Người tiết lộ thông tin về một chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ được bảo mật ở mức cao hôm nay biệt tích ở Hồng Kông, trong lúc các giới chức ở Washington tiếp tục đòi bắt giữ và dẫn độ ngay nghi can này.
Ông Edward Snowden đã rời khỏi một khách sạn ở Hồng Kông hôm thứ hai, một ngày sau khi tiết lộ lý lịch của mình cho cả thế giới trên tờ The Guardian của Anh. Ông đã trốn sang đặc khu hành chánh của Trung Quốc hôm 20 tháng 5, trước khi tờ The Guardian cho đăng các bài tường thuật về việc Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ theo dõi những cuộc điện đàm và những dữ liệu internet để tìm kiếm những mối đe dọa khủng bố.
Ông Phil Carter, một chuyên gia về an ninh quốc gia, nằm trong số những người tin rằng hành động của ông Snowden gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia.
Ông Carter nói: "Họ tiết lộ một chương trình mà chính phủ dựa vào để có thể xem một số lượng lớn dữ liệu và tìm hiểu những dữ liệu này. Và đây là loại chương trình mà chính phủ sử dụng để phát giác những âm mưu khủng bố trong tương lai và cũng để tìm hiểu xem các cơ quan tình báo nước ngoài đang làm những gì và để theo dõi những sự việc bất thường có thể có liên hệ tới những hoạt động tội phạm ở Mỹ."
Nhưng những hành động của ông Snowden đã nhận được sứ tán dương của ông Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks – là trang web đã phổ biến hàng vạn công điện ngoại giao mật và những báo cáo chiến trường của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Ông Assange nói: "Edward Snowden là một người anh hùng đã cho công chúng biết những thông tin của một trong những sự kiện nghiêm trọng nhất của thập niên này. Đó là sự hình thành đáng ghê sợ của một nhà nước theo dõi, một nhà nước đã lũng đoạn các tòa án ở nước Mỹ. Họ làm cho các tòa án trở thành bí mật. Họ bắt các tòa án này đưa ra những án lệnh vi phạm những sự bảo vệ của hiến pháp đối với hầu như toàn thể dân chúng. Như vậy vẫn chưa đủ. Họ còn lợi dụng những công ty công nghệ cao của Mỹ như Google, Yahoo, Skype, Facebook…để nới rộng sự theo dõi đó trên khắp thế giới. Những dữ liệu được thu thập ở nước Mỹ không thôi đã lên tới hơn 2,4 tỉ -- chỉ riêng trong tháng 3."
Ông Snowden đã lấy được những thông tin này trong khi làm chuyên viên kỹ thuật cho công ty Booz Allen Hamilton, một công ty tư nhân có hợp đồng với Cơ quan An ninh Quốc gia.
Ông Glenn Greenwald, ký giả của tờ The Guardian đã phanh phui chương trình theo dõi của Mỹ, nói rằng ông Snowden hiểu rõ những gì sẽ xảy ra nếu ông tiết lộ những thông tin của Cơ quan An ninh Quốc gia.
Ông Greenwald nói: "Dĩ nhiên là tôi quan tâm tới số phận của nguồn tin của tôi và quan tâm tới người mà tôi nghĩ là đã làm một việc rất tốt cho công chúng. Nhưng đồng thời, ông ấy cũng là một người suy nghĩ chín chắn, khôn ngoan và thông minh. Ông đã quyết định làm việc này trong lúc hiểu rõ sẽ phải gánh chịu những hậu quả như thế nào. Vì vậy tôi không hề cảm thấy buồn rầu cho ông. Tôi không lo ngại về những chuyện sẽ xảy ra cho ông ngoài sự dự liệu của ông. Ông ấy đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ những việc gì xảy ra cho mình."
Chính quyền Hồng Kông có thể đưa ông Snowden về Mỹ dựa theo một hiệp ước dẫn độ mà họ ký với Washington năm 1996. Những nhân vật tranh đấu ủng hộ ông Snowden đã lập ra một quỹ bảo vệ pháp lý cho ông. Họ cũng bắt đầu một cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư trên website của Tòa Bạch Ốc để xin tổng thống ân xá cho ông Snowden.
Trước đây, ông Snowden nói rằng ông định xin tị nạn tại bất kỳ nước nào có quyết tâm bảo vệ tự do ngôn luận và quyền riêng tư của mọi người trên thế giới.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết họ đã bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra hình sự về vụ này, nhưng không cung cấp thêm chi tiết nào khác.
