Hiện trạng Việt Nam sau Đại Hội lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản, sau khi lãnh đạo cao nhất nước công khai thừa nhận đã phạm sai lầm nghiêm trọng nhưng không bị kỷ luật, đã nêu bật nhu cầu phải thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực và sửa đổi Hiến Pháp.
Theo Nguyễn Hoàng Lan, một nghiên cứu sinh làm việc tại Trung tâm Dân chủ Lập hiến Đại học Indiana, thì nhu cầu đó một mặt, xuất phát từ thực tế cuộc sống, từ việc Việt Nam gia nhập cộng đồng quốc tế và cần tuân thủ các nguyên tắc pháp lý quốc tế, và mặt khác, xuất phát từ tình trạng các cơ quan công quyền, các quan chức địa phương và trung ương “lợi dụng luật pháp để hành xử tùy tiện, gây bất công xã hội, như thu hồi đất đai hay tham nhũng lạm quyền," dẫn tới nhu cầu phải sửa đổi Hiến Pháp về quyền sở hữu đất đai cũng như cơ chế kiểm soát quyền lực của nhà nước.
Cô Hoàng Lan nói: “Nhu cầu sửa đổi hiến pháp tại thời điểm này nó là nhu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền, trong đó không có ai có quyền đứng trên Hiến Pháp và pháp luật. Nhưng theo Lan thì nhu cầu sửa đổi Hiến Pháp lần này nó còn xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa hơn về chính trị. Cụ thể là bản Hiến Pháp hiện hành nó gây cản trở cho các cải cách cấp thiết. Đó là bởi vì cái nhãn quan chính trị làm nền tảng cho bản Hiến Pháp hiện nay nó không phù hợp và thậm chí, đi ngược lại nguyện vọng và nhu cầu của xã hội. Cụ thể là bản Hiến Pháp hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên mô hình dân chủ tập trung và tư tưởng chuyên chính vô sản kiểu Xô-viết Nga, trong khi đó thì xã hội Việt Nam trong thế kỷ 21 cần tự do và cần có một nền kinh tế thị trường mở, cần một hệ thống chính trị có cạnh tranh để mà có người tài lên lãnh đạo đất nước, cần có cơ chế kiểm soát quyền lực để mà tránh tham nhũng.”
Cô Hoàng Lan lưu ý rằng Hiến Pháp năm 1959 áp đặt mô hình theo kiểu Xô-viết Nga, và các bản Hiến Pháp sau này của Việt Nam tiếp tục theo mô hình đó, trong khi người dân chưa bao giờ được quyền phúc quyết bản hiến pháp, vẫn được coi như “một khế ước qua đó nhân dân thỏa thuận trao quyền cho nhà nước, và cùng lúc hạn chế quyền lực nhà nước bằng cách thiết lập các cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực, quy định các quyền cơ bản của nhân dân”. Cô Hoàng Lan nói chính vì lý do đó mà sửa đổi Hiến Pháp tại thời điểm này vô cùng quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định tính chính danh của chế độ.
Cô nói tiếp: “Nếu bản Hiến Pháp đó chưa bao giờ được nhân dân phúc quyết thì cũng có nghĩa là quyền lực của nhà nước hiện nay chưa bao giờ được sự chuẩn thuận của nhân dân. Thì nói lần sửa đổi Hiến Pháp lần này sẽ sửa những gì, sửa như thế nào, và có được nhân dân phúc quyết hay không, thì nó sẽ quyết định cái tính chính danh.”
Vậy đâu là những vấn đề gây nhiều bức xúc, cần phải sửa đổi cấp bách nhất? Trả lời câu hỏi này, cô Lan cho biết:
“Theo suy nghĩ của Lan cũng như là qua sự quan sát các cuộc thảo luận ở trong nước thì cần phải thiết lập cơ chế tam quyền phân lập giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp và tòa án, cần phân định quyền lực rõ ràng giữa trung ương và địa phương, cần có một hệ thống tòa án độc lập để đảng cầm quyền không thể can thiệp vào ngành tòa án. Ngoài ra thì người ta cũng đang nói đến khả năng Đảng Cộng Sản phải tách ra khỏi nhà nước để trở thành một thành phần bình đẳng với các thành phần khác trong đời sống chính trị xã hội, chứ Đảng Cộng Sản không thể tiếp tục là một cái bộ máy chuyên quyền, đứng trên pháp luật, đứng trên cả nhân dân.”
