Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được đề nghị khước từ luật sư bảo vệ trong phiên phúc thẩm vào thứ sáu tuần này 16/8, theo tin từ luật sư và người nhà của bị can.
Tại phiên sơ thẩm hôm 16/5 ở Long An, hai nhà hoạt động trẻ bị tuyên án tổng cộng 14 năm tù về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" vì rải truyền đơn kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, bị 6 năm tù. Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An bị 8 năm tù.
Cả hai bị cáo buộc xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng-nhà nước.
Chỉ ba ngày trước khi phiên phúc thẩm của Uyên và Kha dự kiến diễn ra, hôm 13/8, đại diện pháp lý của cả Uyên và Kha đã chính thức nhận được thư từ chối của bị can Đinh Nguyên Kha.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, cho biết:
“Tôi không nhận được trọn vẹn đơn của em Kha, nhưng tòa phúc thẩm có trích đoạn. Trong đó nội dung em Kha nói tại phiên sơ thẩm, quan điểm của luật sư có thể làm ảnh hưởng xấu đến Kha, do đó em Kha có đơn xin thôi, không nhờ luật sư. Có một đoạn ngắn gọn vậy thôi.”
Luật sư Lương nói trong cuộc thăm gặp với Phương Uyên tại trại giam hôm 6/8 vừa qua, Uyên cho biết cô cũng nhận được đề nghị tương tự từ giới hữu trách, nhưng cô chưa hồi đáp.
“Uyên có nói với tôi rằng Uyên biết là Kha đã từ chối luật sư. Riêng phần Uyên, Uyên nói đã trả lời với cán bộ là để em suy nghĩ và sẽ trả lời sau.”
Luật sư Lương nói ông không ngạc nhiên trước quyết định giờ chót của Nguyên Kha và ông hy vọng quyết định này sẽ giúp thay đổi bản án của Kha trong phiên phúc thẩm tới đây. Còn với bản án của Phương Uyên, ông cho rằng:
“Đối với trường hợp em Uyên, nếu như vậy thì tôi không có kỳ vọng hay phấn khởi về vấn đề sẽ có thay đổi án. Đó là nhận xét bằng kinh nghiệm của tôi.”
Luật sư Lương đồng ý với nhận xét của giới quan sát rằng các vụ án chính trị tại Việt Nam kết quả thường phụ thuộc vào thái độ “nhận tội” và “hợp tác” của bị can, chứ không phải dựa trên cơ sở khoa học pháp lý hay chứng cứ hành vi phạm tội.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương:
“Án về ‘xâm phạm an ninh quốc gia’ hay nói một cách phổ thông là án chính trị đương nhiên sẽ không bình thường với những vụ án khác. Cách hành xử của nhà nước và số phận pháp lý của bị cáo có nhiều mối quan hệ tác động lẫn nhau. Nó tương quan với nhau và phụ thuộc nhiều tình huống.”
Thân nhân Đinh Nguyên Kha cho rằng quyết định từ chối luật sư vào giờ chót của Kha xuất phát từ nhiều áp lực.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Nguyên Kha:
“Mình cũng không biết nó có bị áp lực gì không. Áp lực từ gia đình, áp lực từ việc anh Uy của nó (đã bị bắt). Đủ thứ hết. Tôi thấy thương nó quá. Sáng giờ tôi khóc đến lên cơn hạ áp huyết luôn. Nó một thân một mình ở trong đó, không được gặp gia đình. Lần trước nó nghe mướn luật sư, chắc nó cũng sợ gia đình tốn tiền. Trước phiên sơ thẩm 1 ngày, có gặp nó, nó biết ba mẹ ở nhà bệnh hoạn, chị thì mới ly dị không có tiền bạc.”
Về kỳ vọng trong phiên phúc thẩm sắp tới, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên nói:
“Hiện tại Uyên đang chịu một áp lực khá lớn, phải nói là rất lớn, ở bên trong. Cho nên, đối với phiên phúc thẩm này, thật sự không có kỳ vọng gì hết. Vì qua phiên sơ thẩm, tôi đã chứng kiến một phiên tòa hết sức là gây sốc. Họ nói đó là phiên tòa ‘công khai’, nhưng thực chất là kể cả bố đẻ của Uyên cũng không được vào phòng xử án, và tất cả những tình tiết diễn ra trước tòa sơ thẩm, thật sự gia đình không có hy vọng và kỳ vọng gì hết trong phiên phúc thẩm tới.”
