Những người biểu tình thuộc phe đối lập Thái Lan hôm nay xuống đường biểu tình ở Bangkok trong khuôn khổ của một nỗ lực có phối hợp kéo dài 3 ngày để gây áp lực lên chính phủ trước cuộc bầu cử ngày chủ nhật. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của các thông tín viên đài VOA từ thủ đô Thái Lan.
Như họ đã làm trong nhiều tháng nay, những người biểu tình chống chính phủ hôm nay đã rủ nhau xuống đường. Họ vẫy cờ Thái Lan, thổi còi và hô khẩu hiệu đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
Trong vài ngày qua, nững người biểu tình đã gây cản trở cho việc đầu phiếu sớm bằng cách ngăn chặn các phòng phiếu ở nhiều nơi trong nước, gây ra mối lo ngại là cuộc bầu cử trước hạn kỳ vào ngày 2 tháng 2 có thể không thực hiện được.
Hôm nay, lãnh tụ biểu tình Suthep Thaugsuban cho biết mặc dù ông tiếp tục hối thúc cử tri tẩy chay cuộc bầu cử, nhưng nhóm của ông sẽ không gây cản trở thêm nữa cho công tác đầu phiếu.
"Chúng tôi không tán thành cuộc bầu cử này, nhưng chúng tôi sẽ không gây cản trở. Nếu chúng tôi cản trở thì một số người sẽ nói là chúng tôi xâm phạm các quyền của người dân. Vì vậy cho nên, những người nào muốn bỏ phiếu có thể bỏ phiếu. Nhưng điều mà chúng tôi đang ra sức vận động là nếu quí vị đồng ý với chúng tôi thì quí vị đừng đi bỏ phiếu."
Bất chấp những cam kết đó của phe đối lập, nhiều người dự kiến bạo động sẽ xảy ra trong cuộc bầu cử vào chủ nhật này.
Những người biểu tình nói rằng không nên tổ chức bầu cử trước khi có được những biện pháp cải cách sâu rộng. Nhưng Thủ tướng Yingluck nhất mực cho rằng bầu cử là phương thức hợp pháp duy nhất để chấm dứt vụ bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng nay.
Ủy ban bầu cử Thái Lan đã yêu cầu hoãn lại cuộc bầu cử. Họ nêu lên mối lo ngại về tình trạng bạo động đã gây tử vong cho ít nhất 10 người kể từ tháng 11.
Quân đội đang gia tăng sự hiện diện ở thủ đô Bangkok để ngăn chặn những vụ rối loạn trong cuộc bầu cử, giữa lúc tình trạng khẩn trương đã được ban bố ở thủ đô.
Vụ xung đột chính trị ở Thái Lan trong nhiều năm qua phát sinh từ mâu thuẫn giữa hai nhóm người được gọi là phe Áo Vàng và phe Áo Đỏ: một bên là những người thuộc giới trung lưu, thượng lưu ở thành thị; và bên kia là những người nghèo ở nông thôn. Những người này ủng hộ bà Yingluck và anh của bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Ông Thaksin, người bị lật đổ trong cuộc đảo chánh của quân đội năm 2006, tiếp tục có nhiều ảnh hưởng ở Thái Lan mặc dù ông đang sống lưu vong để tránh án tù vì tội tham nhũng.
Các nhà phân tích cho rằng ngay cả trong trường hợp phe đối lập tham gia bầu cử, đảng Pheu Thai của bà Yingluck vẫn nắm chắc phần thắng trong tay, một phần là nhờ ông Thaksin được nhiều người ưa chuộng.
Như họ đã làm trong nhiều tháng nay, những người biểu tình chống chính phủ hôm nay đã rủ nhau xuống đường. Họ vẫy cờ Thái Lan, thổi còi và hô khẩu hiệu đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
Trong vài ngày qua, nững người biểu tình đã gây cản trở cho việc đầu phiếu sớm bằng cách ngăn chặn các phòng phiếu ở nhiều nơi trong nước, gây ra mối lo ngại là cuộc bầu cử trước hạn kỳ vào ngày 2 tháng 2 có thể không thực hiện được.
Hôm nay, lãnh tụ biểu tình Suthep Thaugsuban cho biết mặc dù ông tiếp tục hối thúc cử tri tẩy chay cuộc bầu cử, nhưng nhóm của ông sẽ không gây cản trở thêm nữa cho công tác đầu phiếu.
"Chúng tôi không tán thành cuộc bầu cử này, nhưng chúng tôi sẽ không gây cản trở. Nếu chúng tôi cản trở thì một số người sẽ nói là chúng tôi xâm phạm các quyền của người dân. Vì vậy cho nên, những người nào muốn bỏ phiếu có thể bỏ phiếu. Nhưng điều mà chúng tôi đang ra sức vận động là nếu quí vị đồng ý với chúng tôi thì quí vị đừng đi bỏ phiếu."
Bất chấp những cam kết đó của phe đối lập, nhiều người dự kiến bạo động sẽ xảy ra trong cuộc bầu cử vào chủ nhật này.
Những người biểu tình nói rằng không nên tổ chức bầu cử trước khi có được những biện pháp cải cách sâu rộng. Nhưng Thủ tướng Yingluck nhất mực cho rằng bầu cử là phương thức hợp pháp duy nhất để chấm dứt vụ bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng nay.
Ủy ban bầu cử Thái Lan đã yêu cầu hoãn lại cuộc bầu cử. Họ nêu lên mối lo ngại về tình trạng bạo động đã gây tử vong cho ít nhất 10 người kể từ tháng 11.
Quân đội đang gia tăng sự hiện diện ở thủ đô Bangkok để ngăn chặn những vụ rối loạn trong cuộc bầu cử, giữa lúc tình trạng khẩn trương đã được ban bố ở thủ đô.
Vụ xung đột chính trị ở Thái Lan trong nhiều năm qua phát sinh từ mâu thuẫn giữa hai nhóm người được gọi là phe Áo Vàng và phe Áo Đỏ: một bên là những người thuộc giới trung lưu, thượng lưu ở thành thị; và bên kia là những người nghèo ở nông thôn. Những người này ủng hộ bà Yingluck và anh của bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Ông Thaksin, người bị lật đổ trong cuộc đảo chánh của quân đội năm 2006, tiếp tục có nhiều ảnh hưởng ở Thái Lan mặc dù ông đang sống lưu vong để tránh án tù vì tội tham nhũng.
Các nhà phân tích cho rằng ngay cả trong trường hợp phe đối lập tham gia bầu cử, đảng Pheu Thai của bà Yingluck vẫn nắm chắc phần thắng trong tay, một phần là nhờ ông Thaksin được nhiều người ưa chuộng.