Nhưng làm thế nào để thực hiện tam quyền phân lập trong khi quyền lực tập trung trong tay một đảng, hay một nhúm người trong Bộ Chính Trị?
“Câu hỏi của chị chính là cái câu trả lời... Không thể có tam quyền phân lập trong chế độ một đảng. Không thể nào có kiểm soát quyền lực khi chỉ có một đảng độc quyền chính trị. Như Lan đã nói thì vấn đề sửa đổi Hiến Pháp nó không chỉ là một vấn đề về pháp lý mà nó còn là vấn đề bản chất của chế độ chính trị, và cái nhãn quan về chính trị của đất nước. Đảng Cộng Sản thì vẫn giữ cái não trạng dân chủ tập trung, vẫn giữ chế độ độc đảng để bảo vệ cái quyền lợi kinh tế cũng như quyền lợi về chính trị của họ, nhưng mà nhân dân bây giờ người ta đang nghĩ về dân chủ rất là khác. Họ đang đòi hỏi một chế độ dân chủ với một nhà nước có quyền lực hạn chế, có cạnh tranh chính trị, không thể chỉ có một đảng. Chính cái đòi hỏi về tam quyền phân lập nó thể hiện cái đòi hỏi về kiểm soát và hạn chế quyền lực, mà hạn chế và kiểm soát quyền lực không thể thực hiện được trong một chế độ độc đảng.”
Một số sự kiện xảy trong quá khứ, như vụ Đoàn Văn Vươn, đã gây phẫn nộ cao độ trong dân chúng, đưa đến nhu cầu sửa đổi Hiến Pháp về quyền sở hữu đất đai, đi kèm theo là vấn đề bình đẳng giữa kinh tế quốc doanh và tư nhân và vấn đề bảo vệ môi trường, Ngoài ra, Hoàng Lan cũng điểm qua một nhu cầu đặc biệt quan trọng khác:
“Cần có một cơ chế thi hành hiến pháp, một tòa án Hiến Pháp hoặc là một cơ chế để mà trao quyền tài phán Hiến Pháp cho Tòa án Tối cao thay vì đặt những quyền này vào tay Quốc hội hay là Ban Thường vụ quốc hội như hiện nay.”
Một quyền khác đang được thảo luận sôi nổi cả trong nước lẫn ngoài nước là quyền được biểu tình, để người dân có thể nói lên nguyện vọng của họ về một vấn đề cá biệt nào đó. Hoàng Lan cho biết ý kiến của cô về quyền này:
“Đó dứt khoát là một quyền quan trọng cần phải nêu bật rõ ràng hơn, và đặc biệt là cần phải có một cơ chế thi hành để mà bảo vệ những cái quyền đó.”
Trong Hiến Pháp hiện hành, có những mâu thuẫn giữa lời lẽ trong văn bản tối cao của quốc gia với những thực tế chính trị hay thực tế pháp lý thực sự xảy ra. Một trong những mâu thuẫn này có liên quan tới Điều 4 Hiến Pháp, quy định quyền độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, hay nói cách khác, của 14 ủy viên trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong khi đảng trước sau vẫn tuyên bố rằng quyền làm chủ là thuộc về người dân. Hoàng Lan cho biết ý kiến về điều 4 Hiến Pháp, điều đang gây tranh luận gay gắt:
“Lan cho rằng một điều khoản như vậy nó rất là mâu thuẫn, nó đi ngược lại cái bản chất của nhà nước cộng hòa bởi vì ai cũng biết là trong một nhà nước cộng hòa thì cái chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, và người dân bầu các lãnh đạo qua các kỳ bầu cử tự do và công bằng. Cũng chính cái điều 4 này nó sẽ làm cho cái mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền ở trong Điều 2 Hiến Pháp nó sẽ khó thực hành, không trở thanøh hiện thực được tại vì chính Điều 4 Hiến Pháp nó khiến Việt Nam trở thành một nhà nước Đảng trị thay vì một nhà nước pháp trị.”
