Ngày lễ Valentine ở Mỹ là một ngày được dành ra để quý ông biệt đãi những người phụ nữ trong đời mình thể bằng những bữa tối lãng mạn, những bó hoa, và tất nhiên, những viên socola ngọt ngào. Nhưng ở Nhật Bản, 14/2 là ngày mà người phụ nữ tặng socola cho người đàn ông mà họ yêu quý và 14/3 mới là ngày đàn ông mua socola tặng lại cho những người phụ nữ mà họ yêu thương. Và giờ đây, cả phụ nữ và đàn ông ở Nhật đều có cơ hội chọn mua một thương hiệu socola nhập khẩu, sử dụng bột cacao lấy từ Ecuador, và được chính người chủ thiết kế mẫu mã, giống với cách mà các sản phẩm socola được bán ở cửa hàng Mariebelle New York tại Mỹ.
Bà Maribel Lieberman, một phụ nữ Mỹ gốc Honduras, với niềm đam mê lớn với socola, đã thành công trong việc đem các sản phẩm socola được làm theo phong cách Honduras tới cho những khách hàng của mình ở hai cửa hàng socola Mariebelle New York ở khu phố mua sắm sang trọng SoHo nổi tiếng ở New York và Mariebelle Japan ở thành phố Kyoto, Nhật Bản.
Sau khi chuyển tới New York vào năm 17 tuổi và học tiếng Anh, bà Maribel Lieberman theo học các lớp đêm về thời trang ở trường Thiết kế Parsons. Nấu ăn là một bất ngờ hạnh phúc và may mắn đối với bà.
Trước khi đến với việc kinh doanh ẩm thực, bà đã có một thời gian làm thiết kế tự do cho một vài công ty thời trang, nhưng bà sau đó đã nhận ra rằng bà không say mê ngành công nghiệp thời trang. Bà yêu thời trang, nhưng bà không có đam mê để sống với nó.
Bà Maribel cho biết rằng bà chưa bao giờ nghĩ là bà thích nấu nướng bởi lẽ bà không nấu ăn ở nhà. Nhưng khi bà kết hôn, bà bắt đầu thử nghiệm với món ăn khi bà nấu cho chồng. Kể từ lúc đó, bà nhận ra là mình thích nấu ăn. Cuối cùng, sở thích đó đã trở thành công việc kinh doanh thực phẩm đầu tiên tại nhà của bà sau này.
Đối với bà Maribel, trong nấu ăn, đồ ăn phải được bày biện đẹp mắt – ánh sáng phải thật hoàn hảo, màu sắc phải hòa hợp với nhau, đĩa ăn và dao dĩa cũng phải đẹp. Bà nói rằng, khi nhìn đồ ăn trên đĩa, điều quan trọng không chỉ là có thứ gì đó để ăn, chúng ta còn cần phải thỏa mãn tất cả các giác quan của chúng ta nữa. Và đây chính là tôn chỉ trong kinh doanh ẩm thực mà bà theo đuổi.
Năm năm sau khi bà kinh doanh ẩm thực tại nhà, bà muốn có một bước tiến mới. Bà đã góp vốn chung với một người bạn bán kính mắt và mở một cửa hàng ở NoLita. Cửa hàng được đặt tên là Lunettes et Chocolat – có nghĩa là Kính mắt và Socola. Với bảng hiệu như vậy, bà Maribel đã tự nhủ rằng bà phải chắc chắn bán được thật nhiều socola.
Bà nói rằng, bà là người mà một khi bà muốn tìm hiểu về điều gì, bà sẽ tìm hiểu và nghiên cứu rất sâu về nó. Đối với socola, sau khi tìm hiểu về lịch sử bột cacao, bà phát hiện ra rằng những sản phẩm socola thượng hạng thường được mọi người lầm tưởng là đến từ Châu Âu, nhưng thực ra, socola ngon nhất lại đến từ châu Mỹ Latinh. Và vì vậy, bà đã nghĩ rằng bà có duyên với socola và vì vậy mà bà cần phải mang danh tiếng về socola lại cho vùng đất châu Mỹ.
