TÒA BẠCH ỐC —
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đi thăm Ả rập Xê-út vào tháng tới sau chuyến công du 3 nước Âu Châu. Theo tường thuật của thông tín viên Dan Robinson của đài VOA tại Tòa Bạch Ốc, cuộc họp với Quốc vương Abdullah của Ả rập Xê-út sẽ tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có cuộc nội chiến Syria và cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân Iran.
Ả rập Xê-út được ghi thêm vào lịch công du Âu Châu đã được loan báo trước của Tổng thống Obama, bao gồm 3 nước Hà Lan, Bỉ và Italia.
Quan hệ Hoa Kỳ-Ả rập Xê-út, hai nước đồng minh lâu đời, đã bị căng thẳng rất nhiều trong thời gian qua.
Các giới chức Ả rập Xê-út năm ngoái đã mạnh mẽ chỉ trích điều mà họ cho là Tổng thống Obama ngần ngại không muốn can thiệp quân sự ở Syria và không làm đủ để cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy đang tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Riyadh đang cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy. Ả rập Xê-út cũng tiếp tục quan tâm về sự hỗ trợ mà Iran, một nước Hồi giáo Shia và là đối thủ chính của Ả rập Xê-út trong khu vực, dành cho Tổng thống Assad.
Các nhà lãnh đạo Ả rập Xê-út cũng đang theo dõi sát cuộc đàm phán giữa nhóm P5+1 với Tehran để có được thỏa thuận chung cuộc về vấn đề hạt nhân. Những vấn đề khác bao gồm sự lo lắng về những diễn tiến ở Ai Cập, nơi bạo động tiếp diễn trước cuộc bầu cử mới.
Hôm thứ hai, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney đã trả lời như sau khi được hỏi phải chăng chuyến công du Riyadh của Tổng thống Obama có mục đích giảm thiểu sự căng thẳng trong mối quan hệ song phương.
"Ả rập Xê-út là một đối tác gần gũi của Hoa Kỳ và chúng tôi có một mối quan hệ song phương sâu rộng và bao gồm nhiều lãnh vực, và Tổng thống Obama mong đợi có dịp đến thăm Ả rập Xê-út để thảo luận về tất cả mọi vấn đề. Và bất kể là chúng tôi có những sự bất đồng như thế nào thì điều đó cũng không thay đổi được một thực tế là đây là một mối quan hệ rất quan trọng và thân thiết."
Trong các cuộc phỏng vấn hồi năm ngoái, Hoàng thân Turki al-Faisal, cựu giám đốc tình báo Ả rập Xê-út và là cựu đại sứ tại Mỹ, đã mạnh mẽ chỉ trích chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ.
Sự chỉ trích đó tập trung phần lớn vào chính sách của Tổng thống Obama đối với vấn đề Syria và cuộc thương thuyết về vấn đề hạt nhân Iran, đặc biệt là việc ông Obama quyết định không sử dụng sức mạnh quân sự để đáp lại việc chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học để tấn công thường dân.
Tổng thống Obama và Quốc vương Abdullah đã nói chuyện điện thoại với nhau hồi tháng 11 vừa qua. Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama đã tái khẳng định cam kết vững chắc của Mỹ đối với các nước bạn và các nước đồng minh ở vùng Vịnh Ba Tư.
Ngoại trưởng John Kerry đã đến thăm Ả rập Xê-út hồi năm ngoái và hồi tháng giêng để thảo luận các nỗ lực hòa bình Trung Đông và để tìm cách giải tỏa những mối quan tâm của giới lãnh đạo ở Riyadh.
Theo lịch trình đã được ấn định, ngày 14 tháng này Tổng thống Obama sẽ tiếp kiến Quốc vương Abdullah của Jordan tại khu nghỉ mát Sunnylands ở California. Các cuộc thảo luận này cũng sẽ tập trung vào Syria, nỗ lực hòa bình Israel-Palestine và các vấn đề khác.
Ả rập Xê-út được ghi thêm vào lịch công du Âu Châu đã được loan báo trước của Tổng thống Obama, bao gồm 3 nước Hà Lan, Bỉ và Italia.
Quan hệ Hoa Kỳ-Ả rập Xê-út, hai nước đồng minh lâu đời, đã bị căng thẳng rất nhiều trong thời gian qua.
Các giới chức Ả rập Xê-út năm ngoái đã mạnh mẽ chỉ trích điều mà họ cho là Tổng thống Obama ngần ngại không muốn can thiệp quân sự ở Syria và không làm đủ để cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy đang tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Riyadh đang cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy. Ả rập Xê-út cũng tiếp tục quan tâm về sự hỗ trợ mà Iran, một nước Hồi giáo Shia và là đối thủ chính của Ả rập Xê-út trong khu vực, dành cho Tổng thống Assad.
Các nhà lãnh đạo Ả rập Xê-út cũng đang theo dõi sát cuộc đàm phán giữa nhóm P5+1 với Tehran để có được thỏa thuận chung cuộc về vấn đề hạt nhân. Những vấn đề khác bao gồm sự lo lắng về những diễn tiến ở Ai Cập, nơi bạo động tiếp diễn trước cuộc bầu cử mới.
Hôm thứ hai, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney đã trả lời như sau khi được hỏi phải chăng chuyến công du Riyadh của Tổng thống Obama có mục đích giảm thiểu sự căng thẳng trong mối quan hệ song phương.
"Ả rập Xê-út là một đối tác gần gũi của Hoa Kỳ và chúng tôi có một mối quan hệ song phương sâu rộng và bao gồm nhiều lãnh vực, và Tổng thống Obama mong đợi có dịp đến thăm Ả rập Xê-út để thảo luận về tất cả mọi vấn đề. Và bất kể là chúng tôi có những sự bất đồng như thế nào thì điều đó cũng không thay đổi được một thực tế là đây là một mối quan hệ rất quan trọng và thân thiết."
Trong các cuộc phỏng vấn hồi năm ngoái, Hoàng thân Turki al-Faisal, cựu giám đốc tình báo Ả rập Xê-út và là cựu đại sứ tại Mỹ, đã mạnh mẽ chỉ trích chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ.
Sự chỉ trích đó tập trung phần lớn vào chính sách của Tổng thống Obama đối với vấn đề Syria và cuộc thương thuyết về vấn đề hạt nhân Iran, đặc biệt là việc ông Obama quyết định không sử dụng sức mạnh quân sự để đáp lại việc chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học để tấn công thường dân.
Tổng thống Obama và Quốc vương Abdullah đã nói chuyện điện thoại với nhau hồi tháng 11 vừa qua. Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama đã tái khẳng định cam kết vững chắc của Mỹ đối với các nước bạn và các nước đồng minh ở vùng Vịnh Ba Tư.
Ngoại trưởng John Kerry đã đến thăm Ả rập Xê-út hồi năm ngoái và hồi tháng giêng để thảo luận các nỗ lực hòa bình Trung Đông và để tìm cách giải tỏa những mối quan tâm của giới lãnh đạo ở Riyadh.
Theo lịch trình đã được ấn định, ngày 14 tháng này Tổng thống Obama sẽ tiếp kiến Quốc vương Abdullah của Jordan tại khu nghỉ mát Sunnylands ở California. Các cuộc thảo luận này cũng sẽ tập trung vào Syria, nỗ lực hòa bình Israel-Palestine và các vấn đề khác.