Những phát hiện quan trọng trong Phúc trình về Tự do Báo chí

Những nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ tập trung biểu tình chống lại việc bắt giữ tổng biên tập của tờ báo đối lập Cumhuriyet Can Dundar và trưởng văn phòng Ankara Erdem Gul, ở Istanbul, ngày 26 tháng 12 năm 2015.

Tự do Báo chí là một phúc trình hàng năm về tính độc lập của truyền thông trên toàn thế giới, thực hiện bởi Freedom House, một tổ chức giám sát phục vụ việc mở rộng tự do và dân chủ trên khắp thế giới.

Phúc trình đánh giá mức độ tự do của báo in, truyền hình, truyền thanh và truyền thông kỹ thuật số tại 199 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những điểm chính trong phúc trình Tự do Báo chí năm 2016

• Tự do báo chí năm 2015 sút giảm đến mức thấp nhất trong 12 năm.
• Phúc trình đổ lỗi cho các lực lượng chính trị, tội phạm và khủng bố đứng đằng sau những mưu toan nhằm bịt miệng truyền thông.
• Mất tự do báo chí chủ yếu có dính dáng đến thành kiến bè phái gia tăng ở nhiều nước, và mức độ đe dọa ngoài vòng pháp luật và bạo lực thể chất mà các nhà báo phải đối diện.

Báo chí tự do là gì?

Là lãnh vực có tin tức chính trị đầy đủ, sự an toàn của các nhà báo được bảo đảm, nhà nước ít can thiệp vào vấn đề truyền thông, và báo chí không bị đặt dưới áp lực nặng nề về pháp lý hoặc kinh tế.

Tiếp cân với báo chí tự do

31: phần trăm các nước có một nền báo chí tự do
36: phần trăm có nền báo chí tự do một phần
33: phần trăm hoàn toàn không có báo chí tự do
13: phần trăm dân số thế giới sống với một nền báo chí tự do
41: phần trăm người dân sống với một nền tự do báo chí một phần
46: phần trăm sống không có nền báo chí tự do

10 quốc gia và lãnh địa tệ nhất

Belarus, Crimea, Cuba, Guinea Xích đạo, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Syria, Turkmenistan và Uzbekistan.

Các quốc gia có mức độ tự do báo chí sút giảm nhất trong năm

Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Burundi, Pháp, Serbia, Yemen, Ai Cập, Macedonia và Zimbabwe.

Nauru

Phúc trình viện dẫn đảo quốc Thái Bình Dương nhỏ bé là quốc gia bị mất tự do báo chí lớn nhất vì nước này bắt đầu định ra các lệ phí lên tới hàng ngàn đôla đối với những nhà báo muốn vào quốc gia này hoặc chận hẳn việc nhập cảnh của họ, rõ ràng nhắm mục đích ém nhẹm những bài tường thuật về di dân bị giam giữ ở Nauru đang xin tị nạn ở Australia.

Những điểm sáng trong phúc trình

Phúc trình nhận thấy hai quốc gia là Sri Lanka và Burkina Faso đã có biện pháp nới lỏng các hạn chế đối với các nhà báo trong năm 2015.
Sri Lanka: Sau khi chính phủ mới được thành lập, các mối đe dọa và các cuộc tấn công nhắm vào các nhà báo ít hơn, và việc chặn các trang web trên mạng Internet đã được dỡ bỏ.

Burkina Faso: Phúc trình cho thấy các giới chức đã bỏ việc sử dụng các án tù làm hình phạt cho tội phỉ báng, và sự can thiệp của nhà nước vào nội dung tin tức đã giảm bớt.

Những đề tài nguy hiểm cho việc tường thuật

• Tội phạm có tổ chức
• Tham nhũng
• Môi trường / phát triển đất
• Tôn giáo
• Tranh chấp chủ quyền
• Tội khi quân

Các quốc gia cần phải theo dõi

Phúc trình cho rằng nguyên do của các hiện tượng sút giảm là sự gia tăng trong bản chất độc đoán của một số chính phủ, chẳng hạn như chính phủ ở Tajikistan, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ; tình hình an ninh đã trở nên nguy hiểm hơn, chẳng hạn như ở Libya, Yemen và Burundi; các luật về báng bổ tôn giáo, chẳng hạn như tại Brunei, và sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính phủ của các truyền thông nhà nước, chẳng hạn như Ba Lan.

Phúc trình về Tự do trên mạng

Theo phúc trình, tự do trên Internet đã sút giảm trong năm thứ 5 liên tiếp vào năm 2015.

Thêm nhiều chính phủ hơn

• Kiểm duyệt thông tin có liên quan đến công chúng
• Mở rộng giám sát
• Trấn áp trên các công cụ bảo vệ quyền riêng tư
Nguồn: Freedom House