ISLAMABAD —
Pakistan đã bác bỏ những cáo buộc của Afghanistan là 'điều không may' khi nói rằng Islamabad đứng sau tình trạng tăng vọt mới đây trong các vụ tấn công nhằm phá hoại cuộc bầu cử tổng thống ngày 5 tháng 4 sắp tới và cản trở nỗ lực của Kabul nhắm vào một thỏa thuận hòa bình với phe Taliban. Từ Islamabad, thông tín viên VOA Ayaz Gul gửi về bài tường thuật sau đây.
Giới hữu trách Afghanistan đã gợi ý rằng một vụ tấn công vào một khách sạn sang trọng ở Kabul và những vụ tấn công vào các văn phòng của ủy ban bầu cử trong những ngày gân đây đã được thực hiện bởi 'các cơ quan tình báo nước ngoài'.
Hôm chủ nhật, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ, và kêu gọi Washington giúp giải quyết tình hình bằng cách làm áp lực với cơ quan gián điệp của Pakistan.
Cố vấn của Pakistan về đối ngoại và an ninh quốc gia, ông Sartaj Aziz, bác bỏ những lời cáo giác này và gợi ý rằng chúng nằm trong khuôn khổ chính sự mùa bầu cử tại Aghanistan.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA, ông Aziz nói chính phủ của Thủ tướng Nawaz Sharif đã cố gắng cải thiện bang giao với Kabul. Ông nói giới hữu trách Pakistan tin rằng họ đã thuyết phục Tổng thốùng Karzai rằng Pakistan không bênh vực riêng ai ở Afghanistan và tôn trọng tuyệt đối chính sách bất can thiệp.
Ông Aziz nói cuộc tiếp xúc ngoại giao đã đạt được thành quả trong việc liên hệ với nhiều phe phái chính trị của Afghanistan, kể cả các thủ lãnh của Liên minh Miền bắc trước đây, và đã cải thiện quan hệ nói chung. Nhưng những tố giác mới nhất là một trở ngại.
“Thực là điều khá đáng tiếc bởi vì không thể biện minh được cho việc ấy. Chúng tôi được lợi ích gì khi phá hoại bầu cử? Đối với chúng tôi, một cuộc chuyển tiếp êm thắm tại Afghanistan là hết sức cấp thiết bởi vì nếu không có hòa bình và ổn định ở Afghanistan thì Pakistan không thể bình yên được. Vì thế, điều rất quan trọng là phải xét lại những lời cáo buộc này.”
Ông Aziz nói Pakistan đang tiến hành mọi biện pháp có thể được để ngăn chặn bất cứ ai tìm cách phá hoại cuộc bầu cử tổng thống và sẵn sàng đối phó với bất cứ chính phủ nào xuất hiện tại Kabul sau cuộc bầu cử. Ông mô tả những yêu sách của Tổng thống Karzai là 'không thực tế' khi đòi Pakistan phải đưa phe Taliban đến bàn thương nghị hòa bình với chính phủ của ông.
“Ông ấy nghĩ rằng chắc chúng tôi phải có cách thuyết phục được Taliban, nhưng ngay vào thời kỳ tốt đẹp nhất trước biến cố 11 tháng 9, họ cũng chỉ nghe lời chúng tôi khi nào họ muốn. Tôi cho rằng họ không nằm trong vòng kiềm tỏa của bất cứ ai. Vì thế rõ ràng chúng tôi đã nói với họ rằng đây là một vấn đề nội bộ của Afghanistan, chúng tôi có đôi chút ảnh hưởng đối với Taliban nhưng chúng tôi không kiểm soát họ. Đây là điều mà tôi cho là một sự trông đợi thiếu thực tế.”
Tổng thống Karzai và các cố vấn của ông thường xuyên lên án cơ quan tình báo Pakistan ISI là hậu thuẫn cho phe nổi dậy Taliban ở Afghanistan.
Trong cuộc điện đàm hôm qua với ông Kerry, Tổng thống Karzai tiếp tục than phiền rằng phe Taliban muốn tham gia hòa đàm với chính phủ của ông, nhưng 'đã có những trở ngại trong tiến bộ, nơi cần có sự hợp tác của Pakistan'. Ông kêu gọi Hoa Kỳ tận lực hơn trong việc gây ảnh hưởng với các nước chống đối các nỗ lực hòa bình ở Afghanistan.
Trong khi đó, cố vấn Pakistan Aziz cũng thảo luận các tin tức nói rằng Hoa Kỳ sẽ không cung cấp cho Pakistan bất kỳ thiết bị phụ trội nào từ Afghanistan, kể cả những xe thiết giáp được gọi là MRAP, sau khi quân đội Mỹ rút đi.
“Rõ ràng, nếu có thiết bị phụ trội ở Aghanistan, thì lẽ đương nhiên Afghanistan phải giữ lại. Nhưng điều không may là bản tin này không chính xác. Chúng tôi có thỏa thuận quốc phòng tiếp tục, có sự sắp xếp với nước Mỹ và họ có thể cung cấp cho chúng tôi một số thiết bị nhưng không phải từ Afghanistan. Có thể sẽ từ một số nguồn khác và ai đó bằng cách nào đó lại đi liên hệ một phần thiết bị sẽ xuất phát từ các kho phụ trội ở Afghanistan và điều đó đã gây ra sự hiểu lầm này.”
