Lãnh tụ Đảng Dân chủ đối lập Abhisit Vejjajiva ngày thứ Bảy loan báo đảng ông rút lui khỏi cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 sang năm. Thủ tướng Yingluck Shinawatra kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử này với hy vọng chấm dứt nhiều tuần lễ biểu tình trên đường phố phản đối chính sách của bà và lịch trình lập pháp.
Bà Yingluck trong một diễn văn truyền hình kêu gọi tất cả các đảng phái ủng hộ một hội đồng cải cách quốc gia được thành lập sau bầu cử.
Tuy nhiên cựu Thủ tướng Abhisit nói quyết định của Đảng Dân chủ căn cứ trên sự mất lòng tin ngày càng tăng về khả năng của chính phủ ban hành những cải cách. Phụ tá của ông là ông Kiat Sittheeamorn, nói các đảng viên cảm thấy là chỉ một cuộc bầu cử không thôi, không thể giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay của Thái Lan.
“Căn bản là lúc này chúng tôi không đưa ra ứng cử viên nào cho cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 và lý do là vì vào thời điểm này chúng tôi không tin bầu cử ngày 2 tháng 2 đáp ứng được những đòi hỏi của người dân cũng như giải quyết được cuộc khủng hoảng chúng ta đang đối mặt.”
Việc tẩy chay cuộc bầu cử của đảng Dân chủ mà sự ủng hộ của đảng nằm tại các tỉnh miền nam và vùng trung bộ Thái Lan, giống như một động thái tương tự vào năm 2006 khi anh bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, lúc bấy giờ là Thủ tướng, kêu gọi một cuộc bầu cử trước thời hạn để đáp ứng với những cuộc biểu tình trên đường phố phản đối tham nhũng. Cuộc bầu cử sau đó bị tòa án hủy bỏ.
Ngày thứ Bảy bà Yingluck đưa ra một kế hoạch thành lập một hội đồng cải cách quốc gia sau bầu cử, gồm có đại diện các chính đảng, nghề nghiệp và các định chế, để đưa ra những khuyến nghị thay đổi, đặc biệt là cải cách chính trị, sau các cuộc bầu cử.
Những cuộc biểu tình trên đường phố chống chính phủ hiện này, do một cựu thành viên trong Quốc hội của Đảng Dân chủ lãnh đạo, kêu gọi giải tán chính phủ và thành lập một hội đồng cải cách độc lập trước khi tổ chức những cuộc bầu cử mới. Các người biểu tình cáo buộc chính phủ lạm dụng đa số tại Hạ viện, đặc biệt về một dự luật ân xá sẽ giúp anh của bà Yingluck tránh khỏi tội tham nhũng trong thời kỳ ông đứng đầu chính phủ trước đây.
Các nhà phân tích có những ý kiến khác nhau về thời điểm tổ chức những cuộc bầu cử và về loại cải cách Thái Lan cần đến.
Ông Titipol Phakdeewanich. một nhà khoa học chính trị thuộc trường đại học Ubon Ratchathani ở vùng đông bắc, nói vụ tẩy chay có thể làm tổn hại uy tín của đảng Dân chủ và hy vọng chiếm phiếu tại những vùng ở miền bắc, được xem như cứ địa của đảng cầm quyền Pheu Thai của bà Yingluck.
“Họ phải nhớ Thái Lan không chỉ có Bangkok và miền nam, và nếu họ muốn thắng họ phải nhìn đến phần còn lại của đất nước-điều này rất quan trọng-làm thế nào để được sự ủng hộ, làm thế nào để động viên người dân đi bầu cho đảng. Điều này rất quan trọng. Khi người dân không đi bỏ phiếu, họ sẽ hủy hoại danh tiếng cả trong nước lẫn quốc tế của đảng trong dài hạn," giáo sư Titipol nói.
Các nhà phân tích khác cho rằng một cuộc bầu cử trước thời hạn sẽ không chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Thái Lan. Họ cảm thấy là đường lối hiện nay của chính phủ sẽ làm gia tăng căng thẳng và làm cho chính trị Thái Lan bất ổn thêm nữa.
Đại tướng Prayuth Chan-ocha, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan được biết là đã cảnh báo nguy cơ xảy ra xáo trộn xã hội nếu khủng hoảng chính trị tiếp tục, và đề nghị thành lập một Hội đồng nhân dân để hàn gắn những chia rẽ chính trị sâu sắc. Trước đó quân đội cho biết sẽ ủng hộ quyết định của cử tri, nếu cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Ủy ban Bầu cử Thái Lan ngày thứ Sáu đã gặp Thủ tướng Yingluck và nói cuộc bầu cử có thể được tiến hành, miễn là đạt được hoà giải chính trị trước tháng Hai.
