Pháp có thể nhớ đến năm 2012 như một năm của quyền phụ nữ. Tổng thống tân cử Francois Hollande vừa thành lập một nội các đầu tiên mang tính cân bằng giới tính. Bà Valerie Trierweiler, nữ ký giả từng ly hôn 2 lần, và nay là bạn đường không kết hôn của ông, là “Đệ nhất Phu nhân” đầu tiên không chính thức kết hôn với nguyên thủ quốc gia. Và hồi đầu năm, chính phủ đã loại bỏ danh xưng “Mademoiselle”, hay là “cô”, thường được dùng để chỉ một phụ nữ chưa kết hôn – và nay trong những văn kiện, tài liệu chính thức, người ta chỉ dùng từ “Madame,” tức là “Bà”. Tuy nhiên, những thay đổi này có phải sẽ chỉ mang tính tượng trưng?
Giữa những tiếng líu lo của các em bé, phần dễ dàng trong ngày của bà Olivia Cattan chấm dứt vào giờ ăn trưa, khi bà xong công việc trợ giáo tại trường mẫu giáo và bắt đầu việc làm thứ hai, với tư cách một ký giả và người sáng lập tổ chức tranh đấu cho nữ quyền, mang tên là “Tiếng nói Phụ nữ”, hoặc “Lời Phụ nữ.”
Chính bà Cattan đã là cố vấn của Tổng thống Francois Hollande về các vấn đề liên quan đến phụ nữ trong cuộc vận động tranh cử của ông.
Trong tư cách lãnh đạo mới của nước Pháp, dường như ông Hollande đã hành động theo lời khuyên của bà Cattan. Nội các của ông qui tụ số nam nữ bộ trưởng ngang nhau. Nội các này còn có thêm một bộ, đó là Bộ Nữ Quyền, với người đứng đầu là bà Najat Vallaud Belkacem, 34 tuổi, cũng là phát ngôn viên của chính phủ.
Bà Cattan nói những cử chỉ đầu tiên của ông Hollande thật là tuyệt vời. Bà cho rằng chính phủ cân bằng nam nữ của ông đã mở ra một trang mới cho nữ quyền tại Pháp.
Ngoài ra, nước Pháp còn có “tân đệ nhất phu nhân không cưới” đầu tiên, đó là nữ ký giả Valerie Trierweiler, cũng là cố vấn quan trọng của Tổng thống trong thời gian tranh cử.
Bà Cattan nói rằng sự chung sống giữa Tổng thống Pháp và phụ nữ đi chung đường đời với ông đã chứng minh rằng hôn nhân không phải là 1 điều cần thiết. Phụ nữ Pháp có quyền lựa chọn lối sống họ muốn.
Tại Pháp, các vấn đề phụ nữ đã thu hút sự chú ý vì những lý do khác, đáng kể là những cáo buộc tình dục đã làm ông Dominique Strauss-Kahn, cựu giám đốc Quĩ Tiền Tệ Quốc tế IMF thân bại danh liệt.
Theo bà Anne Boring, giáo sư môn kinh tế và về các quyền các nhóm thiểu số, những vụ tai tiếng của ông Strauss-Kahn đã lên tới mức độ là tiếng chuông cảnh tỉnh. Bà nói:
“Tôi thật sự cho là vụ ông Strauss-Kahn đã tác động mạnh lên xã hội Pháp. Bây giờ phụ nữ đã mạnh dạn hơn khi nói ra điều gì đã xảy ra cho họ hoặc tố giác những hành vi bạo động nhắm vào họ.”
Về ý kiến dân chúng trên đường phố Paris, các doanh gia, chẳng hạn như ông Olivier Bambois, 40 tuổi, có vẻ vui mừng về khẳng định mới của phụ nữ trong chính trường.
Ông Bambois nói không phân biệt nam và nữ giới trong lực lượng lao động và trong chính trường là điều hay, bởi vì điều quan trọng là khả năng của họ.
Bà Nadia Vonderheyden, giám đốc rạp hát, cũng ca ngợi những thay đổi mới, kể cả việc bỏ sử dụng từ “Mademoiselle”, hay là “Cô” trong giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của chính phủ Pháp.
Bà Vonderheyden nói, vậy là bây giờ, chính phủ đã bắt đầu phản ánh thực tại của xã hội Pháp.
Nhưng theo giáo sư Boring, nữ giới Pháp vẫn còn cả một con đường dài trước mặt phải vượt qua:
“Pháp là 1 quốc gia nơi phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và lương của nữ nhân viên thấp hơn nhiều so với lương nam nhân viên cùng tiêu chuẩn chất lượng. Và phụ nữ có xu hướng giảm bớt tiến độ trong nghề nghiệp nhiều hơn nam giới.”
