Liên minh đối lập chủ trương cấp tiến của Ai Cập nói rằng họ sẽ tiếp tục cuộc tranh đấu chống lại bản hiến pháp được thành phần Hồi giáo hậu thuẫn mặc dù dường như bản dự thảo đã được chấp thuận qua 2 vòng trưng cầu dân ý.
Trong một cuộc họp báo trong thủ đô Cairo hôm Chủ nhật, tổ chức Mặt trận Cứu quốc cho biết họ đã yêu cầu giới thẩm quyền về bầu cử điều tra những điểm trái quy định trong cuộc trưng cầu dân ý, đã kết thúc hôm thứ Bảy tại 17 trong số 27 tỉnh. Cuộc biểu quyết tại các tỉnh khác đã được tổ chức hôm 15 tháng 12.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo của Tổng thống Mohamed Morsi nói rằng các kết quả chưa chính thức cho thấy bản hiến pháp đã được sự chấp thuận của 64% cử tri trong 2 vòng biểu quyết, với tỉ lệ chấp thuận, hôm thứ Bảy, thậm chí còn cao hơn, đến 71%.
Ủy ban bầu cử có thể sẽ loan báo các kết quả chính thức vào thứ Hai.
Phe đối lập nói rằng viêc thiếu sự giám sát của tư pháp trong cuộc trưng cầu dân ý dẫn đến gian lận, và cử tri bị đe dọa bởi thành phần Hồi giáo. Nhiều thẩm phán đã tẩy chay tiến trình này để phản đối các mưu tính gần đây của Tổng thống Morsi, đặt các quyết định của ông lên trên luật pháp.
Các nhà hoạt động cũng nêu lên sự kiện bản hiến pháp thiếu sự ủy nhiệm của quần chúng, vì chỉ có 1/3 cử tri đi bỏ phiếu.
Ông Amr Hamzawy, một thành viên của Mặt trận Cứu quốc nói rằng văn kiện này không hợp pháp:
“Nó vi phạm các quyền căn bản của chúng tôi, các quyền về xã hội và kinh tế trước các quyền tự do cá nhân và dân quyền. Nó vi phạm các lợi ích của chúng tôi và quyền lợi của quần chúng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và một hệ thống dân chủ. Chúng tôi sẽ tiếp tục nổ lực một cách ôn hòa và dân chủ để bãi bỏ hiến pháp này.”
Phe Hồi giáo nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là công bằng và thể hiện một bước quan trọng trong tiến trình chuyển tiếp sang dân chủ của Ai Cập, gần 2 năm sau cuộc nổi dậy của quần chúng lật đổ tổng thống Hosni Mubarak, nhà lãnh đạo nắm quyền trong một thời gian dài.
Một quốc hội do phe Hồi giáo chi phối đã hoàn thành bản dự thảo hiến pháp này vào tháng trước, sau khi các đại biểu cấp tiến và Cơ đốc giáo không tham gia tiến trình soạn thảo với những lời phàn nàn rằng các quan điểm của họ bị bỏ ngoài tai.
Các nhóm đối lập sợ rằng bản hiến pháp này sẽ làm xói mòn các dân quyền, vì nó gia tăng vai trò của luật Hồi giáo trong xã hội và không đề cập rõ ràng các quyền của nữ giới hay của các cộng đồng thiểu số.
Trong những tuần lễ gần đây, các nhóm đối lập và các nhóm Hồi giáo đã thực hiện nhiều vụ xuống đường rầm rộ để phản đối và ủng hộ bản hiến pháp. Một số thành viên thuộc các nhóm đối nghịch đã xô xát trên đường phố, khiến 8 người bị thiệt mạng bên ngoài dinh tổng thống ở Cairo.
Nếu ủy ban bầu cử Ai Cập xác nhận rằng bản hiến pháp được chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý, một cuộc bầu cử để bầu một hạ viện mới sẽ được tổ chức trong 2 tháng tới.
Trong một cuộc họp báo trong thủ đô Cairo hôm Chủ nhật, tổ chức Mặt trận Cứu quốc cho biết họ đã yêu cầu giới thẩm quyền về bầu cử điều tra những điểm trái quy định trong cuộc trưng cầu dân ý, đã kết thúc hôm thứ Bảy tại 17 trong số 27 tỉnh. Cuộc biểu quyết tại các tỉnh khác đã được tổ chức hôm 15 tháng 12.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo của Tổng thống Mohamed Morsi nói rằng các kết quả chưa chính thức cho thấy bản hiến pháp đã được sự chấp thuận của 64% cử tri trong 2 vòng biểu quyết, với tỉ lệ chấp thuận, hôm thứ Bảy, thậm chí còn cao hơn, đến 71%.
Ủy ban bầu cử có thể sẽ loan báo các kết quả chính thức vào thứ Hai.
Phe đối lập nói rằng viêc thiếu sự giám sát của tư pháp trong cuộc trưng cầu dân ý dẫn đến gian lận, và cử tri bị đe dọa bởi thành phần Hồi giáo. Nhiều thẩm phán đã tẩy chay tiến trình này để phản đối các mưu tính gần đây của Tổng thống Morsi, đặt các quyết định của ông lên trên luật pháp.
Các nhà hoạt động cũng nêu lên sự kiện bản hiến pháp thiếu sự ủy nhiệm của quần chúng, vì chỉ có 1/3 cử tri đi bỏ phiếu.
Ông Amr Hamzawy, một thành viên của Mặt trận Cứu quốc nói rằng văn kiện này không hợp pháp:
“Nó vi phạm các quyền căn bản của chúng tôi, các quyền về xã hội và kinh tế trước các quyền tự do cá nhân và dân quyền. Nó vi phạm các lợi ích của chúng tôi và quyền lợi của quần chúng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và một hệ thống dân chủ. Chúng tôi sẽ tiếp tục nổ lực một cách ôn hòa và dân chủ để bãi bỏ hiến pháp này.”
Phe Hồi giáo nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là công bằng và thể hiện một bước quan trọng trong tiến trình chuyển tiếp sang dân chủ của Ai Cập, gần 2 năm sau cuộc nổi dậy của quần chúng lật đổ tổng thống Hosni Mubarak, nhà lãnh đạo nắm quyền trong một thời gian dài.
Một quốc hội do phe Hồi giáo chi phối đã hoàn thành bản dự thảo hiến pháp này vào tháng trước, sau khi các đại biểu cấp tiến và Cơ đốc giáo không tham gia tiến trình soạn thảo với những lời phàn nàn rằng các quan điểm của họ bị bỏ ngoài tai.
Các nhóm đối lập sợ rằng bản hiến pháp này sẽ làm xói mòn các dân quyền, vì nó gia tăng vai trò của luật Hồi giáo trong xã hội và không đề cập rõ ràng các quyền của nữ giới hay của các cộng đồng thiểu số.
Trong những tuần lễ gần đây, các nhóm đối lập và các nhóm Hồi giáo đã thực hiện nhiều vụ xuống đường rầm rộ để phản đối và ủng hộ bản hiến pháp. Một số thành viên thuộc các nhóm đối nghịch đã xô xát trên đường phố, khiến 8 người bị thiệt mạng bên ngoài dinh tổng thống ở Cairo.
Nếu ủy ban bầu cử Ai Cập xác nhận rằng bản hiến pháp được chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý, một cuộc bầu cử để bầu một hạ viện mới sẽ được tổ chức trong 2 tháng tới.