Tổng thống Obama đưa ra viễn kiến của ông cho việc tiến tới một thế giới không có võ khí hạt nhân trong một bài diễn văn hôm thứ Tư tại Cổng Brandenburg lịch sử ở Berlin.
Tổng thống Obama nói rằng, ông sẽ theo đuổi việc giảm bớt võ khí hạt nhân tới một phần ba và tái tục các cuộc đàm phán với Nga để “vượt ra khỏi tình hình hạt nhân thời Chiến Tranh Lạnh.”
Ông nói rằng đó là sự cắt giảm võ khí hạt nhân có thể thực hiện được, đồng thời có thể bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh và duy trì “một lực lượng hạt nhân răn đe chiến lược mạnh mẽ và đáng tin cậy.”
Đề nghị này sẽ có nghĩa là Hoa Kỳ và Nga sẽ cắt giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược tới khoảng một phần ba dưới mức họ đã thỏa thuận trong Hiệp định START mới.
Hiệp định được ký năm 2010 này đòi hỏi hai quốc gia giảm bớt kho võ khí của họ xuống 1550 đầu đạn hạt nhân vào năm 2018.
Một thời gian ngắn trước khi ông Obama đọc bài diễn văn của ông, báo chí trích thuật lời Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, chính phủ của ông sẽ không cho phép “gây xáo trộn tới hệ thống võ khí hạt nhân chiến lược răn đe hay giảm bớt tính hiệu quả của lực lượng hạt nhân của Nga.
Trong suốt bài diễn văn, ông Obama nhắc lại nhiều lần chủ đề “hòa bình và công lý,” ca ngợi hệ thống doanh nghiệp tư chống lại lại kế hoạch quản lý kinh tế “từ trên xuống” mà chính phủ cộng sản của chế độ Đông Đức cũ theo đuổi.
Ông cảnh báo các nước Phương Tây không nên “hướng nội” hay trở nên “tự mãn” sau khi thắng lợi trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, và nói rằng họ phải đối phó với một số thách đố, trong đó có hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu, tình trạng nghèo khó, và sự lây lan bệnh AIDS.
Ông cũng nói rằng ông sẽ gia tăng gấp đôi nỗ lực để đóng cửa trại giam của Hoa Kỳ tại Vịnh Guantanamo ở Cuba.
Cổng Brandenburg là nơi đã chứng kiến hai bài diễn văn nổi tiếng của các cựu Tổng thống Hoa Kỳ. Hồi năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy đã tuyên bố ông là một công dân của một thành phố Berlin bị chia cắt. Và năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan đã yêu cầu nhà lãnh đạo Xô Viết Mikhail Gorbachev kéo sập Bức tường Berlin.
Trước khi đọc bài diễn văn này, ông Obama đã gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel để thảo luận về nhiều vấn đề trong đó có việc Hoa Kỳ theo dõi Internet.
Thủ tướng Merkel nói rằng, mặc dầu “kẻ thù và những người chống đối” có thể sử dụng Internet để đe dọa nền dân chủ, bà nhấn mạnh với Tổng thống Obama rằng cần phải có sự “quân bình và tương xứng” giữa nhu cầu theo dõi các mối đe dọa và bảo vệ một “trật tự tự do.”
Ông Obama gọi chương trình theo dõi Internet của Hoa Kỳ là “có hạn chế” và “hạn hẹp” và khẳng định rằng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ không “theo dõi những e-mail thông thường” của các công dân Đức hay công dân Hoa Kỳ hay công dân các nước khác,” và rằng các chương trình theo dõi Internet và điện thoại được đặt dưới quyền giám sát của tòa án liên bang.
Ông nói rằng, chính phủ của ông đã giữ một sự “quân bình thích hợp” giữa việc bảo vệ nhân dân Mỹ và duy trì “quyền tự do công dân và đời tư của mọi người.” Ông cũng nhắc lại rằng các chương trình theo dõi này đã “cứu được mạng người.”
Đây là chuyến thăm Đức đầu tiên của ông Obama với cương vị Tổng thống Hoa Kỳ. Ông đã tới Berlin năm 2008 với tư cách là một ứng cử viên Tổng thống nhưng không được phép đọc diễn văn tại Cổng Brandenburg.
