Đối với nhiều quan sát viên, tìm hiểu về cuộc sống bên trong Bắc Triều Tiên cũng giống như xem bản thảo một quyển sách bằng một cặp kính dày cộm và đóng đá.
Trước khi tiếp xúc với VOA, Kim Kwang-jin, 43 tuổi, được miêu tả là một người đào thoát đầu tiên thông thạo tiếng Anh. Ông là nghiên cứu sinh của Ủy ban về Nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, trụ sở đặt tại Washington. Trước đó ông là chuyên viên ngân hàng của Bắc Triều Tiên, chứng kiến nhiều vụ giao dịch tài chính và nhiều tài khoản trị giá nhiều triệu đôla.
Nhưng ông đã đi tìm tự do, và mang được gia đình từ Singapore đến Seoul vào năm 2003. Ông nghĩ rằng mình là người may mắn vì có dịp biết được cuộc sống bên ngoài Bắc Triều Tiên như thế nào:
“Một số người Bắc Triều Tiên biết cuộc sống của họ bây giờ lầm than hơn lúc trước, nhưng đa số không có một hình ảnh rõ rệt về thế giới bên ngoài.”
Nhưng nói chung, người dân bình thường vẫn đói khát tự do và ngày càng có nhiều người vượt biên qua ngả Trung Quốc, bằng cách chi cho bộ đội biên phòng:
“Nếu bị bắt, họ có thể bị hành quyết. Nhưng do tình hình khan hiếm thực phẩm, ngay cả bộ đội biên phòng cũng thường nhận của đút để dẫn đường cho những người muốn trốn. Do đó bây giờ vượt biên cũng tương đối dễ.”
Người thứ nhì, Kang Cheol-hwan, ra khỏi Bắc Triều Tiên bằng một con đường khác. Năm 1977 khi lên 10 tuổi, ông và gia đình bị đưa vào một trại tù:
“Cha mẹ tôi thuộc loại tù chính trị. Cả gia đình được đưa vào gulag, mà người Bắc Triều Tiên chúng tôi gọi là Yeoduk. Tôi ở trong Yeoduk 10 năm, và sau đó được thả. Tôi nghe các đài nước ngoài và điều đó là động cơ khiến tôi rời bỏ Bắc Triều Tiên.”
Ông Kang cho biết chế độ Bắc Triều Tiên muốn trừng phạt 3 đời người tù chính trị để gọi là “xóa sạch hạt giống làm loạn.” Các trại Yeoduk có mục đích bẻ gãy sức phản kháng của con người và từ bỏ hy vọng rồi đây mình sẽ được đối xử như một con người.
Ông trải qua nhiều cảnh khổ như thiếu ăn và nhìn thấy những người bị hành hình; tuy nhiên, gia đình ông được tự do sau 10 năm. Ông quyết định bỏ trốn vì bị phát hiện đang nghe đài nước ngoài:
“Nếu bị bắt lại, tôi có thể ở tù thêm 10 năm nữa. Tôi không muốn quay lại nhà tù. Lúc bấy giờ tôi cũng chẳng nghĩ đến gia đình mà tôi chỉ không muốn quay lại trại tù. Bấy giờ tôi còn trẻ.”
Nhờ sợ hãi và bí mật, chế độ Bắc Triều Tiên duy trì được bàn tay sắt trên một đất nước có vũ khí hạt nhân nhưng đa số người dân lại thiếu những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống. Hai người Bắc Triều Tiên vừa đào thoát kể cho VOA phần nào sinh hoạt bên trong đất nước khép kín của châu Á.