Chính phủ Afghanistan cực lực phản đối việc có thể giao khí tài quân sự của Hoa Kỳ cho Pakistan và yêu cầu Washington lập tức đình chỉ bất kỳ hành động nào như thế. Phản ứng giận dữ này khiến cho tư lệnh lực lượng quốc tế Mỹ ở Afghanistan phải công bố một thông cáo phủ nhận các kế hoạch bàn giao thiết bị cho Islamabad.
Giới hữu trách Afghanistan đã gợi ý rằng một vụ tấn công vào một khách sạn sang trọng ở Kabul và những vụ tấn công vào các văn phòng của ủy ban bầu cử trong những ngày gân đây đã được thực hiện bởi 'các cơ quan tình báo nước ngoài'.
Hôm chủ nhật, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ, và kêu gọi Washington giúp giải quyết tình hình bằng cách làm áp lực với cơ quan gián điệp của Pakistan.
Cố vấn của Pakistan về đối ngoại và an ninh quốc gia, ông Sartaj Aziz, bác bỏ những lời cáo giác này và gợi ý rằng chúng nằm trong khuôn khổ chính sự mùa bầu cử tại Aghanistan.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA, ông Aziz nói chính phủ của Thủ tướng Nawaz Sharif đã cố gắng cải thiện bang giao với Kabul. Ông nói giới hữu trách Pakistan tin rằng họ đã thuyết phục Tổng thốùng Karzai rằng Pakistan không bênh vực riêng ai ở Afghanistan và tôn trọng tuyệt đối chính sách bất can thiệp.
Ông Aziz nói cuộc tiếp xúc ngoại giao đã đạt được thành quả trong việc liên hệ với nhiều phe phái chính trị của Afghanistan, kể cả các thủ lãnh của Liên minh Miền bắc trước đây, và đã cải thiện quan hệ nói chung. Nhưng những tố giác mới nhất là một trở ngại.
“Thực là điều khá đáng tiếc bởi vì không thể biện minh được cho việc ấy. Chúng tôi được lợi ích gì khi phá hoại bầu cử? Đối với chúng tôi, một cuộc chuyển tiếp êm thắm tại Afghanistan là hết sức cấp thiết bởi vì nếu không có hòa bình và ổn định ở Afghanistan thì Pakistan không thể bình yên được. Vì thế, điều rất quan trọng là phải xét lại những lời cáo buộc này.”
“Ông ấy nghĩ rằng chắc chúng tôi phải có cách thuyết phục được Taliban, nhưng ngay vào thời kỳ tốt đẹp nhất trước biến cố 11 tháng 9, họ cũng chỉ nghe lời chúng tôi khi nào họ muốn. Tôi cho rằng họ không nằm trong vòng kiềm tỏa của bất cứ ai. Vì thế rõ ràng chúng tôi đã nói với họ rằng đây là một vấn đề nội bộ của Afghanistan, chúng tôi có đôi chút ảnh hưởng đối với Taliban nhưng chúng tôi không kiểm soát họ. Đây là điều mà tôi cho là một sự trông đợi thiếu thực tế.”
Tổng thống Karzai và các cố vấn của ông thường xuyên lên án cơ quan tình báo Pakistan ISI là hậu thuẫn cho phe nổi dậy Taliban ở Afghanistan.
Trong cuộc điện đàm hôm qua với ông Kerry, Tổng thống Karzai tiếp tục than phiền rằng phe Taliban muốn tham gia hòa đàm với chính phủ của ông, nhưng 'đã có những trở ngại trong tiến bộ, nơi cần có sự hợp tác của Pakistan'. Ông kêu gọi Hoa Kỳ tận lực hơn trong việc gây ảnh hưởng với các nước chống đối các nỗ lực hòa bình ở Afghanistan.
Trong khi đó, cố vấn Pakistan Aziz cũng thảo luận các tin tức nói rằng Hoa Kỳ sẽ không cung cấp cho Pakistan bất kỳ thiết bị phụ trội nào từ Afghanistan, kể cả những xe thiết giáp được gọi là MRAP, sau khi quân đội Mỹ rút đi.
“Rõ ràng, nếu có thiết bị phụ trội ở Aghanistan, thì lẽ đương nhiên Afghanistan phải giữ lại. Nhưng điều không may là bản tin này không chính xác. Chúng tôi có thỏa thuận quốc phòng tiếp tục, có sự sắp xếp với nước Mỹ và họ có thể cung cấp cho chúng tôi một số thiết bị nhưng không phải từ Afghanistan. Có thể sẽ từ một số nguồn khác và ai đó bằng cách nào đó lại đi liên hệ một phần thiết bị sẽ xuất phát từ các kho phụ trội ở Afghanistan và điều đó đã gây ra sự hiểu lầm này.”
Chính phủ Afghanistan cực lực phản đối việc có thể giao khí tài quân sự của Hoa Kỳ cho Pakistan và yêu cầu Washington lập tức đình chỉ bất kỳ hành động nào như thế. Phản ứng giận dữ này khiến cho tư lệnh lực lượng quốc tế Mỹ ở Afghanistan phải công bố một thông cáo phủ nhận các kế hoạch bàn giao thiết bị cho Islamabad.