Phần tử cực đoan bắn chết 10 người ở Đức

Toán chuyên gia làm việc quanh một chiếc xe bị hư hại sau vụ nổ súng ở thành phố Hanau, gần Frankfurt, Đức, ngày 20/2/2020 REUTERS/Kai Pfaffenbach

Một tay súng tình nghi có liên hệ với các nhóm cực hữu đã bắn chết 9 người, trong đó có một số người di dân từ Thổ Nhĩ Kỳ, trong một vụ thảm sát hôm 20/2 tại thành phố Hanau, bang Hesse của Đức. Kẻ giết người sau đó đã tự sát, các hãng tin quốc tế dẫn lời các quan chức địa phương cho biết.

Reuters dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel lên án vụ tấn công vào hai quán shisha, nơi khách đến uống trà và hút thuốc, ở Hanau, gần Frankfurt. Thủ Tướng Merkel nói rằng hình như hung thủ đã ra tay vì bị ‘đầu độc’ bởi nạn kỳ thị chủng tộc, mà bà quy lỗi là động lực dẫn tới quá nhiều tội ác. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Đức có biện pháp quyết liệt trước tội ác này.

Nghi phạm là một người đàn ông 43 tuổi, người Đức, có giấy sử dụng súng và là thành viên của một câu lạc bộ súng.

Bộ trưởng nội vụ bang Hesse, ông Peter Beuth, cho hay cảnh sát đã đuổi theo một chiếc xe được sử dụng để tẩu thoát khỏi hiện trường và lần theo tới địa chỉ chủ nhà, nơi họ tìm thấy thi thể của tay súng và bà mẹ 72 tuổi của ông ta.

Các công tố viên liên bang cho biết họ sẽ chịu trách nhiệm về vụ án do hành động giết người có động cơ cực đoan, trong khi tờ Bild tường thuật rằng nghi phạm đã bày tỏ các quan điểm cực hữu trong một lời thú nhận bằng văn bản.

Ở các nước Tây phương, các quán shisha thường do di dân từ Trung Đông hoặc Nam Á, sở hữu và điều hành.

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Berlin, Ali Kemal Aydin, cho biết trong số các nạn nhân, có 5 công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nói:

Người phát ngôn của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin, trước đó viết trên trang Twitter: “Chúng tôi hy vọng chính phủ Đức sẽ dồn nỗ lực tối đa để đưa ra ánh sáng trường hợp này. Kỳ thị chủng tộc là một căn bệnh ung thư tập thể.”

Liên đoàn Cộng đồng người Kurd ở Đức cho biết một số nạn nhân là người Kurd. Họ bày tỏ phẫn nộ vì cho rằng các nhà lãnh đạo Đức không kiên quyết chống các mạng lưới và các nhóm khủng bố cực hữu.

."..Kỳ thịchủng tộc là một căn bệnh ung thư tập thể.”
Phát ngôn viên của TT Thổ Nhĩ Kỳ


Cộng đồng ba triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả một triệu người Kurd, đã phải chứng kiến tình trạng phân cực chính trị ở Đức trong những năm gần đây, trong bối cảnh làn sóng nhập cư và kinh tế đã chậm lại, tạo điều kiện cho sự phát triển của các nhóm cực đoan từ cánh tả cũng như cánh hữu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ nỗi buồn sâu sắc của ông về vụ tấn công và bày tỏ hậu thuẫn cho nước Đức, trên trang Twitter của ông.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người Đức, nói trên trang Twitter rằng vụ nổ súng bà đã gây chấn động mạnh và bày tỏ lòng thương tiếc đối với những người đã chết, cảm thông với gia đình và bạn bè của các nạn nhân.