Có vẻ như Ai Cập quay sang nhân vật được trao tặng Giải Nobel hòa bình để giúp phục hồi tình trạng yên tĩnh.
Các giới chức đối lập nói rằng Nhân vật được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình Mohamed ElBaradei đã được Tổng thống lâm thời Adly Mansour mời làm Thủ tướng lâm thời và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ Bảy.
Ông ElBaradei là Giám đốc Cơ quan theo dõi hạt nhân của Liên Hiệp Quốc cho tới năm 2009, bốn năm sau khi ông và tổ chức của ông được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình. Kể từ khi trở về Ai Cập, ông đã giúp lãnh đạo cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak và tiếp tục tiến tới để trở thành một thành viên hàng đầu của phe đối lập.
Ông sẽ phải đối diện với những khó khăn trong việc giúp một dân số rạn nứt và ngày càng tức giận trong giai đoạn chuyển tiếp trở lại nền dân chủ.
Một phát ngôn nhân cao cấp của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo đã nói với hãng tin Reuters rằng tổ chức của ông bác bỏ việc bổ nhiệm ông Elbaradei làm Thủ tướng và những người ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo đã bày tỏ quyết tâm tiếp tục phản đối cho tới khi cựu Tổng thống Mohamed Morsi – Tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập – được trở lại nắm quyền.
Quân đội Ai Cập đã bắt giữ ông Morsi và các thủ lãnh khác của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo hôm thứ Tư và nói rằng hành động của họ là cần thiết để ngăn ngừa cuộc nổi dậy của đông đảo quần chúng. Những cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ và chống đối ông Morsi đã nổ ra hôm thứ Sáu tại Cairo và trên khắp nước khiến 36 người thiệt mạng và hơn 1000 người khác bị thương.
Những lo ngại về việc gia tăng bạo động giáo phái lại tăng thêm hôm thứ Bảy sau vụ sát hại một tu sĩ Coptic tại miền bắc Sinai. Các giới chức an ninh Ai Cập nói rằng các phần tử có súng đã kéo tu sĩ này ra khỏi xe hơi của ông và bắn ông nhiều lần.
Các giới chức cũng báo cáo về nhiều cuộc tấn công do các phần tử tranh đấu Hồi Giáo thực hiện tại nhiều chốt kiểm soát an ninh trong vùng.
Sau khi bắt giữ ông Morsi hôm thứ Tư, quân đội đã đình chỉ hiến pháp và ra lệnh tổ chức các cuộc bầu cử mới. Quân đội nói rằng hành động của họ là để tránh nguy cơ nổi dậy của đông đảo của quần chúng chống những chính sách và lề lối lãnh đạo của ông Morsi. Những người chống đối tố cáo là tổng thống đầu tiên do dân bầu lên một cách dân chủ đã phản bội cuộc cách mạng năm 2011 lật đổ ông Hosni Mubarak.
Quân đội và những tổ chức đối lập cũ tại Ai Cập đã kêu gọi hòa giải khi quân đội có hành động tiến tới với kế hoạch của họ được gọi là bản lộ trình để phục hồi nền dân chủ và chế độ cai tri dân sự. Khi tình hình bạo động gia tăng hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi nhân dân Ai Cập đạt được một kết thúc hòa bình cho cuộc khủng hoảng này và tránh khỏi bạo động.
Các giới chức đối lập nói rằng Nhân vật được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình Mohamed ElBaradei đã được Tổng thống lâm thời Adly Mansour mời làm Thủ tướng lâm thời và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ Bảy.
Ông ElBaradei là Giám đốc Cơ quan theo dõi hạt nhân của Liên Hiệp Quốc cho tới năm 2009, bốn năm sau khi ông và tổ chức của ông được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình. Kể từ khi trở về Ai Cập, ông đã giúp lãnh đạo cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak và tiếp tục tiến tới để trở thành một thành viên hàng đầu của phe đối lập.
Ông sẽ phải đối diện với những khó khăn trong việc giúp một dân số rạn nứt và ngày càng tức giận trong giai đoạn chuyển tiếp trở lại nền dân chủ.
Một phát ngôn nhân cao cấp của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo đã nói với hãng tin Reuters rằng tổ chức của ông bác bỏ việc bổ nhiệm ông Elbaradei làm Thủ tướng và những người ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo đã bày tỏ quyết tâm tiếp tục phản đối cho tới khi cựu Tổng thống Mohamed Morsi – Tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập – được trở lại nắm quyền.
Quân đội Ai Cập đã bắt giữ ông Morsi và các thủ lãnh khác của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo hôm thứ Tư và nói rằng hành động của họ là cần thiết để ngăn ngừa cuộc nổi dậy của đông đảo quần chúng. Những cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ và chống đối ông Morsi đã nổ ra hôm thứ Sáu tại Cairo và trên khắp nước khiến 36 người thiệt mạng và hơn 1000 người khác bị thương.
Những lo ngại về việc gia tăng bạo động giáo phái lại tăng thêm hôm thứ Bảy sau vụ sát hại một tu sĩ Coptic tại miền bắc Sinai. Các giới chức an ninh Ai Cập nói rằng các phần tử có súng đã kéo tu sĩ này ra khỏi xe hơi của ông và bắn ông nhiều lần.
Các giới chức cũng báo cáo về nhiều cuộc tấn công do các phần tử tranh đấu Hồi Giáo thực hiện tại nhiều chốt kiểm soát an ninh trong vùng.
Sau khi bắt giữ ông Morsi hôm thứ Tư, quân đội đã đình chỉ hiến pháp và ra lệnh tổ chức các cuộc bầu cử mới. Quân đội nói rằng hành động của họ là để tránh nguy cơ nổi dậy của đông đảo của quần chúng chống những chính sách và lề lối lãnh đạo của ông Morsi. Những người chống đối tố cáo là tổng thống đầu tiên do dân bầu lên một cách dân chủ đã phản bội cuộc cách mạng năm 2011 lật đổ ông Hosni Mubarak.
Quân đội và những tổ chức đối lập cũ tại Ai Cập đã kêu gọi hòa giải khi quân đội có hành động tiến tới với kế hoạch của họ được gọi là bản lộ trình để phục hồi nền dân chủ và chế độ cai tri dân sự. Khi tình hình bạo động gia tăng hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi nhân dân Ai Cập đạt được một kết thúc hòa bình cho cuộc khủng hoảng này và tránh khỏi bạo động.