Hiện có hai luồng dư luận dự đoán về kết quả phiên phúc thẩm của hai sinh viên chống Trung Quốc, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Nhìn vào đa số các vụ án từ trước tới nay xét xử tội danh 88 “tuyên truyền chống nhà nước” hay 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”, có người cho rằng sẽ không có thay đổi lớn ở phiên phúc thẩm của Uyên và Kha.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nói có thể sẽ có những bước biến chuyển trong các vụ án bị dư luận thế giới lưu ý như trường hợp của Uyên và Kha giữa những chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam, giữa những lời kêu gọi đặt cao điều kiện nhân quyền trong các cuộc thương lượng của Hà Nội về gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, nhất là sau chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mà qua đó nhân quyền Việt Nam cũng đã bị đích thân Tổng thống Mỹ đề cập tới.
Mẹ Phương Uyên nói cho dù kết quả phúc thẩm ra sao, gia đình bà vẫn tiếp tục theo đuổi công lý đến cùng, kháng cáo lên các cấp cao hơn.
Tại phiên điều trần về “Các mối quan hệ Việt-Mỹ” do Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức hôm 5/6 vừa qua, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao động, ông Daniel Baer, cam kết sẽ tiếp tục nêu lên trường hợp của hai nhà hoạt động Phương Uyên và Nguyên Kha cũng như thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho họ.
Phát biểu của ông Baer, người dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ sang Hà Nội đối thoại nhân quyền hôm 12/4 năm nay, được đưa ra trước yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, dân biểu Ed Royce, đòi hỏi chính phủ của Tổng thống Barack Obama phải làm sao để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại nhân quyền hằng năm với Hà Nội mang lại những tiến bộ hay kết quả cụ thể.
Ngay sau phiên sơ thẩm của Uyên và Kha hồi tháng 5, Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng các bản trái với quyền tự do ngôn luận và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam như thế này “phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói: “Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam. Chỉ có chế độ độc tài mới coi hành vi viết ra những điều không làm vừa lòng chính quyền là một tội trạng.”
Tại phiên sơ thẩm, Kha và Uyên thừa nhận hành vi của mình, nhưng không nhìn nhận vi phạm điều 88. Cả hai đều khẳng định không có mục đích chống nhà nước Việt Nam mà chỉ nhằm xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn.
Bấm vào đây để đọc bài thơ 'Ðất nước' do Phương Uyên sáng tác vào khoảng 5, 6 tháng trước khi bị bắt.
Tại phiên sơ thẩm hôm 16/5 ở Long An, hai nhà hoạt động trẻ bị tuyên án tổng cộng 14 năm tù về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" vì rải truyền đơn kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, bị 6 năm tù. Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An bị 8 năm tù.
Cả hai bị cáo buộc xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng-nhà nước.
Không biết nó có bị áp lực gì không....Tôi thấy thương nó quá...một thân một mình ở trong đó, không được gặp gia đình. Lần trước nó nghe mướn luật sư, chắc nó cũng sợ gia đình tốn tiền. Trước phiên sơ thẩm 1 ngày, có gặp nó, nó biết ba mẹ ở nhà bệnh hoạn, chị thì mới ly dị không có tiền...Mẹ của Ðinh Nguyên Kha.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, cho biết:
“Tôi không nhận được trọn vẹn đơn của em Kha, nhưng tòa phúc thẩm có trích đoạn. Trong đó nội dung em Kha nói tại phiên sơ thẩm, quan điểm của luật sư có thể làm ảnh hưởng xấu đến Kha, do đó em Kha có đơn xin thôi, không nhờ luật sư. Có một đoạn ngắn gọn vậy thôi.”
Luật sư Lương nói trong cuộc thăm gặp với Phương Uyên tại trại giam hôm 6/8 vừa qua, Uyên cho biết cô cũng nhận được đề nghị tương tự từ giới hữu trách, nhưng cô chưa hồi đáp.
“Uyên có nói với tôi rằng Uyên biết là Kha đã từ chối luật sư. Riêng phần Uyên, Uyên nói đã trả lời với cán bộ là để em suy nghĩ và sẽ trả lời sau.”
Luật sư Lương nói ông không ngạc nhiên trước quyết định giờ chót của Nguyên Kha và ông hy vọng quyết định này sẽ giúp thay đổi bản án của Kha trong phiên phúc thẩm tới đây. Còn với bản án của Phương Uyên, ông cho rằng:
“Đối với trường hợp em Uyên, nếu như vậy thì tôi không có kỳ vọng hay phấn khởi về vấn đề sẽ có thay đổi án. Đó là nhận xét bằng kinh nghiệm của tôi.”
