Phó thủ tướng của Nhật đã rút lại tuyên bố gây tranh cãi, trong đó ông nói rằng Tokyo có thể học một bài học của nước Đức thời Đức quốc xã khi tu chính bản hiến pháp chủ hòa của Nhật.
Ông Taro Aso hôm nay nói rằng ông “cảm thấy hối tiếc” về việc phát biểu của ông “gây ra một sự hiểu lầm.”
Ông khẳng định với các nhà báo rằng ông có “một cái nhìn cực kỳ tiêu cực” về chính quyền Đức quốc xã.
Trong bài diễn văn đọc hôm thứ hai, ông Aso, người kiêm chức bộ trưởng tài chánh, nói rằng Nhật Bản có thể “học từ những chiến thuật” của Đức quốc xã, những người mà ông nói đã có thể sửa đổi hiến pháp Đức “trước khi mọi người biết tới.”
Phát biểu này gặp phải sự chỉ trích của các lân bang của Nhật và một số tổ chức nhân quyền.
Trung tâm Simon Wiesenthal, một tổ chức nhân quyền của người Do Thái, đưa ra một thông cáo nói rằng không có bài học tích cực nào từ chính quyền Đức quốc xã, là chính quyền mà họ nói “đã đưa thế giới vào vực thẳm” trong thời thế chiến thứ hai.
Nam Triều Tiên và Trung Quốc, hai nước nạn nhân của sự xâm lăng của Nhật trước thế chiến, cũng mạnh mẽ lên án phát biểu của ông Aso. Bộ ngoại giao ở Bắc Kinh nói rằng phát biểu này “đáng báo động”. Họ hối thúc Nhật Bản “suy gẫm lịch sử của mình.”
Bộ Ngoại giao ở Seoul nói rằng tuyên bố đó “rõ ràng là đã xúc phạm tình cảm của nhiều người.”
Trong khi đó, chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã tìm cách lánh xa tuyên bố của ông Aso.
Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng nội các Nhật, hôm nay nói rằng chính phủ của ông Abe chưa bao giờ có cái nhìn tích cực về chế độ Đức quốc xã.
Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe đang tìm cách sửa đổi hoặc giải thích lại bản hiến pháp chủ hòa do Hoa Kỳ soạn thảo sau thế chiến thứ hai. Hiến pháp này chỉ cho phép Nhật Bản sử dụng vũ lực khi nào lãnh thổ bị tấn công.
Kế hoạch sửa đổi hiến pháp Nhật đã làm cho Trung Quốc và Nam Triều Tiên tức giận. Bắc Kinh và Seoul cũng bày tỏ quan tâm đối với điều mà họ cho là lập trường diều hâu của ông Abe đối với những vụ tranh chấp lãnh thổ với cả hai nước.
Ngoài ra, Nam Triều Tiên và Trung Quốc cũng chỉ trích việc các giới chức Nhật Bản không ngớt đến thăm đền Yasukuni, nơi thờ phượng các liệt sĩ Nhật Bản, trong đó có một số người bị tòa kết án vì phạm tội ác chiến tranh.
Họ nói rằng những chuyến viếng thăm như vậy cho thấy Nhật Bản không thật tâm hối cải về những tội ác đã phạm trong quá khứ.
Ông Taro Aso hôm nay nói rằng ông “cảm thấy hối tiếc” về việc phát biểu của ông “gây ra một sự hiểu lầm.”
Ông khẳng định với các nhà báo rằng ông có “một cái nhìn cực kỳ tiêu cực” về chính quyền Đức quốc xã.
Trong bài diễn văn đọc hôm thứ hai, ông Aso, người kiêm chức bộ trưởng tài chánh, nói rằng Nhật Bản có thể “học từ những chiến thuật” của Đức quốc xã, những người mà ông nói đã có thể sửa đổi hiến pháp Đức “trước khi mọi người biết tới.”
Phát biểu này gặp phải sự chỉ trích của các lân bang của Nhật và một số tổ chức nhân quyền.
Trung tâm Simon Wiesenthal, một tổ chức nhân quyền của người Do Thái, đưa ra một thông cáo nói rằng không có bài học tích cực nào từ chính quyền Đức quốc xã, là chính quyền mà họ nói “đã đưa thế giới vào vực thẳm” trong thời thế chiến thứ hai.
Nam Triều Tiên và Trung Quốc, hai nước nạn nhân của sự xâm lăng của Nhật trước thế chiến, cũng mạnh mẽ lên án phát biểu của ông Aso. Bộ ngoại giao ở Bắc Kinh nói rằng phát biểu này “đáng báo động”. Họ hối thúc Nhật Bản “suy gẫm lịch sử của mình.”
Bộ Ngoại giao ở Seoul nói rằng tuyên bố đó “rõ ràng là đã xúc phạm tình cảm của nhiều người.”
Trong khi đó, chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã tìm cách lánh xa tuyên bố của ông Aso.
Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng nội các Nhật, hôm nay nói rằng chính phủ của ông Abe chưa bao giờ có cái nhìn tích cực về chế độ Đức quốc xã.
Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe đang tìm cách sửa đổi hoặc giải thích lại bản hiến pháp chủ hòa do Hoa Kỳ soạn thảo sau thế chiến thứ hai. Hiến pháp này chỉ cho phép Nhật Bản sử dụng vũ lực khi nào lãnh thổ bị tấn công.
Kế hoạch sửa đổi hiến pháp Nhật đã làm cho Trung Quốc và Nam Triều Tiên tức giận. Bắc Kinh và Seoul cũng bày tỏ quan tâm đối với điều mà họ cho là lập trường diều hâu của ông Abe đối với những vụ tranh chấp lãnh thổ với cả hai nước.
Ngoài ra, Nam Triều Tiên và Trung Quốc cũng chỉ trích việc các giới chức Nhật Bản không ngớt đến thăm đền Yasukuni, nơi thờ phượng các liệt sĩ Nhật Bản, trong đó có một số người bị tòa kết án vì phạm tội ác chiến tranh.
Họ nói rằng những chuyến viếng thăm như vậy cho thấy Nhật Bản không thật tâm hối cải về những tội ác đã phạm trong quá khứ.