ABUJA, NIGERIA —
Căng thẳng lên cao tại Nigeria 4 tuần lễ sau khi hàng trăm nữ sinh bị những phần tử chủ chiến Hồi Giáo bắt cóc, vào lúc các lực lượng an ninh giải tán những cuộc biểu tình yêu cầu giải cứu những em gái này.Thông tín viên VOA Heather Murdock tường thuật rằng nhà cầm quyền cho biết họ lo ngại những cuộc biểu tình tại các phần đất nhiều biến động ở Nigeria sẽ làm phát sinh bạo động giáo phái.
Đây là cuộc biểu tình tại thủ đô Nigeria ngày Chủ Nhật. Những người biểu tình hô khẩu hiệu:
"Hãy trả con lại cho chúng tôi" và "Hãy mang các con của chúng tôi trở về và còn sống"
Cuộc khẩu chiến diễn ra trước khi cảnh sát giải tán những người biểu tình và cuộc biểu tình chấm dứt.
Một cuộc biểu tình cuối tuần dự trù được tổ chức tại Kaduna, thành phố nổi tiếng về những vụ bạo động giáo phái, đã không hề diễn ra.
Sau khi các ngôi đền Hồi Giáo và nhà thờ bị tấn công, nhiều nơi trong thành phố bị giới nghiêm 24/24 và tất cả những cuộc biểu tình đều bị cấm. Trong suốt những ngày cuối tuần, cảnh sát chiếm các vị trí chung quanh thành phố nơi dự trù có những cuộc biểu tình.
Người tổ chức biểu tình, ông Ibrahim Garba Wala, đã mở một cuộc họp báo sau khi cuộc biểu tình không thành hình được. Ông cho biết:
“Chúng tôi bị sốc vì đêm qua, Quảng trường Mutula, nơi chúng tôi đồng ý tổ chức biểu tình bị các nhân viên an ninh chiếm đóng với xe tăng và các loại trang bị nặng.”
Ông Wala nói vũ khí trên đường phố Kaduna vào cuối tuần qua nên được điều động đến miền đông bắc nơi lực lượng an ninh đang truy tìm gần 300 em gái, bị các phần tử chủ chiến Hồi Giáo Boko Haram cầm giữ làm con tin trong rừng.
Thành phố Kaduna lâu nay là điểm nóng của bạo động cộng đồng và chính trị, và gần 1.000 người thiệt mạng trong những vụ bạo động sau cuộc bầu cử năm 2011. Một cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới vào năm 2015 tại Kaduna khiến cho cư dân lo sợ có thể có thêm nhiều vụ đổ máu nữa.
Tại Kaduna, phẫn nộ vì không có an ninh, đã gia tăng kể từ khi các em gái bị bắt cóc. Ông Wala nói:
“Chúng tôi nói với dân chúng hãy hiểu rằng cuộc khủng hoảng tại vùng đông bắc không do những người nghèo gây ra, nhưng do các chính trị gia gây ra.”
Cuộc khủng hoảng an ninh tại Kaduna, một phần của “Vòng đai Giữa” của Nigeria nơi hầu hết những người Công giáo miền nam gặp những người hầu hết là Hồi Giáo miền bắc thường đổ lỗi do các chính trị gia thuê côn đồ để đe dọa hay trừng phạt các cử tri. Tại vùng đông bắc, Boko Haram giết hàng ngàn người trong 5 năm qua, kể cả hàng trăm học sinh.
Vụ bắt cóc giữa tháng Tư đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình, tại Nigeria và trên thế giới, đòi hỏi các nữ sinh được trở về an toàn. Trên phuơng diện chính thức, chính phủ Nigeria ủng hộ phong trào biểu tình.
Phát ngôn viên cảnh sát Nigeria Frank Mbah hôm thứ Hai xuất hiện tại Abuja. Ông nói:
“Lập trường của cảnh sát Nigeria rất rõ rệt. Người Nigeria có quyền tụ tập ôn hòa, hội họp ôn hòa, biểu tình ôn hòa trong khuôn khổ luật pháp.”
Trong tuần qua, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và Israel đồng ý hỗ trợ vật chất cho những nỗ lực tìm cứu, một công tác mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói sẽ là một “thách thức to lớn.”