Luật sư Nguyễn Thanh Lương:
“Án về ‘xâm phạm an ninh quốc gia’ hay nói một cách phổ thông là án chính trị đương nhiên sẽ không bình thường với những vụ án khác. Cách hành xử của nhà nước và số phận pháp lý của bị cáo có nhiều mối quan hệ tác động lẫn nhau. Nó tương quan với nhau và phụ thuộc nhiều tình huống.”
Thân nhân Đinh Nguyên Kha cho rằng quyết định từ chối luật sư vào giờ chót của Kha xuất phát từ nhiều áp lực.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Nguyên Kha:
“Mình cũng không biết nó có bị áp lực gì không. Áp lực từ gia đình, áp lực từ việc anh Uy của nó (đã bị bắt). Đủ thứ hết. Tôi thấy thương nó quá. Sáng giờ tôi khóc đến lên cơn hạ áp huyết luôn. Nó một thân một mình ở trong đó, không được gặp gia đình. Lần trước nó nghe mướn luật sư, chắc nó cũng sợ gia đình tốn tiền. Trước phiên sơ thẩm 1 ngày, có gặp nó, nó biết ba mẹ ở nhà bệnh hoạn, chị thì mới ly dị không có tiền bạc.”
Your browser doesn’t support HTML5
“Hiện tại Uyên đang chịu một áp lực khá lớn, phải nói là rất lớn, ở bên trong. Cho nên, đối với phiên phúc thẩm này, thật sự không có kỳ vọng gì hết. Vì qua phiên sơ thẩm, tôi đã chứng kiến một phiên tòa hết sức là gây sốc. Họ nói đó là phiên tòa ‘công khai’, nhưng thực chất là kể cả bố đẻ của Uyên cũng không được vào phòng xử án, và tất cả những tình tiết diễn ra trước tòa sơ thẩm, thật sự gia đình không có hy vọng và kỳ vọng gì hết trong phiên phúc thẩm tới.”
Hiện có hai luồng dư luận dự đoán về kết quả phiên phúc thẩm của hai sinh viên chống Trung Quốc, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Nói là phiên tòa ‘công khai’, nhưng thực chất là kể cả bố đẻ của Uyên cũng không được vào phòng xử án, và tất cả những tình tiết diễn ra trước tòa sơ thẩm, thật sự gia đình không có hy vọng và kỳ vọng gì hết trong phiên phúc thẩm tới...Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nói có thể sẽ có những bước biến chuyển trong các vụ án bị dư luận thế giới lưu ý như trường hợp của Uyên và Kha giữa những chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam, giữa những lời kêu gọi đặt cao điều kiện nhân quyền trong các cuộc thương lượng của Hà Nội về gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, nhất là sau chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mà qua đó nhân quyền Việt Nam cũng đã bị đích thân Tổng thống Mỹ đề cập tới.
Mẹ Phương Uyên nói cho dù kết quả phúc thẩm ra sao, gia đình bà vẫn tiếp tục theo đuổi công lý đến cùng, kháng cáo lên các cấp cao hơn.
Tại phiên điều trần về “Các mối quan hệ Việt-Mỹ” do Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức hôm 5/6 vừa qua, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao động, ông Daniel Baer, cam kết sẽ tiếp tục nêu lên trường hợp của hai nhà hoạt động Phương Uyên và Nguyên Kha cũng như thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho họ.
Phát biểu của ông Baer, người dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ sang Hà Nội đối thoại nhân quyền hôm 12/4 năm nay, được đưa ra trước yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, dân biểu Ed Royce, đòi hỏi chính phủ của Tổng thống Barack Obama phải làm sao để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại nhân quyền hằng năm với Hà Nội mang lại những tiến bộ hay kết quả cụ thể.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói: “Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam. Chỉ có chế độ độc tài mới coi hành vi viết ra những điều không làm vừa lòng chính quyền là một tội trạng.”
Tại phiên sơ thẩm, Kha và Uyên thừa nhận hành vi của mình, nhưng không nhìn nhận vi phạm điều 88. Cả hai đều khẳng định không có mục đích chống nhà nước Việt Nam mà chỉ nhằm xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn.
Bấm vào đây để đọc bài thơ 'Ðất nước' do Phương Uyên sáng tác vào khoảng 5, 6 tháng trước khi bị bắt.