Bà Yingluck trong một diễn văn truyền hình kêu gọi tất cả các đảng phái ủng hộ một hội đồng cải cách quốc gia được thành lập sau bầu cử.
Tuy nhiên cựu Thủ tướng Abhisit nói quyết định của Đảng Dân chủ căn cứ trên sự mất lòng tin ngày càng tăng về khả năng của chính phủ ban hành những cải cách. Phụ tá của ông là ông Kiat Sittheeamorn, nói các đảng viên cảm thấy là chỉ một cuộc bầu cử không thôi, không thể giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay của Thái Lan.
“Căn bản là lúc này chúng tôi không đưa ra ứng cử viên nào cho cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 và lý do là vì vào thời điểm này chúng tôi không tin bầu cử ngày 2 tháng 2 đáp ứng được những đòi hỏi của người dân cũng như giải quyết được cuộc khủng hoảng chúng ta đang đối mặt.”
Việc tẩy chay cuộc bầu cử của đảng Dân chủ mà sự ủng hộ của đảng nằm tại các tỉnh miền nam và vùng trung bộ Thái Lan, giống như một động thái tương tự vào năm 2006 khi anh bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, lúc bấy giờ là Thủ tướng, kêu gọi một cuộc bầu cử trước thời hạn để đáp ứng với những cuộc biểu tình trên đường phố phản đối tham nhũng. Cuộc bầu cử sau đó bị tòa án hủy bỏ.
Ngày thứ Bảy bà Yingluck đưa ra một kế hoạch thành lập một hội đồng cải cách quốc gia sau bầu cử, gồm có đại diện các chính đảng, nghề nghiệp và các định chế, để đưa ra những khuyến nghị thay đổi, đặc biệt là cải cách chính trị, sau các cuộc bầu cử.
Những cuộc biểu tình trên đường phố chống chính phủ hiện này, do một cựu thành viên trong Quốc hội của Đảng Dân chủ lãnh đạo, kêu gọi giải tán chính phủ và thành lập một hội đồng cải cách độc lập trước khi tổ chức những cuộc bầu cử mới. Các người biểu tình cáo buộc chính phủ lạm dụng đa số tại Hạ viện, đặc biệt về một dự luật ân xá sẽ giúp anh của bà Yingluck tránh khỏi tội tham nhũng trong thời kỳ ông đứng đầu chính phủ trước đây.
Các nhà phân tích có những ý kiến khác nhau về thời điểm tổ chức những cuộc bầu cử và về loại cải cách Thái Lan cần đến.
Ông Titipol Phakdeewanich. một nhà khoa học chính trị thuộc trường đại học Ubon Ratchathani ở vùng đông bắc, nói vụ tẩy chay có thể làm tổn hại uy tín của đảng Dân chủ và hy vọng chiếm phiếu tại những vùng ở miền bắc, được xem như cứ địa của đảng cầm quyền Pheu Thai của bà Yingluck.
“Họ phải nhớ Thái Lan không chỉ có Bangkok và miền nam, và nếu họ muốn thắng họ phải nhìn đến phần còn lại của đất nước-điều này rất quan trọng-làm thế nào để được sự ủng hộ, làm thế nào để động viên người dân đi bầu cho đảng. Điều này rất quan trọng. Khi người dân không đi bỏ phiếu, họ sẽ hủy hoại danh tiếng cả trong nước lẫn quốc tế của đảng trong dài hạn," giáo sư Titipol nói.
Các nhà phân tích khác cho rằng một cuộc bầu cử trước thời hạn sẽ không chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Thái Lan. Họ cảm thấy là đường lối hiện nay của chính phủ sẽ làm gia tăng căng thẳng và làm cho chính trị Thái Lan bất ổn thêm nữa.
Đại tướng Prayuth Chan-ocha, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan được biết là đã cảnh báo nguy cơ xảy ra xáo trộn xã hội nếu khủng hoảng chính trị tiếp tục, và đề nghị thành lập một Hội đồng nhân dân để hàn gắn những chia rẽ chính trị sâu sắc. Trước đó quân đội cho biết sẽ ủng hộ quyết định của cử tri, nếu cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Ủy ban Bầu cử Thái Lan ngày thứ Sáu đã gặp Thủ tướng Yingluck và nói cuộc bầu cử có thể được tiến hành, miễn là đạt được hoà giải chính trị trước tháng Hai.