Hiến Pháp là văn kiện tối cao, chi phối toàn bộ xã hội về mọi phương diện, văn kiện này cam kết bảo vệ các quyền công dân và nhân quyền, nhưng trên thực tế nhiều người đã và đang bị sách nhiễu, đàn áp chỉ vì hành xử các quyền đã được ghi trong Hiến Pháp, thế thì dựa vào thực tế đó, nên rút tỉa bài học nào khi soạn thảo Hiến Pháp mới? Cô Hoàng Lan nói Hiến Pháp là một điều kiện cần, nhưng bên cạnh đó, còn phải có một điều kiện đủ:
“Nói Hiến Pháp là một điều kiện cần bởi vì là nếu chỉ có một đảng nắm quyền như Việt Nam hiện nay thì chẳng có cái gì ngăn chận họ chà đạp lên Hiến Pháp hay vi phạm quyền của nhân dân. Chính thực tế ở Việt Nam như ngày nay, cái thực tế mà chị vừa nói đó, nó chính là cái bằng chứng sống cho cái tình trạng đó. Thì bên cạnh cái Hiến Pháp là điều kiện cần, thì cần có một điều kiện đủ. Cái điều kiện đủ đó chính là một cơ chế chính trị mở, tự do và có cạnh tranh. Không có cách nào khác để bảo vệ Hiến Pháp, bảo vệ cái nguyện vọng của nhân dân ngoại trừ cơ chế chính trị đó. Phải có một số nguyên tắc căn bản không thể nào bị vi phạm, ví dụ như thứ nhất, phải có bầu cử tự do và công bằng để người dân có thể truất phế lãnh đạo chính trị, những người mà coi thường nhân dân và vi phạm quyền của nhân dân. Điều thứ hai là cần phải có một xã hội dân sự lành mạnh, không bị kiểm duyệt, không bị theo dõi, không bị đàn áp. Điều thứ 3 là để có hai điều mà Lan vừa nói, bầu cử tự do và một xã hội dân sự lành mạnh, thì nhất thiết là một số quyền dân sự căn bản như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, nhất thiết cần được bảo đảm.”
-----------------------------------------
Thưa quý thính giả, vừa rồi là ý kiến của Hoàng Lan, một nghiên cứu sinh đang bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật tại Đại học Indiana. Cô Hoàng Lan tốt nghiệp Cử nhân Luật, Đại học Rennes bên Pháp, có 2 bằng Thạc sĩ Luật tại Đại học Panthéon-Assas và Đại học Paris, hiện đang bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật chuyên về Hiến Pháp Dân chủ Lập hiến tại Đại học Indiana. Cô cũng là thành viên của Ban nghiên cứu pháp luật của Đảng Dân Chủ Việt Nam.
Theo Nguyễn Hoàng Lan, một nghiên cứu sinh làm việc tại Trung tâm Dân chủ Lập hiến Đại học Indiana, thì nhu cầu đó một mặt, xuất phát từ thực tế cuộc sống, từ việc Việt Nam gia nhập cộng đồng quốc tế và cần tuân thủ các nguyên tắc pháp lý quốc tế, và mặt khác, xuất phát từ tình trạng các cơ quan công quyền, các quan chức địa phương và trung ương “lợi dụng luật pháp để hành xử tùy tiện, gây bất công xã hội, như thu hồi đất đai hay tham nhũng lạm quyền," dẫn tới nhu cầu phải sửa đổi Hiến Pháp về quyền sở hữu đất đai cũng như cơ chế kiểm soát quyền lực của nhà nước.
Your browser doesn’t support HTML5
Cô Hoàng Lan nói: “Nhu cầu sửa đổi hiến pháp tại thời điểm này nó là nhu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền, trong đó không có ai có quyền đứng trên Hiến Pháp và pháp luật. Nhưng theo Lan thì nhu cầu sửa đổi Hiến Pháp lần này nó còn xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa hơn về chính trị. Cụ thể là bản Hiến Pháp hiện hành nó gây cản trở cho các cải cách cấp thiết. Đó là bởi vì cái nhãn quan chính trị làm nền tảng cho bản Hiến Pháp hiện nay nó không phù hợp và thậm chí, đi ngược lại nguyện vọng và nhu cầu của xã hội. Cụ thể là bản Hiến Pháp hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên mô hình dân chủ tập trung và tư tưởng chuyên chính vô sản kiểu Xô-viết Nga, trong khi đó thì xã hội Việt Nam trong thế kỷ 21 cần tự do và cần có một nền kinh tế thị trường mở, cần một hệ thống chính trị có cạnh tranh để mà có người tài lên lãnh đạo đất nước, cần có cơ chế kiểm soát quyền lực để mà tránh tham nhũng.”
