PARIS —
Hôm nay, nhà chức trách Pháp đã bắt giữ hơn 20 nhà hoạt động thuộc tổ chức Greenpeace, sau khi họ đột nhập một nhà máy điện hạt nhân ở miền nam nước Pháp để nêu bật các quan ngại về an ninh và môi trường quanh việc sản xuất điện hạt nhân.
Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Lisa Bryant tại Paris, các nhà hoạt động của Greenpeace chỉ mất có 20 phút để đột nhập vào nhà máy điện hạt nhân Tricastin, nằm cách thành phố Marseille miền nam nước Pháp chừng 120 kilomet.
Tổ chức Greenpeace ở Pháp đã đăng một đoạn băng video lên trang mạng của tổ chức kèm theo ảnh của Tổng thống Pháp Francois Hollande và một câu hỏi: “Phải chăng là Tổng thống của Tai họa?”
Nữ phát ngôn viên của Greenpeace Isabelle Philippe nói tổ chức muốn khuyến khích một cuộc tranh luận về năng lượng hạt nhân và thúc đẩy ông Hollande thực hiện những lời hứa hẹn giảm lượng điện hạt nhân do Pháp sản xuất từ 75 phần trăm xuống còn 50 phần trăm vào năm 2025.
Hành động của Greenpeace nhắm mục đích nêu bật điều mà tổ chức nói là các nguy cơ về con người và môi trường đề ra bởi nhà máy Tricastin đã hoạt động ừ 30 năm nay, mà tổ chức cho là một trong 5 nhà máy nguy hiểm nhất ở Pháp. Nhưng cơ quan an toàn hạt nhân Pháp đã không bao gồm nhà máy này trong danh sách năm 2012 của các nhà máy có thành tích an toàn thấp nhất.
Công ty điện lực Pháp Electricite de France, tức EDF, nói rằng những người đột nhập thuộc tổ chức Greenpeace đã bị lập tức phát hiện và đã không xâm nhập được vào những khu vực quan trọng của nhà máy.
Phát biểu với các phóng viên, một người phát ngôn của EDF nói công ty sẽ đệ đơn khiếu nại về vụ đột nhập và sẽ tìm cách gia tăng các hình phạt đối với những người tìm cách tổ chức các hoạt động tương tự.
Nhưng hành động đó được sự hậu thuẫn của ông Jean-Vincent Place, một thành viên hàng đầu của Đảng Xanh Pháp, một thành phần trong chính phủ liên hiệp Pháp.
Được phỏng vấn trên đài phát thanh Europe-1, ông Place nói vụ đột nhập nhà máy nêu bật sự kiện năng lượng hạt nhân Pháp đề ra một nguy cơ về an ninh.
Với gần 60 nhà máy điện nằm trên lãnh thổ. Pháp là nước hàng đầu sản xuất và xuất khẩu điện và kỹ thuật hạt nhân. Greepeace đã đột nhập vào gần một chục nhà máy trong nhiều năm.
Năm 2011, tổ chức đột nhập một nhà máy cao tuổi đời khác, cũng để nêu bật sự yếu kém của năng lượng hạt nhân – bất chấp những lời hứa hẹn của Pháp và các nước Châu Âu khác đề nghị nâng cấp các lò phản ứng sau tai nạn ở nhà máy Fukushima của Nhật.
Pháp dự tính sẽ đóng cửa một nhà máy cũ kỹ và gây nhiều tranh cãi khác vào cuối năm 2016.
Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Lisa Bryant tại Paris, các nhà hoạt động của Greenpeace chỉ mất có 20 phút để đột nhập vào nhà máy điện hạt nhân Tricastin, nằm cách thành phố Marseille miền nam nước Pháp chừng 120 kilomet.
Tổ chức Greenpeace ở Pháp đã đăng một đoạn băng video lên trang mạng của tổ chức kèm theo ảnh của Tổng thống Pháp Francois Hollande và một câu hỏi: “Phải chăng là Tổng thống của Tai họa?”
Nữ phát ngôn viên của Greenpeace Isabelle Philippe nói tổ chức muốn khuyến khích một cuộc tranh luận về năng lượng hạt nhân và thúc đẩy ông Hollande thực hiện những lời hứa hẹn giảm lượng điện hạt nhân do Pháp sản xuất từ 75 phần trăm xuống còn 50 phần trăm vào năm 2025.
Hành động của Greenpeace nhắm mục đích nêu bật điều mà tổ chức nói là các nguy cơ về con người và môi trường đề ra bởi nhà máy Tricastin đã hoạt động ừ 30 năm nay, mà tổ chức cho là một trong 5 nhà máy nguy hiểm nhất ở Pháp. Nhưng cơ quan an toàn hạt nhân Pháp đã không bao gồm nhà máy này trong danh sách năm 2012 của các nhà máy có thành tích an toàn thấp nhất.
Công ty điện lực Pháp Electricite de France, tức EDF, nói rằng những người đột nhập thuộc tổ chức Greenpeace đã bị lập tức phát hiện và đã không xâm nhập được vào những khu vực quan trọng của nhà máy.
Phát biểu với các phóng viên, một người phát ngôn của EDF nói công ty sẽ đệ đơn khiếu nại về vụ đột nhập và sẽ tìm cách gia tăng các hình phạt đối với những người tìm cách tổ chức các hoạt động tương tự.
Nhưng hành động đó được sự hậu thuẫn của ông Jean-Vincent Place, một thành viên hàng đầu của Đảng Xanh Pháp, một thành phần trong chính phủ liên hiệp Pháp.
Được phỏng vấn trên đài phát thanh Europe-1, ông Place nói vụ đột nhập nhà máy nêu bật sự kiện năng lượng hạt nhân Pháp đề ra một nguy cơ về an ninh.
Với gần 60 nhà máy điện nằm trên lãnh thổ. Pháp là nước hàng đầu sản xuất và xuất khẩu điện và kỹ thuật hạt nhân. Greepeace đã đột nhập vào gần một chục nhà máy trong nhiều năm.
Năm 2011, tổ chức đột nhập một nhà máy cao tuổi đời khác, cũng để nêu bật sự yếu kém của năng lượng hạt nhân – bất chấp những lời hứa hẹn của Pháp và các nước Châu Âu khác đề nghị nâng cấp các lò phản ứng sau tai nạn ở nhà máy Fukushima của Nhật.
Pháp dự tính sẽ đóng cửa một nhà máy cũ kỹ và gây nhiều tranh cãi khác vào cuối năm 2016.