Quốc hội trong nước đang bàn thảo để thông qua bản Hiến pháp 2013, tuân theo nghị quyết của cuộc họp thứ 8 khóa XI của Ban Chấp hành trung ương đảng CS.
Để giúp cho gần 500 đại biểu hiểu rõ hơn việc hệ trọng này, trước khi mỗi người bấm máy bỏ phiếu tán thành hay phản đối bản dự thảo đã được đảng hoàn thiện và thông qua trước, xin giới thiệu dưới đây một vài ý kiến được coi là nặng ký nhất của một số đảng viên lão thành có uy tín và trình độ từng có vị trí cao trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước.
Trước hết là ý kiến của ông Nguyễn Văn An, từng là ủy viên Bộ Chính trị, từng giữ 2 khóa trọng trách Chủ tịch Quốc hội. Theo Tuần tin tức ngày 20 tháng 9/2013, ông Nguyễn Văn An phát biểu : «Nhất thiết phải đưa Hiến pháp ra cho toàn dân phúc quyết, vì Quốc hội chưa từng được ai giao cho trọng trách thảo hiến pháp, và hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã ghi rõ hiến pháp phải được đưa ra toàn dân phúc quyết ». Ông khẳng định nếu không làm vậy thì chế độ hiện nay là chế độ «đảng trị», nhân dân không thể chấp nhận. Ông cho rằng «hiện nay đất nước đã thống nhất, có hòa bình, không có gì trở ngại để thực hiện một cuộc toàn dân phúc quyết bản hiến pháp mới và thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý, thực hiện nguyên tắc của hiến pháp là quyền lực của đất nước thuộc về toàn dân ». Theo báo Pháp Luật từ ngày 20 tháng 5 năm 2010, ông Nguyễn Văn An cũng đã phát biểu rằng «chế độ hiện nay trên thực tế là chế độ làm vua tập thể, tập thể bộ chính trị nắm trọn quyền cai trị đất nước ».
Ông Trần Phương, hiện là giáo sư chính trị - kinh tế học, hiệu trưởng trường đai học dân lập Quản lý Kinh doanh Hà Nội, từng là phó thủ tướng, là ủy viên Trung ương đảng CS. Theo blog của Huỳnh Ngọc Chênh ngày 18 tháng 10 năm 2013, ông Trần Phương công khai góp ý vào các văn kiện dự thảo của đại hội XI rằng « chủ nghĩa Mác – Lênin là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn, là nguy hại, phải dứt khoát từ bỏ khỏi các văn kiện của đảng và nhà nước». Ông còn nói rõ thêm rằng «ghi chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội trong hiến pháp không những là sai lầm mà còn là lừa dối, là bịp bợm, khi cả thế giới đã từ bỏ, chôn vùi những học thuyết sai lầm này rồi ». Xin nhớ giáo sư Trần Phương hiện là một giáo sư có uy tín với tuổi trẻ, sinh viên trong nước, 3 khóa là đại biểu quốc hội, là một tri thức nổi tiếng về tư duy độc lập.
Nhân vật thứ ba cần nhắc đến là ông Đặng Quốc Bảo, nổi tiếng về tư duy độc lập, từng là Trung tướng quân đội nhân dân, là Hiệu trưởng trường kỹ thuật quân sự, là Bí thứ thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, là Trưởng ban Khoa giáo trung ương đảng. Theo blog của Lê Anh Hùng ngày 16 tháng 10 năm 2013, ông Đặng Quốc Bảo đã công khai phát biểu rằng : «Việt Nam ta cần ngăn chặn nguy cơ lớn nhất là tai họa bị bành trưóng từ phương Bắc, ta không khiêu khích Trung quốc, nhưng cần kết thân với các nước Đông Nam Á, thậm chí coi Đông Nam Á là tổ quốc thứ hai của ta, ta cần kết liên minh mọi mặt với Ấn Độ, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ nữa, vì các nước ấy không có ý đồ gì nguy hiểm đối với ta». Ông Đặng Quốc Bảo là một diễn giả rất được thanh niên hâm mộ, có «ma lực» thu hút tuổi trẻ, nói rõ thêm rằng : «Tôi bị bệnh hiểm nghèo, không còn sống được lâu, phải nói lên sự thật, đảng CS cần từ bỏ chế độ toàn trị, thi đua cạnh tranh với các tổ chức chính trị khác của nhân dân, trả cho nhân dân các quyền tự do dân chủ ».