Cô Hoàng Lan lưu ý rằng Hiến Pháp năm 1959 áp đặt mô hình theo kiểu Xô-viết Nga, và các bản Hiến Pháp sau này của Việt Nam tiếp tục theo mô hình đó, trong khi người dân chưa bao giờ được quyền phúc quyết bản hiến pháp, vẫn được coi như “một khế ước qua đó nhân dân thỏa thuận trao quyền cho nhà nước, và cùng lúc hạn chế quyền lực nhà nước bằng cách thiết lập các cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực, quy định các quyền cơ bản của nhân dân”. Cô Hoàng Lan nói chính vì lý do đó mà sửa đổi Hiến Pháp tại thời điểm này vô cùng quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định tính chính danh của chế độ.
Cô nói tiếp: “Nếu bản Hiến Pháp đó chưa bao giờ được nhân dân phúc quyết thì cũng có nghĩa là quyền lực của nhà nước hiện nay chưa bao giờ được sự chuẩn thuận của nhân dân. Thì nói lần sửa đổi Hiến Pháp lần này sẽ sửa những gì, sửa như thế nào, và có được nhân dân phúc quyết hay không, thì nó sẽ quyết định cái tính chính danh.”
Vậy đâu là những vấn đề gây nhiều bức xúc, cần phải sửa đổi cấp bách nhất? Trả lời câu hỏi này, cô Lan cho biết:
“Theo suy nghĩ của Lan cũng như là qua sự quan sát các cuộc thảo luận ở trong nước thì cần phải thiết lập cơ chế tam quyền phân lập giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp và tòa án, cần phân định quyền lực rõ ràng giữa trung ương và địa phương, cần có một hệ thống tòa án độc lập để đảng cầm quyền không thể can thiệp vào ngành tòa án. Ngoài ra thì người ta cũng đang nói đến khả năng Đảng Cộng Sản phải tách ra khỏi nhà nước để trở thành một thành phần bình đẳng với các thành phần khác trong đời sống chính trị xã hội, chứ Đảng Cộng Sản không thể tiếp tục là một cái bộ máy chuyên quyền, đứng trên pháp luật, đứng trên cả nhân dân.”
Nhưng làm thế nào để thực hiện tam quyền phân lập trong khi quyền lực tập trung trong tay một đảng, hay một nhúm người trong Bộ Chính Trị?
“Câu hỏi của chị chính là cái câu trả lời... Không thể có tam quyền phân lập trong chế độ một đảng. Không thể nào có kiểm soát quyền lực khi chỉ có một đảng độc quyền chính trị. Như Lan đã nói thì vấn đề sửa đổi Hiến Pháp nó không chỉ là một vấn đề về pháp lý mà nó còn là vấn đề bản chất của chế độ chính trị, và cái nhãn quan về chính trị của đất nước. Đảng Cộng Sản thì vẫn giữ cái não trạng dân chủ tập trung, vẫn giữ chế độ độc đảng để bảo vệ cái quyền lợi kinh tế cũng như quyền lợi về chính trị của họ, nhưng mà nhân dân bây giờ người ta đang nghĩ về dân chủ rất là khác. Họ đang đòi hỏi một chế độ dân chủ với một nhà nước có quyền lực hạn chế, có cạnh tranh chính trị, không thể chỉ có một đảng. Chính cái đòi hỏi về tam quyền phân lập nó thể hiện cái đòi hỏi về kiểm soát và hạn chế quyền lực, mà hạn chế và kiểm soát quyền lực không thể thực hiện được trong một chế độ độc đảng.”
Một số sự kiện xảy trong quá khứ, như vụ Đoàn Văn Vươn, đã gây phẫn nộ cao độ trong dân chúng, đưa đến nhu cầu sửa đổi Hiến Pháp về quyền sở hữu đất đai, đi kèm theo là vấn đề bình đẳng giữa kinh tế quốc doanh và tư nhân và vấn đề bảo vệ môi trường, Ngoài ra, Hoàng Lan cũng điểm qua một nhu cầu đặc biệt quan trọng khác:
Cần có một cơ chế thi hành Hiến Pháp, một tòa án Hiến Pháp...thay vì đặt những quyền này vào tay Quốc hội...Hoàng Lan.
“Cần có một cơ chế thi hành hiến pháp, một tòa án Hiến Pháp hoặc là một cơ chế để mà trao quyền tài phán Hiến Pháp cho Tòa án Tối cao thay vì đặt những quyền này vào tay Quốc hội hay là Ban Thường vụ quốc hội như hiện nay.”