“Sau khi nghiên cứu về socola, tôi phát hiện ra rằng ở châu Mỹ Latinh có một số loại bột cacao có chất lượng tốt nhất. Điều tôi muốn giới thiệu với mọi người rằng họ thực ra không mấy quen thuộc với nguồn gốc của một hay những loại cacao khác nhau, và các hương vị cacao khác nhau. Đó là lúc tôi bắt đầu tập trung vào việc giới thiệu với mọi người nguồn gốc khác nhau của cacao và mời mọi người thử những hương vị khác nhau của cacao. Khi tôi bắt đầu pha chế socola nóng để phục vụ ở Mỹ, tôi vẫn đem bột cacao từ châu Mỹ Latinh, từ Ecuador. “
Tuy nhiên, ở Mỹ, cà phê dường như mới là thức uống phổ biển hơn cả. Vậy tại sao bà Maribel lại chọn kinh doanh về socola mà không phải là cà phê? Bà cho biết:
“Tôi không phải người thích uống cà phê. Bạn biết đấy, bạn luôn luôn phải làm điều mà bạn đam mê. Socola luôn luôn là một trong số những thứ mà tôi thích ăn, nhưng không chỉ vậy mà xuyên suốt nhiều thế hệ, ông bà của chúng ta vẫn chọn cacao để kinh doanh. Vì thế mà đó là điều luôn hấp dẫn tôi. Mặt khác, đối với socola, tôi không chỉ pha chế đồ uống mà còn có thể làm ra nhiều sản phẩm khác nữa.”
Sự kiện khủng bố 11/9 xảy ra chỉ một năm sau khi cửa hàng Lunettes et Chocolat được mở. Bà và người bạn của bà đã cố gắng tiếp tục kinh doanh thêm một thời gian ngắn nhưng vì toàn bộ khu vực vẫn rất tồi tệ, khói khắp nơi, và đó không phải là nơi mà mọi người muốn lui tới. Vì vậy, vào Giáng sinh năm đó, bà đã quyết định sẽ thuê một chỗ mới tạm trong tháng 12. Địa điểm mới vốn là một phòng triển lãm nghệ thuật. Bà đã đi mượn nội thất, sơn lại tường màu xanh, và đặt tên cho cửa hàng là MarieBelle. Cửa hàng được mở vào 15/12/2001.
Dự định mở cửa hàng tạm trong tháng 12 đã kéo dài hơn bà dự tính vì cửa hàng MerieBelle vẫn đứng đó cho tới ngày nay. Sự khác biệt duy nhất có chăng chỉ là việc cửa hàng nay đã được mở rộng. Và cũng chính tại đây, cơ hội đưa thương hiệu socola vươn sang một châu lục khác đã mỉm cười với bà.
“Ở New York, tôi nhớ có một tờ báo của Nhật tới cửa hàng của tôi. Họ muốn viết bài về các sản phẩm socola của tôi. Và sau đó, bài viết về cửa hàng của tôi xuất hiện ngay trên trang nhất của tờ báo. Kể từ đó, tôi bắt đầu có thêm nhiều khách hàng Nhật và thương hiệu của tôi bắt đầu được những cộng đồng Nhật ở đây biết đến. Một trong những công việc mà tôi đã có trước đó, khi tôi vẫn làm kinh doanh ẩm thực tại nhà, đó là khi tôi quen một người đàn ông Nhật, làm chủ một công ty quảng cáo. Ông ấy thực ra là người đã giới thiệu tôi với đối tác kinh doanh bên Nhật của tôi hiện giờ. Ông ấy là người đã tới và nói với tôi rằng có một công ty đang tìm kiếm một thương hiệu tốt để tới thị trường Nhật.”
Giờ đây, khi bước vào cửa hàng Mariebelle Japan ở Kyoto, khách hàng có thể trông thấy những sản phẩm socola được thiết kế một cách nghệ thuật với dấu ấn qua những sản phẩm ganaches (hỗn hợp làm từ socola nung chảy và kem đặc) và những tách socola nóng rất nghệ thuật.
Tuy New York là một thành phố hiện đại, nhưng cách bài trí cửa hàng Mariebelle New York lại theo xu hướng cổ xưa giống như phong cách ở cửa hàng Mariebelle Japan. Và theo lời bà Maribel, phong cách thiết kế này có thể không thoải mái cho những người ưa chuộng thiết kế hiện đại. Chính nét cổ xưa là điều khiến bản thân bà Maribel cảm thấy thoải mái và đó cũng là điều thu hút những khách hàng có cùng cảm giác chung với bà.