Ông Edward Snowden đã rời khỏi một khách sạn ở Hồng Kông hôm thứ hai, một ngày sau khi tiết lộ lý lịch của mình cho cả thế giới trên tờ The Guardian của Anh. Ông đã trốn sang đặc khu hành chánh của Trung Quốc hôm 20 tháng 5, trước khi tờ The Guardian cho đăng các bài tường thuật về việc Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ theo dõi những cuộc điện đàm và những dữ liệu internet để tìm kiếm những mối đe dọa khủng bố.
Ông Phil Carter, một chuyên gia về an ninh quốc gia, nằm trong số những người tin rằng hành động của ông Snowden gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia.
Ông Carter nói: "Họ tiết lộ một chương trình mà chính phủ dựa vào để có thể xem một số lượng lớn dữ liệu và tìm hiểu những dữ liệu này. Và đây là loại chương trình mà chính phủ sử dụng để phát giác những âm mưu khủng bố trong tương lai và cũng để tìm hiểu xem các cơ quan tình báo nước ngoài đang làm những gì và để theo dõi những sự việc bất thường có thể có liên hệ tới những hoạt động tội phạm ở Mỹ."
Nhưng những hành động của ông Snowden đã nhận được sứ tán dương của ông Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks – là trang web đã phổ biến hàng vạn công điện ngoại giao mật và những báo cáo chiến trường của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Ông Assange nói: "Edward Snowden là một người anh hùng đã cho công chúng biết những thông tin của một trong những sự kiện nghiêm trọng nhất của thập niên này. Đó là sự hình thành đáng ghê sợ của một nhà nước theo dõi, một nhà nước đã lũng đoạn các tòa án ở nước Mỹ. Họ làm cho các tòa án trở thành bí mật. Họ bắt các tòa án này đưa ra những án lệnh vi phạm những sự bảo vệ của hiến pháp đối với hầu như toàn thể dân chúng. Như vậy vẫn chưa đủ. Họ còn lợi dụng những công ty công nghệ cao của Mỹ như Google, Yahoo, Skype, Facebook…để nới rộng sự theo dõi đó trên khắp thế giới. Những dữ liệu được thu thập ở nước Mỹ không thôi đã lên tới hơn 2,4 tỉ -- chỉ riêng trong tháng 3."
Ông Snowden đã lấy được những thông tin này trong khi làm chuyên viên kỹ thuật cho công ty Booz Allen Hamilton, một công ty tư nhân có hợp đồng với Cơ quan An ninh Quốc gia.
Ông Glenn Greenwald, ký giả của tờ The Guardian đã phanh phui chương trình theo dõi của Mỹ, nói rằng ông Snowden hiểu rõ những gì sẽ xảy ra nếu ông tiết lộ những thông tin của Cơ quan An ninh Quốc gia.
Ông Greenwald nói: "Dĩ nhiên là tôi quan tâm tới số phận của nguồn tin của tôi và quan tâm tới người mà tôi nghĩ là đã làm một việc rất tốt cho công chúng. Nhưng đồng thời, ông ấy cũng là một người suy nghĩ chín chắn, khôn ngoan và thông minh. Ông đã quyết định làm việc này trong lúc hiểu rõ sẽ phải gánh chịu những hậu quả như thế nào. Vì vậy tôi không hề cảm thấy buồn rầu cho ông. Tôi không lo ngại về những chuyện sẽ xảy ra cho ông ngoài sự dự liệu của ông. Ông ấy đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ những việc gì xảy ra cho mình."
Chính quyền Hồng Kông có thể đưa ông Snowden về Mỹ dựa theo một hiệp ước dẫn độ mà họ ký với Washington năm 1996. Những nhân vật tranh đấu ủng hộ ông Snowden đã lập ra một quỹ bảo vệ pháp lý cho ông. Họ cũng bắt đầu một cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư trên website của Tòa Bạch Ốc để xin tổng thống ân xá cho ông Snowden.
Trước đây, ông Snowden nói rằng ông định xin tị nạn tại bất kỳ nước nào có quyết tâm bảo vệ tự do ngôn luận và quyền riêng tư của mọi người trên thế giới.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết họ đã bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra hình sự về vụ này, nhưng không cung cấp thêm chi tiết nào khác.
Your browser doesn’t support HTML5