Tổng thống Obama nói rằng, ông sẽ theo đuổi việc giảm bớt võ khí hạt nhân tới một phần ba và tái tục các cuộc đàm phán với Nga để “vượt ra khỏi tình hình hạt nhân thời Chiến Tranh Lạnh.”
Ông nói rằng đó là sự cắt giảm võ khí hạt nhân có thể thực hiện được, đồng thời có thể bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh và duy trì “một lực lượng hạt nhân răn đe chiến lược mạnh mẽ và đáng tin cậy.”
Đề nghị này sẽ có nghĩa là Hoa Kỳ và Nga sẽ cắt giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược tới khoảng một phần ba dưới mức họ đã thỏa thuận trong Hiệp định START mới.
Hiệp định được ký năm 2010 này đòi hỏi hai quốc gia giảm bớt kho võ khí của họ xuống 1550 đầu đạn hạt nhân vào năm 2018.
Một thời gian ngắn trước khi ông Obama đọc bài diễn văn của ông, báo chí trích thuật lời Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, chính phủ của ông sẽ không cho phép “gây xáo trộn tới hệ thống võ khí hạt nhân chiến lược răn đe hay giảm bớt tính hiệu quả của lực lượng hạt nhân của Nga.
Trong suốt bài diễn văn, ông Obama nhắc lại nhiều lần chủ đề “hòa bình và công lý,” ca ngợi hệ thống doanh nghiệp tư chống lại lại kế hoạch quản lý kinh tế “từ trên xuống” mà chính phủ cộng sản của chế độ Đông Đức cũ theo đuổi.
Ông cảnh báo các nước Phương Tây không nên “hướng nội” hay trở nên “tự mãn” sau khi thắng lợi trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, và nói rằng họ phải đối phó với một số thách đố, trong đó có hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu, tình trạng nghèo khó, và sự lây lan bệnh AIDS.
Ông cũng nói rằng ông sẽ gia tăng gấp đôi nỗ lực để đóng cửa trại giam của Hoa Kỳ tại Vịnh Guantanamo ở Cuba.
Cổng Brandenburg là nơi đã chứng kiến hai bài diễn văn nổi tiếng của các cựu Tổng thống Hoa Kỳ. Hồi năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy đã tuyên bố ông là một công dân của một thành phố Berlin bị chia cắt. Và năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan đã yêu cầu nhà lãnh đạo Xô Viết Mikhail Gorbachev kéo sập Bức tường Berlin.
Trước khi đọc bài diễn văn này, ông Obama đã gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel để thảo luận về nhiều vấn đề trong đó có việc Hoa Kỳ theo dõi Internet.
Thủ tướng Merkel nói rằng, mặc dầu “kẻ thù và những người chống đối” có thể sử dụng Internet để đe dọa nền dân chủ, bà nhấn mạnh với Tổng thống Obama rằng cần phải có sự “quân bình và tương xứng” giữa nhu cầu theo dõi các mối đe dọa và bảo vệ một “trật tự tự do.”
Ông Obama gọi chương trình theo dõi Internet của Hoa Kỳ là “có hạn chế” và “hạn hẹp” và khẳng định rằng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ không “theo dõi những e-mail thông thường” của các công dân Đức hay công dân Hoa Kỳ hay công dân các nước khác,” và rằng các chương trình theo dõi Internet và điện thoại được đặt dưới quyền giám sát của tòa án liên bang.
Ông nói rằng, chính phủ của ông đã giữ một sự “quân bình thích hợp” giữa việc bảo vệ nhân dân Mỹ và duy trì “quyền tự do công dân và đời tư của mọi người.” Ông cũng nhắc lại rằng các chương trình theo dõi này đã “cứu được mạng người.”
Đây là chuyến thăm Đức đầu tiên của ông Obama với cương vị Tổng thống Hoa Kỳ. Ông đã tới Berlin năm 2008 với tư cách là một ứng cử viên Tổng thống nhưng không được phép đọc diễn văn tại Cổng Brandenburg.