“Kyoto là một thành phố mà bạn có thể tìm thấy một hình ảnh lúc xưa của Nhật, với những tòa nhà cổ kính. Họ có hiên nhà phía trước và cửa hàng thì nằm ở phía sau. Bạn phải đi xuyên qua những hành lang nhỏ để vào trong cửa hàng. Họ vẫn gìn giữ tất cả những nét truyền thống và nét thẩm mỹ trong ẩm thực. Những công ty ở đó đã tồn tại một, hai trăm năm rồi. Chúng tôi muốn thương hiệu của chúng tôi kéo dài một, hay hai trăm năm, nếu có thể. Vì thế mà chúng tôi muốn hợp tác với một thành phố mà vẫn gìn giữ nét truyền thống đó.”
Sinh sống tại một trong những thành phố đa dạng nhất về văn hóa như New York có lẽ là một điểm thuận lợi cho việc kinh doanh ẩm thực nói chung. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc phát triển kinh doanh tại một đất nước hoàn toàn khác biệt về cả địa lý lẫn văn hóa dường như không dễ dàng. Vậy một người phụ nữ như bà Maribel đã phát triển việc kinh doanh socola như thế nào tại thị trường nước ngoài? Bà cho biết:
“Có thể là tôi có một cách tiếp cận giải quyết vấn đề khác. Nhưng việc là một phụ nữ chưa bao giờ là điều gây khó khăn cho tôi khi phát triển việc kinh doanh ở nước ngoài cả. Ở Nhật, có rất nhiều các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Vì thế mà tôi thực sự không cảm thấy đó là một vấn đề. Bạn biết đấy, đối tác ở Nhật của tôi cũng là một phụ nữ. Và chúng tôi gần như là nói chuyện với nhau hàng ngày. Dĩ nhiên, chúng tôi nói chuyện về việc kinh doanh nhưng chúng tôi cũng đã phát triển một tình bạn. Chúng tôi quả thực là những đối tác của nhau vì cả hai chúng tôi chỉ tập trung vào việc đưa thương hiệu Maribel tới trở thành một thương hiệu toàn cầu.”
Bà Maribel Lieberman nói rằng bà đang có kế hoạch mở cửa hàng ở khắp châu Á, bắt đầu từ Nhật. Công ty của bà đã sẵn sàng thêm socolo lạnh vào thực đơn của mình và sẽ sớm có mặt tại các siêu thị. Nhưng trước mắt, vào ngày 14/3 tới, hay còn gọi là “Valentine trắng,” cửa hiệu Mariebelle có lẽ sẽ có rất nhiều khách hàng là đàn ông Nhật vì đó là khi những người đàn ông cần “đáp lễ” lại với những người phụ nữ đã tặng quà cho họ vào ngày Valentine cách đó một tháng.
Nguồn: VOA, Latina.com, nyintl.net
Your browser doesn’t support HTML5
Bà Maribel Lieberman, một phụ nữ Mỹ gốc Honduras, với niềm đam mê lớn với socola, đã thành công trong việc đem các sản phẩm socola được làm theo phong cách Honduras tới cho những khách hàng của mình ở hai cửa hàng socola Mariebelle New York ở khu phố mua sắm sang trọng SoHo nổi tiếng ở New York và Mariebelle Japan ở thành phố Kyoto, Nhật Bản.
Sau khi chuyển tới New York vào năm 17 tuổi và học tiếng Anh, bà Maribel Lieberman theo học các lớp đêm về thời trang ở trường Thiết kế Parsons. Nấu ăn là một bất ngờ hạnh phúc và may mắn đối với bà.
Trước khi đến với việc kinh doanh ẩm thực, bà đã có một thời gian làm thiết kế tự do cho một vài công ty thời trang, nhưng bà sau đó đã nhận ra rằng bà không say mê ngành công nghiệp thời trang. Bà yêu thời trang, nhưng bà không có đam mê để sống với nó.
