Năm ngoái tôi có dịp sang phía Đông Hoa Kỳ, gặp nhiều bạn Việt và Mỹ. Vui nhất là gặp một số bạn đồng nghiệp cũ ở báo The Washington Post và Far Eastern Economic Review lâu ngày mới gặp lại. Vui hơn nữa là thăm trụ sở đài phát thanh Tiếng nói Hoa Kỳ VOA trong không khí vui và ấm cúng như trong gia đình. Chúng tôi những người Việt từ châu Âu sang còn đến thăm Đài tưởng niệm hơn 100 triệu Nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản ở khắp năm châu, trong đó có cả đồng bào Việt Nam ta. Đài đặt ngay gần trụ sở Quốc hội. Tôi đã xúc động đặt tại đó một bó hoa huệ trắng.
Hè năm nay tôi ghé thăm các bạn ở phía Tây Hoa Kỳ, vùng Nam và Bắc bang California, được coi là thủ đô của người Việt tỵ nạn. Tôi vui mừng gặp lại một số người thân trong gia đình và một số đông bạn bè tuy mới kết thân trong hơn 20 năm nay mà lại rất gắn bó thân tình.
Tại Nam Cali chúng tôi có cuộc họp sôi nổỉ, bổ ích cùng nhau trao đổi ý kiến về những kịch bản có thể xảy ra để chuyển hóa tình hình từ độc đảng sang dân chủ thật sự ở trong nước, trong bối cảnh Liên Xô và một số nước cộng sản Đông Âu đã sụp đổ hơn 20 năm, phong trào mùa Xuân Bắc Phi và Trung Đông, sự kiện dân chủ hóa Miến Điện. Chúng tôi cũng bàn về việc thông tin, cổ vũ cuộc đấu tranh của đồng bào ta, của nông dân, lao động, trí thức, nhà kinh doanh, thanh niên, bà con các tôn giáo… ở trong nước nhằm giành lại tự do, quyền dân chủ và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Năm nay một số bạn ở San Francisco và San Jose, nơi có đông đảo đồng bào tỵ nạn nhất, có nhã ý tổ chức cho tôi gặp gỡ và nói chuyện với đông đảo bà con ta, trong đó có cả một số rất ít người còn hoài nghi, có người cho đến nay vẫn còn cho Bùi Tín là 'dân chủ cuội', 'cộng sản nằm vùng', 'mũi nhọn của Nghị quyết 36'.
Sau một số buổi nói chuyện chân tình, đối thoại cởi mở, trả lời phỏng vấn đài phát thanh Quê Hương, báo Cali Today, tôi rất mừng thấy được đông đảo bà con ta hiểu rõ thêm và tin cậy quý mến hơn. Nhiều người muốn chụp ảnh kỷ niệm chung và riêng với tôi. Có người còn chờ để hỏi thêm về hoàn cảnh gia đình, cuộc sống hằng ngày, có người bắt tay lâu, rất lâu, tỏ lòng thương cảm sâu lắng, lại có cô trào nước mắt vì xúc động. Tôi ghi nhớ trân trọng mọi biểu hiện của nghĩa tình đậm đà tin yêu ấy.
Với thời gian ngắn ngủi một tuần lễ tôi được tiếp xúc với hơn 400 bạn bè mới mẻ. Những ai thật lòng yêu nước mình, thương dân mình, có lương tâm trong sáng công bằng, đều hiểu rõ tôi hơn, quý mến và tin cậy hơn trước. Đây là món quà quý vô giá tôi mang theo khi tạm xa cộng đồng Cali rất giàu tiềm năng yêu nước, kinh doanh, phát triển và hòa nhập.
Tôi đã gửi lại bà con ta 2 thông điệp tâm huyết nhất. Một là niềm vui sâu sắc thấy so với mươi năm trước bà con ta đã thông cảm hơn với nỗi cực nhục của đồng bào miền Bắc trước đây và của đồng bào cả nước hiện nay dưới sự cai trị hà khắc của chế độ toàn trị độc đảng, tăng thêm vào nỗi uất hận phải rời quê hương tỵ nạn của cá nhân mình, từ đó tăng nghị lực đấu tranh lên với cấp số nhân. Đó là tinh thần đoàn kết thương yêu và thống nhất dân tộc cao quý và thiết thực.