Thúc ép bằng được Quốc hội thông qua bản dự thảo mang tên Hiến Pháp 2013, quả thật Bộ Chính trị cố tình thủ tiêu quyền tham gia việc nước của toàn dân, thủ tiêu ngay bằng hành sử của mình điều cốt lõi lớn nhất trong hiến pháp là quyền lực của đất nước thuộc về nhân dân. Thái độ này diễn ra, đúng vào lúc bất lợi cho đảng toàn trị nhất, khi Diễn đàn Xã hội Dân sự được khai trương, khi sức ép của quốc tế về thực thi nhân quyền đang tăng, khi các chiến sỹ dân chủ tay không vũ khí tỏ rõ ý chí hiên ngang của những dũng sỹ ra trận, trình diện hàng ngũ đông đảo tự tin, gắn bó, bất khuất trước cường quyền phi lý.
Nếu có ai hỏi: điều gì là nổi bật nhất trong xã hội ta vào thời điểm cuối năm này? Xin thưa ngay : đó là hàng ngũ nhân dân đi đầu là tuổi trẻ hiên ngang đứng dậy đấu tranh đòi quyền sống có tự do và nhân phẩm, đang tận dụng thời cơ để phát triển cả về số lượng và chất lượng, với gia tốc chưa từng có, nhân việc bàn về hiến pháp mới , đang dồn nhóm lãnh đạo chủ quan, mê muội, mù quáng vì tham nhũng vào tình thế cô lập, tiến lui đều khó.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Để giúp cho gần 500 đại biểu hiểu rõ hơn việc hệ trọng này, trước khi mỗi người bấm máy bỏ phiếu tán thành hay phản đối bản dự thảo đã được đảng hoàn thiện và thông qua trước, xin giới thiệu dưới đây một vài ý kiến được coi là nặng ký nhất của một số đảng viên lão thành có uy tín và trình độ từng có vị trí cao trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước.
Trước hết là ý kiến của ông Nguyễn Văn An, từng là ủy viên Bộ Chính trị, từng giữ 2 khóa trọng trách Chủ tịch Quốc hội. Theo Tuần tin tức ngày 20 tháng 9/2013, ông Nguyễn Văn An phát biểu : «Nhất thiết phải đưa Hiến pháp ra cho toàn dân phúc quyết, vì Quốc hội chưa từng được ai giao cho trọng trách thảo hiến pháp, và hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã ghi rõ hiến pháp phải được đưa ra toàn dân phúc quyết ». Ông khẳng định nếu không làm vậy thì chế độ hiện nay là chế độ «đảng trị», nhân dân không thể chấp nhận. Ông cho rằng «hiện nay đất nước đã thống nhất, có hòa bình, không có gì trở ngại để thực hiện một cuộc toàn dân phúc quyết bản hiến pháp mới và thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý, thực hiện nguyên tắc của hiến pháp là quyền lực của đất nước thuộc về toàn dân ». Theo báo Pháp Luật từ ngày 20 tháng 5 năm 2010, ông Nguyễn Văn An cũng đã phát biểu rằng «chế độ hiện nay trên thực tế là chế độ làm vua tập thể, tập thể bộ chính trị nắm trọn quyền cai trị đất nước ».
