Xét về mặt vĩ mô, Việt Nam đã tạm thời vượt qua giai đoạn nguy cấp nhất, khi hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt.
Lãi suất liên ngân hàng là một chỉ dấu quan trọng của hệ thống. Tại thời điểm cuối quý 3, đầu quý 4 năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, có thời điểm tới hơn 40%. Đó là dấu hiệu của tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tới mức có thể phá sản bất kỳ lúc nào của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ.
Từ đầu năm trở lại đây, lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiều, hiện nay đã nằm ở mức một con số. Điều đó cho thấy mặc dù còn một số ngân hàng nhỏ vẫn trong vùng nguy hiểm, nhưng câu chuyện đổ vỡ hàng loạt có vẻ như đã được tạm thời loại bỏ.
Từ chỗ chênh vênh bên miệng núi lửa của khủng hoảng tài chính hồi nửa cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam đang đi dần vào một mùa đông lạnh giá của suy thoái toàn diện.
Mùa đông của suy thoái
Lạm phát đã hạ nhiệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng trong 6 tháng qua chỉ có 2.52% so với mức tăng 13.33% của 6 tháng đầu năm 2011 và 3.37% của 6 tháng đầu năm 2010. Điều này không lạ vì giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát có quan hệ nhân quả rất chặt chẽ với độ trễ khoảng 6 tới 8 tháng. Việc lạm phát thấp tại thời điểm này là kết quả của việc thắt chặt tiền tệ - tín dụng từ khoảng tháng 4 tới tháng 12 năm ngoái.
Lãi suất ngân hàng nhờ các quyết định hành chính liên tục kế tiếp nhau của Ngân hàng Nhà nước đã giảm về mức thấp đáng kể so với năm ngoái. Lãi suất huy động không kỳ hạn về còn 9% trong khi lãi suất huy động có kỳ hạn nằm ở mức 12% - 13% và lãi suất cho vay chính thức giảm còn khoảng 15% - 17%.
Do lãi suất tiền Đồng trong suốt năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 rất cao so với tốc độ trượt giá đồng tiền và việc nhà nước siết chặt quản lý kinh doanh ngoại hối ngoài luồng, sức ép về tỷ giá lên VND trong giai đoạn vừa qua không lớn. Tiền Đồng cơ bản giữ được giá trị sau đợt phá giá mạnh hồi tháng 2 năm ngoái.
Sự ổn định này phần nhiều mang tính tình huống và giả tạo. Lạm phát sẽ lại bùng phát trở lại một khi tín dụng tăng trở lại giống như kịch bản hồi năm 2010: Năm 2008 gặp lạm phát cao tương tự năm 2011. Năm 2009 lạm phát giảm do hiệu ứng độ trễ của chính sách thắt chặt vào cuối năm 2008, giống như những gì đang diễn ra hiện nay. Năm 2010 lạm phát vụt lên trở lại ở mức hai con số sau khi chính sách tiền tệ - tín dụng được nới lỏng một phần.
Lãi suất giảm trong thời gian qua phần nhiều là do các biện pháp hành chính. Trên thực tế, lạm phát đã giảm rất mạnh và Ngân hàng Nhà nước đã bơm khá nhiều tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại và dư địa tín dụng được mở toang từ đầu năm nhưng hệ thống ngân hàng thương mại (mất thanh khỏa mạnh và nợ xấu trên 10%) vẫn phải cạnh tranh quyết liệt để dành dật nguồn tiền gửi. Vì thế lãi suất huy động vẫn cao hơn rất nhiều so với lạm phát.
Câu chuyện tranh cãi về lãi suất thực dương hay âm, sau hơn 1 năm, vẫn đối mặt với câu trả lời từ thực tế là lãi suất thực vẫn còn dương, và dương rất nhiều. CPI tháng 5 và tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 8.34% và 6.9% trong khi lãi suất huy động trung bình vẫn còn ở mức hai con số. Điều này dẫn tới chuyện lãi suất cho vay có giảm nhưng còn xa mới nằm trong sức chịu đựng hợp lý của hệ thống doanh nghiệp.