Một quyền khác đang được thảo luận sôi nổi cả trong nước lẫn ngoài nước là quyền được biểu tình, để người dân có thể nói lên nguyện vọng của họ về một vấn đề cá biệt nào đó. Hoàng Lan cho biết ý kiến của cô về quyền này:
“Đó dứt khoát là một quyền quan trọng cần phải nêu bật rõ ràng hơn, và đặc biệt là cần phải có một cơ chế thi hành để mà bảo vệ những cái quyền đó.”
Trong Hiến Pháp hiện hành, có những mâu thuẫn giữa lời lẽ trong văn bản tối cao của quốc gia với những thực tế chính trị hay thực tế pháp lý thực sự xảy ra. Một trong những mâu thuẫn này có liên quan tới Điều 4 Hiến Pháp, quy định quyền độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, hay nói cách khác, của 14 ủy viên trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong khi đảng trước sau vẫn tuyên bố rằng quyền làm chủ là thuộc về người dân. Hoàng Lan cho biết ý kiến về điều 4 Hiến Pháp, điều đang gây tranh luận gay gắt:
“Lan cho rằng một điều khoản như vậy nó rất là mâu thuẫn, nó đi ngược lại cái bản chất của nhà nước cộng hòa bởi vì ai cũng biết là trong một nhà nước cộng hòa thì cái chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, và người dân bầu các lãnh đạo qua các kỳ bầu cử tự do và công bằng. Cũng chính cái điều 4 này nó sẽ làm cho cái mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền ở trong Điều 2 Hiến Pháp nó sẽ khó thực hành, không trở thanøh hiện thực được tại vì chính Điều 4 Hiến Pháp nó khiến Việt Nam trở thành một nhà nước Đảng trị thay vì một nhà nước pháp trị.”
Hiến Pháp là văn kiện tối cao, chi phối toàn bộ xã hội về mọi phương diện, văn kiện này cam kết bảo vệ các quyền công dân và nhân quyền, nhưng trên thực tế nhiều người đã và đang bị sách nhiễu, đàn áp chỉ vì hành xử các quyền đã được ghi trong Hiến Pháp, thế thì dựa vào thực tế đó, nên rút tỉa bài học nào khi soạn thảo Hiến Pháp mới? Cô Hoàng Lan nói Hiến Pháp là một điều kiện cần, nhưng bên cạnh đó, còn phải có một điều kiện đủ:
“Nói Hiến Pháp là một điều kiện cần bởi vì là nếu chỉ có một đảng nắm quyền như Việt Nam hiện nay thì chẳng có cái gì ngăn chận họ chà đạp lên Hiến Pháp hay vi phạm quyền của nhân dân. Chính thực tế ở Việt Nam như ngày nay, cái thực tế mà chị vừa nói đó, nó chính là cái bằng chứng sống cho cái tình trạng đó. Thì bên cạnh cái Hiến Pháp là điều kiện cần, thì cần có một điều kiện đủ. Cái điều kiện đủ đó chính là một cơ chế chính trị mở, tự do và có cạnh tranh. Không có cách nào khác để bảo vệ Hiến Pháp, bảo vệ cái nguyện vọng của nhân dân ngoại trừ cơ chế chính trị đó. Phải có một số nguyên tắc căn bản không thể nào bị vi phạm, ví dụ như thứ nhất, phải có bầu cử tự do và công bằng để người dân có thể truất phế lãnh đạo chính trị, những người mà coi thường nhân dân và vi phạm quyền của nhân dân. Điều thứ hai là cần phải có một xã hội dân sự lành mạnh, không bị kiểm duyệt, không bị theo dõi, không bị đàn áp. Điều thứ 3 là để có hai điều mà Lan vừa nói, bầu cử tự do và một xã hội dân sự lành mạnh, thì nhất thiết là một số quyền dân sự căn bản như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, nhất thiết cần được bảo đảm.”
-----------------------------------------
Thưa quý thính giả, vừa rồi là ý kiến của Hoàng Lan, một nghiên cứu sinh đang bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật tại Đại học Indiana. Cô Hoàng Lan tốt nghiệp Cử nhân Luật, Đại học Rennes bên Pháp, có 2 bằng Thạc sĩ Luật tại Đại học Panthéon-Assas và Đại học Paris, hiện đang bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật chuyên về Hiến Pháp Dân chủ Lập hiến tại Đại học Indiana. Cô cũng là thành viên của Ban nghiên cứu pháp luật của Đảng Dân Chủ Việt Nam.