Ông Trần Phương, hiện là giáo sư chính trị - kinh tế học, hiệu trưởng trường đai học dân lập Quản lý Kinh doanh Hà Nội, từng là phó thủ tướng, là ủy viên Trung ương đảng CS. Theo blog của Huỳnh Ngọc Chênh ngày 18 tháng 10 năm 2013, ông Trần Phương công khai góp ý vào các văn kiện dự thảo của đại hội XI rằng « chủ nghĩa Mác – Lênin là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn, là nguy hại, phải dứt khoát từ bỏ khỏi các văn kiện của đảng và nhà nước». Ông còn nói rõ thêm rằng «ghi chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội trong hiến pháp không những là sai lầm mà còn là lừa dối, là bịp bợm, khi cả thế giới đã từ bỏ, chôn vùi những học thuyết sai lầm này rồi ». Xin nhớ giáo sư Trần Phương hiện là một giáo sư có uy tín với tuổi trẻ, sinh viên trong nước, 3 khóa là đại biểu quốc hội, là một tri thức nổi tiếng về tư duy độc lập.
Nhân vật thứ ba cần nhắc đến là ông Đặng Quốc Bảo, nổi tiếng về tư duy độc lập, từng là Trung tướng quân đội nhân dân, là Hiệu trưởng trường kỹ thuật quân sự, là Bí thứ thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, là Trưởng ban Khoa giáo trung ương đảng. Theo blog của Lê Anh Hùng ngày 16 tháng 10 năm 2013, ông Đặng Quốc Bảo đã công khai phát biểu rằng : «Việt Nam ta cần ngăn chặn nguy cơ lớn nhất là tai họa bị bành trưóng từ phương Bắc, ta không khiêu khích Trung quốc, nhưng cần kết thân với các nước Đông Nam Á, thậm chí coi Đông Nam Á là tổ quốc thứ hai của ta, ta cần kết liên minh mọi mặt với Ấn Độ, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ nữa, vì các nước ấy không có ý đồ gì nguy hiểm đối với ta». Ông Đặng Quốc Bảo là một diễn giả rất được thanh niên hâm mộ, có «ma lực» thu hút tuổi trẻ, nói rõ thêm rằng : «Tôi bị bệnh hiểm nghèo, không còn sống được lâu, phải nói lên sự thật, đảng CS cần từ bỏ chế độ toàn trị, thi đua cạnh tranh với các tổ chức chính trị khác của nhân dân, trả cho nhân dân các quyền tự do dân chủ ».
Thúc ép bằng được Quốc hội thông qua bản dự thảo mang tên Hiến Pháp 2013, quả thật Bộ Chính trị cố tình thủ tiêu quyền tham gia việc nước của toàn dân, thủ tiêu ngay bằng hành sử của mình điều cốt lõi lớn nhất trong hiến pháp là quyền lực của đất nước thuộc về nhân dân. Thái độ này diễn ra, đúng vào lúc bất lợi cho đảng toàn trị nhất, khi Diễn đàn Xã hội Dân sự được khai trương, khi sức ép của quốc tế về thực thi nhân quyền đang tăng, khi các chiến sỹ dân chủ tay không vũ khí tỏ rõ ý chí hiên ngang của những dũng sỹ ra trận, trình diện hàng ngũ đông đảo tự tin, gắn bó, bất khuất trước cường quyền phi lý.
Nếu có ai hỏi: điều gì là nổi bật nhất trong xã hội ta vào thời điểm cuối năm này? Xin thưa ngay : đó là hàng ngũ nhân dân đi đầu là tuổi trẻ hiên ngang đứng dậy đấu tranh đòi quyền sống có tự do và nhân phẩm, đang tận dụng thời cơ để phát triển cả về số lượng và chất lượng, với gia tốc chưa từng có, nhân việc bàn về hiến pháp mới , đang dồn nhóm lãnh đạo chủ quan, mê muội, mù quáng vì tham nhũng vào tình thế cô lập, tiến lui đều khó.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.