khác trong phòng thí nghiệm, một người tình nguyện cũng theo dõi những hình ảnh đó trong khi hoạt động não bộ của anh được ghi lại. Các nhà khoa học cho biết họ ngạc nhiên khi nhận thấy não bộ của con người và não bộ của con ruồi đều có cùng những mô thức giống nhau. Phó Giáo sư Clandinin nói:
“Những giải thuật cơ bản mà não bộ sử dụng để làm những việc rất đơn sơ về thị giác dường như rất giống nhau.”
Các nhà khoa học nói rằng giờ đây họ đang tìm cách xác định những nơ-ron nào mà con ruồi sử dụng để phản ứng chuyển động được ghi nhận – để tìm manh mối về cách thức của não bộ con người xử lý cùng một thông tin.
Mục đích cuối cùng của các khoa học gia này là phát triển các phương sách tốt hơn nhằm giúp những người bị các chứng bệnh tâm lý và thần kinh.