Các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Pakistan đã có nhiều thăng trầm trong những năm vừa qua. Và giờ đây, với tân chính phủ ở Islamabad, cả hai nước đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc giữ cho các mối quan hệ được ổn định. Mời quý vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Kokab Farshori.
Trong bài diễn văn đầu tiên đọc trước quốc hội Pakistan, tân Thủ tướng Nawaz Sharif cho biết ông sẽ chấm dứt những vụ không kích của máy bay không người lái của Mỹ ở Pakistan. Sau đó, tân chính phủ đã triệu một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ để phản đối một vụ không kích do máy bay không người lái thực hiện hồi gần đây.
Diễn tiến này là dấu hiệu cho thấy vấn đề máy bay không người lái sẽ là một trong các ưu tiên hàng đầu của chính phủ của ông Nawaz Sharif. Nhưng Washington nghĩ sao về việc này?
Ông Bill Milam là một nhà nghiên cứu của Trung tâm Woodrow Wilson của Đại học Princeton. Ông giữ chức Đại sứ Mỹ ở Pakistan vào năm 1999 khi chính phủ của ông Sharif bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh của quân đội. Ông cho biết như sau về ý định của Islamabad đối với vấn đề máy bay không người lái.
Ông Milam nói: "Tôi nghĩ rằng Thủ tướng Sharif không nên làm cho việc này trở thành một vấn đề lớn trong lúc ông ấy đang có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề kinh tế, vấn đề quan hệ giữa ông ấy với quân đội và nhiều vấn đề khác nữa.
Trong lúc Hoa Kỳ xem việc sử dụng máy bay không người lái là một chiến thuật có hiệu quả để loại trừ những phần tử al-Qaida và Taliban đang đặt sào huyệt trong vùng bộ tộc vô pháp luật của Pakistan, chính phủ ở Islamabad cho rằng những vụ không kích của Mỹ xâm phạm chủ quyền của nước họ."
Một số các nhà phân tích nói rằng những mối quan tâm của Pakistan không phải là không chính đáng, nhưng họ sẽ phải hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề này.
Ông Daniel Markey, một nhà phân tích của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington, cho biết như sau:
"Theo tôi thì có lẽ ông Nawaz Sharif đã lên tiếng một cách rất mạnh mẽ ở chốn công khai để phản đối những vụ không kích, nhưng đồng thời, ông ấy cũng tiến hành những cuộc thảo luận với chính phủ Mỹ về cách xử lý vấn đề này. Đây không là một vấn đề đơn giản."
Ông Markey cũng tin rằng Hoa Kỳ và Pakistan cần chú trọng nhiều hơn nữa về những cách thức nhằm vực dậy nền kinh tế của Pakistan.
Ông Markey nói: "Hoa Kỳ thật ra có thể làm tốt hơn nữa trong lãnh vực thương mại với Pakistan. Họ có thể dành cho hàng hóa của Pakistan, đặc biệt là hàng dệt may, những điều kiện thuận lợi hơn để tiến vào thị trường Mỹ. Đây là một trong những việc mang lại lợi ích thật sự cho Pakistan."
Trong những năm gần đây, các mối quan hệ giữa Pakistan và Hoa Kỳ đã bị xuống cấp vì thiếu tin tưởng lẫn nhau. Một thí dụ điển hình của sự thiếu tin tưởng này là Hoa Kỳ đã thực hiện vụ đột kích hạ sát Osama bin Laden ở Pakistan mà không hề cho giới hữu trách Pakistan hay biết. Cựu Đại sứ Milam nói rằng cả đôi bên giờ đây cần phải ra sức xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau.
Ông Milam nhận xét: "Tất cả những gì mà cả hai phía có thể làm là cởi mở, thành thật và minh bạch -- nhiều chừng nào tốt chừng đó. Chúng ta có thể hợp tác với nhau, và đó là điều quan trọng bởi vì Pakistan là một nước quan trọng đối với Hoa Kỳ trên phương diện an ninh quốc gia."
Theo các nhà phân tích, với thời hạn chót là năm 2014 để triệt thoái toàn bộ binh sĩ tác chiến ra khỏi Afghanistan, Washington sẽ cần tới sự trợ giúp của Islamabad để tiến trình này có thể được thực hiện một cách an toàn; và đồng thời, Islamabad cũng cần tới sự hỗ trợ của Washington để khắc phục những thách thức về kinh tế và năng lượng. Những sự giúp đỡ lẫn nhau như vậy đòi hỏi những ý tưởng mới từ các giới chức của cả hai chính phủ ngõ hầu các mối quan hệ song phương có thể trở nên tốt đẹp hơn.
