Cựu ủy viên Bộ Chính trị hôm 13/1 đã đề cập tới lời phát biểu về việc xử lý cán bộ sai phạm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phần tự bào chữa, và nói muốn làm "ma tự do".
Ông Thăng trích lời người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được mà xử lý để cho họ khắc phục sửa chữa, để tiến bộ, trưởng thành và quan trọng để cho họ thấy sai”.
Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, trong buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái, ông Trọng phát biểu rằng việc xử lý tham nhũng “cốt là để người ta giác ngộ, thấy được vết xe đổ thì mới thành công, không gây bất mãn cho xã hội”.
Theo các đoạn video đăng trên mạng, cựu quan chức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói rằng lời phát biểu đó "cho bị cáo thấy được, cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư”.
Ông Thăng từng bị “cảnh cáo”, “cho thôi làm Ủy biên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy HCM” rồi bị bắt và đưa ra xử vì “liên quan tới các sai phạm thời còn làm lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”.
Luật sư Đức của ông Thanh nêu đích danh Tổng bí thư Trọng
Vụ xử Thăng – Thanh: Tổng Trọng vươn xa tới đâu?
Hôm 10/1, ông bị đề nghị mức án 14 - 15 năm tù giam. Trong khi tự bào chữa, ông Thăng “đề nghị Hội đồng Xét xử xem xét với tinh thần thấu tình đạt lý, đúng căn cứ, pháp luật và công bằng cho cán bộ dầu khí, không vì tư lợi mà chỉ muốn tập đoàn phát triển nhanh theo đúng kỳ vọng của chính phủ".
Bị cáo chỉ có mong muốn cuối cùng là làm sao chấp hành án, trước khi chết thì được ra ngoài, được chết tại nhà mình, trong vòng tay người thân, gia đình, bạn bè...Ông Đinh La Thăng nói tại tòa.
Trước đó một ngày, về quyết định gây tranh cãi về việc để cho Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), làm tổng thầu thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, “gây thiệt hại hơn trăm tỷ đồng”, ông Thăng khai rằng nó từng được thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] “chấp thuận” và “theo chủ trương của Bộ Chính trị”.
Bày tỏ nguyện vọng trước tòa, ông Thăng nói rằng ông “chỉ có mong muốn cuối cùng là làm sao chấp hành án, trước khi chết thì được ra ngoài, được chết tại nhà mình, trong vòng tay người thân, gia đình, bạn bè”.
Ông được nhiều tờ báo trong nước trích lời nói rằng ông “cũng mong muốn, nếu có chết thì được làm ma tự do chứ không phải ma tù”.
Nguyện vọng “làm ma tự do” của ông cũng trở thành một chủ đề được nhiều người thảo luận trên mạng xã hội.
Luật sư Lê Công Định viết: “Dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng mà có Ma Tự Do sao?”
Bị cáo cũng lo sợ viễn cảnh phải "làm ma trong tù" chứ không được "làm ma tự do".Ông Trịnh Xuân Thanh nói.
Lời bào chữa của ông Thăng mà nhiều tờ báo nói là “nghẹn ngào” đã trở thành bài được nhiều người đọc nhất trên hầu hết các trang tin điện tử ở Việt Nam.
Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Thanh, một bị cáo khác trong vụ xử về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và "Tham ô tài sản”, tự bào chữa rằng ông “không tham ô”.
Ngoài ra, theo truyền thông Việt Nam, ông Thanh, nguyên lãnh đạo PVC, cho biết “thấy có lỗi với anh Định La Thăng” và “cũng lo sợ viễn cảnh phải "làm ma trong tù" chứ không được "làm ma tự do" vì còn một phiên tòa nữa đang chờ đợi bị cáo”. Ông Thanh trước đó bị đề nghị án tù chung thân.
Your browser doesn’t support HTML5