Tương tự như thế, áp lực về tỷ giá hiện nay ở mức thấp là do trênh lệch về lãi suất gửi VND và USD quá cao. Ngay cả khi điều chỉnh yếu tố trượt giá, thì lãi suất thực – tức là lãi suất tiền Đồng trừ đi lạm phát của tiền Đồng - vẫn cao hơn nhiều so với USD. Tuy nhiên vì tỷ giá được giữ cố định cho nên người dân chỉ quan tâm đến lãi suất danh nghĩa: tiền Đồng không mất giá với USD, lãi suất tiền Đồng cao hơn từ 3 lần (hiện nay) tới 5 lần (như hồi năm 2011) so với lãi suất USD, vì thế không có lý do gì phải giữ USD. Mức trênh lệch quá lớn này đủ để bảo vệ người giữ tiền Đồng ngay cả khi tiền Đồng bị phá từ 5% (năm nay) tới 15% (năm ngoái). Đó là lý do lớn để đồng VND ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên, lòng tin này của người giữ tiền Đồng sẽ bị phá vỡ ngay khi lãi suất tiền Đồng giảm tới mức mà chênh lệch lãi suất VND và USD không còn đủ lớn để cho họ cảm giác an toàn nữa.
Tăng trưởng kinh tế, theo con số chính thức của Tổng cục Thống kê, cũng giảm trở về mức thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. GDP của 6 tháng đầu năm nay tăng 4.38% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức thấp nhất trước đó là 4.46% vào Q2, 2009. Và điều này hợp lý bởi vì cuộc củng hoảng năm 2008-2009 diễn ra khi sức chịu của hệ thống doanh nghiệp còn tương đối tốt do có một thời gian dài tăng trưởng đều đặn và nhiều doanh nghiệp huy động được tài chính do phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư để tạo thành cái đệm tiền mặt (cash cushion) cho doanh nghiệp khi tín dụng bị thắt chặt.
Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp không còn được lợi thế này nữa và vì thế sức chịu đựng của họ kém hơn rất nhiều so với hồi 3 năm trước. (Còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lãi suất liên ngân hàng là một chỉ dấu quan trọng của hệ thống. Tại thời điểm cuối quý 3, đầu quý 4 năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, có thời điểm tới hơn 40%. Đó là dấu hiệu của tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tới mức có thể phá sản bất kỳ lúc nào của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ.
Từ đầu năm trở lại đây, lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiều, hiện nay đã nằm ở mức một con số. Điều đó cho thấy mặc dù còn một số ngân hàng nhỏ vẫn trong vùng nguy hiểm, nhưng câu chuyện đổ vỡ hàng loạt có vẻ như đã được tạm thời loại bỏ.
Từ chỗ chênh vênh bên miệng núi lửa của khủng hoảng tài chính hồi nửa cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam đang đi dần vào một mùa đông lạnh giá của suy thoái toàn diện.
Mùa đông của suy thoái
Lạm phát đã hạ nhiệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng trong 6 tháng qua chỉ có 2.52% so với mức tăng 13.33% của 6 tháng đầu năm 2011 và 3.37% của 6 tháng đầu năm 2010. Điều này không lạ vì giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát có quan hệ nhân quả rất chặt chẽ với độ trễ khoảng 6 tới 8 tháng. Việc lạm phát thấp tại thời điểm này là kết quả của việc thắt chặt tiền tệ - tín dụng từ khoảng tháng 4 tới tháng 12 năm ngoái.
Lãi suất ngân hàng nhờ các quyết định hành chính liên tục kế tiếp nhau của Ngân hàng Nhà nước đã giảm về mức thấp đáng kể so với năm ngoái. Lãi suất huy động không kỳ hạn về còn 9% trong khi lãi suất huy động có kỳ hạn nằm ở mức 12% - 13% và lãi suất cho vay chính thức giảm còn khoảng 15% - 17%.