Bà nói thêm, chỉ thời gian mới có thể chứng minh xem các bước đầu tiên nhằm thăng tiến nữ quyền của ông Hollande có hiệu quả hay không:
“Một trong những tiêu chí hướng dẫn là, liệu Tổng thống có thể thực sự duy trì cân bằng nam nữ trong chính phủ hay không? Và các nữ Bộ trưởng mới bổ nhiệm có đủ khả năng đảm trách nhiệm vụ to lớn của họ không? Bởi vì họ phải chứng tỏ khả năng của họ không thua gì nam giới. Và rằng họ hoàn toàn thích hợp với công việc của họ.”
Về phần Cattan, bà cũng nói sẽ quan sát chặt chẽ xem tân Tổng thống Pháp có giữ được lời hứa thăng tiến bình đẳng nam nữ hay không.
Chính bà Cattan đã là cố vấn của Tổng thống Francois Hollande về các vấn đề liên quan đến phụ nữ trong cuộc vận động tranh cử của ông.
Trong tư cách lãnh đạo mới của nước Pháp, dường như ông Hollande đã hành động theo lời khuyên của bà Cattan. Nội các của ông qui tụ số nam nữ bộ trưởng ngang nhau. Nội các này còn có thêm một bộ, đó là Bộ Nữ Quyền, với người đứng đầu là bà Najat Vallaud Belkacem, 34 tuổi, cũng là phát ngôn viên của chính phủ.
Bà Cattan nói những cử chỉ đầu tiên của ông Hollande thật là tuyệt vời. Bà cho rằng chính phủ cân bằng nam nữ của ông đã mở ra một trang mới cho nữ quyền tại Pháp.
Ngoài ra, nước Pháp còn có “tân đệ nhất phu nhân không cưới” đầu tiên, đó là nữ ký giả Valerie Trierweiler, cũng là cố vấn quan trọng của Tổng thống trong thời gian tranh cử.
Bà Cattan nói rằng sự chung sống giữa Tổng thống Pháp và phụ nữ đi chung đường đời với ông đã chứng minh rằng hôn nhân không phải là 1 điều cần thiết. Phụ nữ Pháp có quyền lựa chọn lối sống họ muốn.
Tại Pháp, các vấn đề phụ nữ đã thu hút sự chú ý vì những lý do khác, đáng kể là những cáo buộc tình dục đã làm ông Dominique Strauss-Kahn, cựu giám đốc Quĩ Tiền Tệ Quốc tế IMF thân bại danh liệt.
Theo bà Anne Boring, giáo sư môn kinh tế và về các quyền các nhóm thiểu số, những vụ tai tiếng của ông Strauss-Kahn đã lên tới mức độ là tiếng chuông cảnh tỉnh. Bà nói:
“Tôi thật sự cho là vụ ông Strauss-Kahn đã tác động mạnh lên xã hội Pháp. Bây giờ phụ nữ đã mạnh dạn hơn khi nói ra điều gì đã xảy ra cho họ hoặc tố giác những hành vi bạo động nhắm vào họ.”
Về ý kiến dân chúng trên đường phố Paris, các doanh gia, chẳng hạn như ông Olivier Bambois, 40 tuổi, có vẻ vui mừng về khẳng định mới của phụ nữ trong chính trường.
Ông Bambois nói không phân biệt nam và nữ giới trong lực lượng lao động và trong chính trường là điều hay, bởi vì điều quan trọng là khả năng của họ.
Bà Nadia Vonderheyden, giám đốc rạp hát, cũng ca ngợi những thay đổi mới, kể cả việc bỏ sử dụng từ “Mademoiselle”, hay là “Cô” trong giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của chính phủ Pháp.
Bà Vonderheyden nói, vậy là bây giờ, chính phủ đã bắt đầu phản ánh thực tại của xã hội Pháp.
Nhưng theo giáo sư Boring, nữ giới Pháp vẫn còn cả một con đường dài trước mặt phải vượt qua:
“Pháp là 1 quốc gia nơi phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và lương của nữ nhân viên thấp hơn nhiều so với lương nam nhân viên cùng tiêu chuẩn chất lượng. Và phụ nữ có xu hướng giảm bớt tiến độ trong nghề nghiệp nhiều hơn nam giới.”
Bà nói thêm, chỉ thời gian mới có thể chứng minh xem các bước đầu tiên nhằm thăng tiến nữ quyền của ông Hollande có hiệu quả hay không:
“Một trong những tiêu chí hướng dẫn là, liệu Tổng thống có thể thực sự duy trì cân bằng nam nữ trong chính phủ hay không? Và các nữ Bộ trưởng mới bổ nhiệm có đủ khả năng đảm trách nhiệm vụ to lớn của họ không? Bởi vì họ phải chứng tỏ khả năng của họ không thua gì nam giới. Và rằng họ hoàn toàn thích hợp với công việc của họ.”
Về phần Cattan, bà cũng nói sẽ quan sát chặt chẽ xem tân Tổng thống Pháp có giữ được lời hứa thăng tiến bình đẳng nam nữ hay không.