Trong bài diễn văn đầu tiên đọc trước quốc hội Pakistan, tân Thủ tướng Nawaz Sharif cho biết ông sẽ chấm dứt những vụ không kích của máy bay không người lái của Mỹ ở Pakistan. Sau đó, tân chính phủ đã triệu một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ để phản đối một vụ không kích do máy bay không người lái thực hiện hồi gần đây.
Diễn tiến này là dấu hiệu cho thấy vấn đề máy bay không người lái sẽ là một trong các ưu tiên hàng đầu của chính phủ của ông Nawaz Sharif. Nhưng Washington nghĩ sao về việc này?
Ông Bill Milam là một nhà nghiên cứu của Trung tâm Woodrow Wilson của Đại học Princeton. Ông giữ chức Đại sứ Mỹ ở Pakistan vào năm 1999 khi chính phủ của ông Sharif bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh của quân đội. Ông cho biết như sau về ý định của Islamabad đối với vấn đề máy bay không người lái.
Ông Milam nói: "Tôi nghĩ rằng Thủ tướng Sharif không nên làm cho việc này trở thành một vấn đề lớn trong lúc ông ấy đang có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề kinh tế, vấn đề quan hệ giữa ông ấy với quân đội và nhiều vấn đề khác nữa.
Trong lúc Hoa Kỳ xem việc sử dụng máy bay không người lái là một chiến thuật có hiệu quả để loại trừ những phần tử al-Qaida và Taliban đang đặt sào huyệt trong vùng bộ tộc vô pháp luật của Pakistan, chính phủ ở Islamabad cho rằng những vụ không kích của Mỹ xâm phạm chủ quyền của nước họ."
Ông Daniel Markey, một nhà phân tích của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington, cho biết như sau:
"Theo tôi thì có lẽ ông Nawaz Sharif đã lên tiếng một cách rất mạnh mẽ ở chốn công khai để phản đối những vụ không kích, nhưng đồng thời, ông ấy cũng tiến hành những cuộc thảo luận với chính phủ Mỹ về cách xử lý vấn đề này. Đây không là một vấn đề đơn giản."
Ông Markey cũng tin rằng Hoa Kỳ và Pakistan cần chú trọng nhiều hơn nữa về những cách thức nhằm vực dậy nền kinh tế của Pakistan.
Ông Markey nói: "Hoa Kỳ thật ra có thể làm tốt hơn nữa trong lãnh vực thương mại với Pakistan. Họ có thể dành cho hàng hóa của Pakistan, đặc biệt là hàng dệt may, những điều kiện thuận lợi hơn để tiến vào thị trường Mỹ. Đây là một trong những việc mang lại lợi ích thật sự cho Pakistan."
Trong những năm gần đây, các mối quan hệ giữa Pakistan và Hoa Kỳ đã bị xuống cấp vì thiếu tin tưởng lẫn nhau. Một thí dụ điển hình của sự thiếu tin tưởng này là Hoa Kỳ đã thực hiện vụ đột kích hạ sát Osama bin Laden ở Pakistan mà không hề cho giới hữu trách Pakistan hay biết. Cựu Đại sứ Milam nói rằng cả đôi bên giờ đây cần phải ra sức xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau.
Ông Milam nhận xét: "Tất cả những gì mà cả hai phía có thể làm là cởi mở, thành thật và minh bạch -- nhiều chừng nào tốt chừng đó. Chúng ta có thể hợp tác với nhau, và đó là điều quan trọng bởi vì Pakistan là một nước quan trọng đối với Hoa Kỳ trên phương diện an ninh quốc gia."
Theo các nhà phân tích, với thời hạn chót là năm 2014 để triệt thoái toàn bộ binh sĩ tác chiến ra khỏi Afghanistan, Washington sẽ cần tới sự trợ giúp của Islamabad để tiến trình này có thể được thực hiện một cách an toàn; và đồng thời, Islamabad cũng cần tới sự hỗ trợ của Washington để khắc phục những thách thức về kinh tế và năng lượng. Những sự giúp đỡ lẫn nhau như vậy đòi hỏi những ý tưởng mới từ các giới chức của cả hai chính phủ ngõ hầu các mối quan hệ song phương có thể trở nên tốt đẹp hơn.