Hai là tôi cũng đề nghị bà con ta có tấm lòng rộng rãi, bao dung, quý trọng những người cộng sản có ý thức dân chủ thật lòng, nhằm khôn khéo phân hóa hàng ngũ đối phương, không có thái độ cố chấp hẹp hòi, luôn tăng thêm lực lượng đấu tranh khi đảng cộng sản đang trong tình trạng khủng hoảng và suy thoái không sao khắc phục nổi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hè năm nay tôi ghé thăm các bạn ở phía Tây Hoa Kỳ, vùng Nam và Bắc bang California, được coi là thủ đô của người Việt tỵ nạn. Tôi vui mừng gặp lại một số người thân trong gia đình và một số đông bạn bè tuy mới kết thân trong hơn 20 năm nay mà lại rất gắn bó thân tình.
Tại Nam Cali chúng tôi có cuộc họp sôi nổỉ, bổ ích cùng nhau trao đổi ý kiến về những kịch bản có thể xảy ra để chuyển hóa tình hình từ độc đảng sang dân chủ thật sự ở trong nước, trong bối cảnh Liên Xô và một số nước cộng sản Đông Âu đã sụp đổ hơn 20 năm, phong trào mùa Xuân Bắc Phi và Trung Đông, sự kiện dân chủ hóa Miến Điện. Chúng tôi cũng bàn về việc thông tin, cổ vũ cuộc đấu tranh của đồng bào ta, của nông dân, lao động, trí thức, nhà kinh doanh, thanh niên, bà con các tôn giáo… ở trong nước nhằm giành lại tự do, quyền dân chủ và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Năm nay một số bạn ở San Francisco và San Jose, nơi có đông đảo đồng bào tỵ nạn nhất, có nhã ý tổ chức cho tôi gặp gỡ và nói chuyện với đông đảo bà con ta, trong đó có cả một số rất ít người còn hoài nghi, có người cho đến nay vẫn còn cho Bùi Tín là 'dân chủ cuội', 'cộng sản nằm vùng', 'mũi nhọn của Nghị quyết 36'.
Sau một số buổi nói chuyện chân tình, đối thoại cởi mở, trả lời phỏng vấn đài phát thanh Quê Hương, báo Cali Today, tôi rất mừng thấy được đông đảo bà con ta hiểu rõ thêm và tin cậy quý mến hơn. Nhiều người muốn chụp ảnh kỷ niệm chung và riêng với tôi. Có người còn chờ để hỏi thêm về hoàn cảnh gia đình, cuộc sống hằng ngày, có người bắt tay lâu, rất lâu, tỏ lòng thương cảm sâu lắng, lại có cô trào nước mắt vì xúc động. Tôi ghi nhớ trân trọng mọi biểu hiện của nghĩa tình đậm đà tin yêu ấy.
Với thời gian ngắn ngủi một tuần lễ tôi được tiếp xúc với hơn 400 bạn bè mới mẻ. Những ai thật lòng yêu nước mình, thương dân mình, có lương tâm trong sáng công bằng, đều hiểu rõ tôi hơn, quý mến và tin cậy hơn trước. Đây là món quà quý vô giá tôi mang theo khi tạm xa cộng đồng Cali rất giàu tiềm năng yêu nước, kinh doanh, phát triển và hòa nhập.
Tôi đã gửi lại bà con ta 2 thông điệp tâm huyết nhất. Một là niềm vui sâu sắc thấy so với mươi năm trước bà con ta đã thông cảm hơn với nỗi cực nhục của đồng bào miền Bắc trước đây và của đồng bào cả nước hiện nay dưới sự cai trị hà khắc của chế độ toàn trị độc đảng, tăng thêm vào nỗi uất hận phải rời quê hương tỵ nạn của cá nhân mình, từ đó tăng nghị lực đấu tranh lên với cấp số nhân. Đó là tinh thần đoàn kết thương yêu và thống nhất dân tộc cao quý và thiết thực.
Hai là tôi cũng đề nghị bà con ta có tấm lòng rộng rãi, bao dung, quý trọng những người cộng sản có ý thức dân chủ thật lòng, nhằm khôn khéo phân hóa hàng ngũ đối phương, không có thái độ cố chấp hẹp hòi, luôn tăng thêm lực lượng đấu tranh khi đảng cộng sản đang trong tình trạng khủng hoảng và suy thoái không sao khắc phục nổi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.