Trong một video phân phối cho các nhà báo tuần qua, một người tự nhận là lãnh tụ Boko Haram tên là Abubakar Shekau nói tổ chức của ông đang giữ các em gái như nô lệ và sẽ bị đem bán làm vợ.
Đây là cuộc biểu tình tại thủ đô Nigeria ngày Chủ Nhật. Những người biểu tình hô khẩu hiệu:
"Hãy trả con lại cho chúng tôi" và "Hãy mang các con của chúng tôi trở về và còn sống"
Cuộc khẩu chiến diễn ra trước khi cảnh sát giải tán những người biểu tình và cuộc biểu tình chấm dứt.
Một cuộc biểu tình cuối tuần dự trù được tổ chức tại Kaduna, thành phố nổi tiếng về những vụ bạo động giáo phái, đã không hề diễn ra.
Sau khi các ngôi đền Hồi Giáo và nhà thờ bị tấn công, nhiều nơi trong thành phố bị giới nghiêm 24/24 và tất cả những cuộc biểu tình đều bị cấm. Trong suốt những ngày cuối tuần, cảnh sát chiếm các vị trí chung quanh thành phố nơi dự trù có những cuộc biểu tình.
Người tổ chức biểu tình, ông Ibrahim Garba Wala, đã mở một cuộc họp báo sau khi cuộc biểu tình không thành hình được. Ông cho biết:
“Chúng tôi bị sốc vì đêm qua, Quảng trường Mutula, nơi chúng tôi đồng ý tổ chức biểu tình bị các nhân viên an ninh chiếm đóng với xe tăng và các loại trang bị nặng.”
Ông Wala nói vũ khí trên đường phố Kaduna vào cuối tuần qua nên được điều động đến miền đông bắc nơi lực lượng an ninh đang truy tìm gần 300 em gái, bị các phần tử chủ chiến Hồi Giáo Boko Haram cầm giữ làm con tin trong rừng.
Thành phố Kaduna lâu nay là điểm nóng của bạo động cộng đồng và chính trị, và gần 1.000 người thiệt mạng trong những vụ bạo động sau cuộc bầu cử năm 2011. Một cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới vào năm 2015 tại Kaduna khiến cho cư dân lo sợ có thể có thêm nhiều vụ đổ máu nữa.
Tại Kaduna, phẫn nộ vì không có an ninh, đã gia tăng kể từ khi các em gái bị bắt cóc. Ông Wala nói:
“Chúng tôi nói với dân chúng hãy hiểu rằng cuộc khủng hoảng tại vùng đông bắc không do những người nghèo gây ra, nhưng do các chính trị gia gây ra.”
Cuộc khủng hoảng an ninh tại Kaduna, một phần của “Vòng đai Giữa” của Nigeria nơi hầu hết những người Công giáo miền nam gặp những người hầu hết là Hồi Giáo miền bắc thường đổ lỗi do các chính trị gia thuê côn đồ để đe dọa hay trừng phạt các cử tri. Tại vùng đông bắc, Boko Haram giết hàng ngàn người trong 5 năm qua, kể cả hàng trăm học sinh.
Vụ bắt cóc giữa tháng Tư đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình, tại Nigeria và trên thế giới, đòi hỏi các nữ sinh được trở về an toàn. Trên phuơng diện chính thức, chính phủ Nigeria ủng hộ phong trào biểu tình.
Phát ngôn viên cảnh sát Nigeria Frank Mbah hôm thứ Hai xuất hiện tại Abuja. Ông nói:
“Lập trường của cảnh sát Nigeria rất rõ rệt. Người Nigeria có quyền tụ tập ôn hòa, hội họp ôn hòa, biểu tình ôn hòa trong khuôn khổ luật pháp.”
Trong tuần qua, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và Israel đồng ý hỗ trợ vật chất cho những nỗ lực tìm cứu, một công tác mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói sẽ là một “thách thức to lớn.”
Trong một video phân phối cho các nhà báo tuần qua, một người tự nhận là lãnh tụ Boko Haram tên là Abubakar Shekau nói tổ chức của ông đang giữ các em gái như nô lệ và sẽ bị đem bán làm vợ.