Do lãi suất tiền Đồng trong suốt năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 rất cao so với tốc độ trượt giá đồng tiền và việc nhà nước siết chặt quản lý kinh doanh ngoại hối ngoài luồng, sức ép về tỷ giá lên VND trong giai đoạn vừa qua không lớn. Tiền Đồng cơ bản giữ được giá trị sau đợt phá giá mạnh hồi tháng 2 năm ngoái.
Sự ổn định này phần nhiều mang tính tình huống và giả tạo. Lạm phát sẽ lại bùng phát trở lại một khi tín dụng tăng trở lại giống như kịch bản hồi năm 2010: Năm 2008 gặp lạm phát cao tương tự năm 2011. Năm 2009 lạm phát giảm do hiệu ứng độ trễ của chính sách thắt chặt vào cuối năm 2008, giống như những gì đang diễn ra hiện nay. Năm 2010 lạm phát vụt lên trở lại ở mức hai con số sau khi chính sách tiền tệ - tín dụng được nới lỏng một phần.
Lãi suất giảm trong thời gian qua phần nhiều là do các biện pháp hành chính. Trên thực tế, lạm phát đã giảm rất mạnh và Ngân hàng Nhà nước đã bơm khá nhiều tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại và dư địa tín dụng được mở toang từ đầu năm nhưng hệ thống ngân hàng thương mại (mất thanh khỏa mạnh và nợ xấu trên 10%) vẫn phải cạnh tranh quyết liệt để dành dật nguồn tiền gửi. Vì thế lãi suất huy động vẫn cao hơn rất nhiều so với lạm phát.
Câu chuyện tranh cãi về lãi suất thực dương hay âm, sau hơn 1 năm, vẫn đối mặt với câu trả lời từ thực tế là lãi suất thực vẫn còn dương, và dương rất nhiều. CPI tháng 5 và tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 8.34% và 6.9% trong khi lãi suất huy động trung bình vẫn còn ở mức hai con số. Điều này dẫn tới chuyện lãi suất cho vay có giảm nhưng còn xa mới nằm trong sức chịu đựng hợp lý của hệ thống doanh nghiệp.
Tương tự như thế, áp lực về tỷ giá hiện nay ở mức thấp là do trênh lệch về lãi suất gửi VND và USD quá cao. Ngay cả khi điều chỉnh yếu tố trượt giá, thì lãi suất thực – tức là lãi suất tiền Đồng trừ đi lạm phát của tiền Đồng - vẫn cao hơn nhiều so với USD. Tuy nhiên vì tỷ giá được giữ cố định cho nên người dân chỉ quan tâm đến lãi suất danh nghĩa: tiền Đồng không mất giá với USD, lãi suất tiền Đồng cao hơn từ 3 lần (hiện nay) tới 5 lần (như hồi năm 2011) so với lãi suất USD, vì thế không có lý do gì phải giữ USD. Mức trênh lệch quá lớn này đủ để bảo vệ người giữ tiền Đồng ngay cả khi tiền Đồng bị phá từ 5% (năm nay) tới 15% (năm ngoái). Đó là lý do lớn để đồng VND ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên, lòng tin này của người giữ tiền Đồng sẽ bị phá vỡ ngay khi lãi suất tiền Đồng giảm tới mức mà chênh lệch lãi suất VND và USD không còn đủ lớn để cho họ cảm giác an toàn nữa.
Tăng trưởng kinh tế, theo con số chính thức của Tổng cục Thống kê, cũng giảm trở về mức thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. GDP của 6 tháng đầu năm nay tăng 4.38% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức thấp nhất trước đó là 4.46% vào Q2, 2009. Và điều này hợp lý bởi vì cuộc củng hoảng năm 2008-2009 diễn ra khi sức chịu của hệ thống doanh nghiệp còn tương đối tốt do có một thời gian dài tăng trưởng đều đặn và nhiều doanh nghiệp huy động được tài chính do phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư để tạo thành cái đệm tiền mặt (cash cushion) cho doanh nghiệp khi tín dụng bị thắt chặt.
Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp không còn được lợi thế này nữa và vì thế sức chịu đựng của họ kém hơn rất nhiều so với hồi 3 năm trước. (Còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.