Bà Maribel cho biết rằng bà chưa bao giờ nghĩ là bà thích nấu nướng bởi lẽ bà không nấu ăn ở nhà. Nhưng khi bà kết hôn, bà bắt đầu thử nghiệm với món ăn khi bà nấu cho chồng. Kể từ lúc đó, bà nhận ra là mình thích nấu ăn. Cuối cùng, sở thích đó đã trở thành công việc kinh doanh thực phẩm đầu tiên tại nhà của bà sau này.
Đối với bà Maribel, trong nấu ăn, đồ ăn phải được bày biện đẹp mắt – ánh sáng phải thật hoàn hảo, màu sắc phải hòa hợp với nhau, đĩa ăn và dao dĩa cũng phải đẹp. Bà nói rằng, khi nhìn đồ ăn trên đĩa, điều quan trọng không chỉ là có thứ gì đó để ăn, chúng ta còn cần phải thỏa mãn tất cả các giác quan của chúng ta nữa. Và đây chính là tôn chỉ trong kinh doanh ẩm thực mà bà theo đuổi.
Năm năm sau khi bà kinh doanh ẩm thực tại nhà, bà muốn có một bước tiến mới. Bà đã góp vốn chung với một người bạn bán kính mắt và mở một cửa hàng ở NoLita. Cửa hàng được đặt tên là Lunettes et Chocolat – có nghĩa là Kính mắt và Socola. Với bảng hiệu như vậy, bà Maribel đã tự nhủ rằng bà phải chắc chắn bán được thật nhiều socola.
“Sau khi nghiên cứu về socola, tôi phát hiện ra rằng ở châu Mỹ Latinh có một số loại bột cacao có chất lượng tốt nhất. Điều tôi muốn giới thiệu với mọi người rằng họ thực ra không mấy quen thuộc với nguồn gốc của một hay những loại cacao khác nhau, và các hương vị cacao khác nhau. Đó là lúc tôi bắt đầu tập trung vào việc giới thiệu với mọi người nguồn gốc khác nhau của cacao và mời mọi người thử những hương vị khác nhau của cacao. Khi tôi bắt đầu pha chế socola nóng để phục vụ ở Mỹ, tôi vẫn đem bột cacao từ châu Mỹ Latinh, từ Ecuador. “
Tuy nhiên, ở Mỹ, cà phê dường như mới là thức uống phổ biển hơn cả. Vậy tại sao bà Maribel lại chọn kinh doanh về socola mà không phải là cà phê? Bà cho biết:
“Tôi không phải người thích uống cà phê. Bạn biết đấy, bạn luôn luôn phải làm điều mà bạn đam mê. Socola luôn luôn là một trong số những thứ mà tôi thích ăn, nhưng không chỉ vậy mà xuyên suốt nhiều thế hệ, ông bà của chúng ta vẫn chọn cacao để kinh doanh. Vì thế mà đó là điều luôn hấp dẫn tôi. Mặt khác, đối với socola, tôi không chỉ pha chế đồ uống mà còn có thể làm ra nhiều sản phẩm khác nữa.”
Sự kiện khủng bố 11/9 xảy ra chỉ một năm sau khi cửa hàng Lunettes et Chocolat được mở. Bà và người bạn của bà đã cố gắng tiếp tục kinh doanh thêm một thời gian ngắn nhưng vì toàn bộ khu vực vẫn rất tồi tệ, khói khắp nơi, và đó không phải là nơi mà mọi người muốn lui tới. Vì vậy, vào Giáng sinh năm đó, bà đã quyết định sẽ thuê một chỗ mới tạm trong tháng 12. Địa điểm mới vốn là một phòng triển lãm nghệ thuật. Bà đã đi mượn nội thất, sơn lại tường màu xanh, và đặt tên cho cửa hàng là MarieBelle. Cửa hàng được mở vào 15/12/2001.
Dự định mở cửa hàng tạm trong tháng 12 đã kéo dài hơn bà dự tính vì cửa hàng MerieBelle vẫn đứng đó cho tới ngày nay. Sự khác biệt duy nhất có chăng chỉ là việc cửa hàng nay đã được mở rộng. Và cũng chính tại đây, cơ hội đưa thương hiệu socola vươn sang một châu lục khác đã mỉm cười với bà.
“Ở New York, tôi nhớ có một tờ báo của Nhật tới cửa hàng của tôi. Họ muốn viết bài về các sản phẩm socola của tôi. Và sau đó, bài viết về cửa hàng của tôi xuất hiện ngay trên trang nhất của tờ báo. Kể từ đó, tôi bắt đầu có thêm nhiều khách hàng Nhật và thương hiệu của tôi bắt đầu được những cộng đồng Nhật ở đây biết đến. Một trong những công việc mà tôi đã có trước đó, khi tôi vẫn làm kinh doanh ẩm thực tại nhà, đó là khi tôi quen một người đàn ông Nhật, làm chủ một công ty quảng cáo. Ông ấy thực ra là người đã giới thiệu tôi với đối tác kinh doanh bên Nhật của tôi hiện giờ. Ông ấy là người đã tới và nói với tôi rằng có một công ty đang tìm kiếm một thương hiệu tốt để tới thị trường Nhật.”
Giờ đây, khi bước vào cửa hàng Mariebelle Japan ở Kyoto, khách hàng có thể trông thấy những sản phẩm socola được thiết kế một cách nghệ thuật với dấu ấn qua những sản phẩm ganaches (hỗn hợp làm từ socola nung chảy và kem đặc) và những tách socola nóng rất nghệ thuật.
Tuy New York là một thành phố hiện đại, nhưng cách bài trí cửa hàng Mariebelle New York lại theo xu hướng cổ xưa giống như phong cách ở cửa hàng Mariebelle Japan. Và theo lời bà Maribel, phong cách thiết kế này có thể không thoải mái cho những người ưa chuộng thiết kế hiện đại. Chính nét cổ xưa là điều khiến bản thân bà Maribel cảm thấy thoải mái và đó cũng là điều thu hút những khách hàng có cùng cảm giác chung với bà.
“Kyoto là một thành phố mà bạn có thể tìm thấy một hình ảnh lúc xưa của Nhật, với những tòa nhà cổ kính. Họ có hiên nhà phía trước và cửa hàng thì nằm ở phía sau. Bạn phải đi xuyên qua những hành lang nhỏ để vào trong cửa hàng. Họ vẫn gìn giữ tất cả những nét truyền thống và nét thẩm mỹ trong ẩm thực. Những công ty ở đó đã tồn tại một, hai trăm năm rồi. Chúng tôi muốn thương hiệu của chúng tôi kéo dài một, hay hai trăm năm, nếu có thể. Vì thế mà chúng tôi muốn hợp tác với một thành phố mà vẫn gìn giữ nét truyền thống đó.”
“Có thể là tôi có một cách tiếp cận giải quyết vấn đề khác. Nhưng việc là một phụ nữ chưa bao giờ là điều gây khó khăn cho tôi khi phát triển việc kinh doanh ở nước ngoài cả. Ở Nhật, có rất nhiều các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Vì thế mà tôi thực sự không cảm thấy đó là một vấn đề. Bạn biết đấy, đối tác ở Nhật của tôi cũng là một phụ nữ. Và chúng tôi gần như là nói chuyện với nhau hàng ngày. Dĩ nhiên, chúng tôi nói chuyện về việc kinh doanh nhưng chúng tôi cũng đã phát triển một tình bạn. Chúng tôi quả thực là những đối tác của nhau vì cả hai chúng tôi chỉ tập trung vào việc đưa thương hiệu Maribel tới trở thành một thương hiệu toàn cầu.”
Bà Maribel Lieberman nói rằng bà đang có kế hoạch mở cửa hàng ở khắp châu Á, bắt đầu từ Nhật. Công ty của bà đã sẵn sàng thêm socolo lạnh vào thực đơn của mình và sẽ sớm có mặt tại các siêu thị. Nhưng trước mắt, vào ngày 14/3 tới, hay còn gọi là “Valentine trắng,” cửa hiệu Mariebelle có lẽ sẽ có rất nhiều khách hàng là đàn ông Nhật vì đó là khi những người đàn ông cần “đáp lễ” lại với những người phụ nữ đã tặng quà cho họ vào ngày Valentine cách đó một tháng.
Nguồn: VOA, Latina.com, nyintl.net