Những đòi hỏi thời Thiên An Môn kéo dài dù chính phủ không đáp ứng

Iranian protesters chant slogans in front of the embassy of Saudi Arabia in Tehran, Sept. 27, 2015. The protesters hold Saudi Arabia responsible for a deadly stampede on Thursday that killed more than 700 pilgrims, including more than 170 Iranians.

Đã 25 năm qua, kể từ khi Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Quảng Trường Thiên An Môn. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp to lớn để dập tắt bất cứ cuộc thảo luận nào về các biến cố năm 1989, các cuộc biểu tình phản đối đông đảo xảy ra trong mùa xuân năm đó ở Bắc Kinh và các thành phố khác cùng với vụ đàn áp đẫm máu tiếp theo đó.Thông tín viên đài VOA Bill Ide tường thuật rằng mặc dầu vậy, những đòi hỏi của sinh viên và các công dân, những người đã đổ ra đường phố vào thời đó chưa biến mất.

Vào mùa xuân năm 1989, Trịnh Phương là một vận động viên điền kinh đầy hứa hẹn tại một Trường Đại học ở Bắc Kinh. Cũng giống như nhiều bạn học khác, anh đi tới Quảng trường Thiên An Môn để nói lên mối quan tâm của anh về một loạt các vấn đề từ tham nhũng tới tự do báo chí.

Anh Trịnh Phương nói rằng trong thập niên 1980, những hy vọng về cải cách lên cao và nhiều người gia nhập Đảng Cộng Sản để tìm cách tạo ra một tương lai tốt hơn cho đất nước.

Anh Trịnh Phương nói, “Các sinh viên đại học trong thập niên 80 tất cả đều có một thái độ tương tự và tất cả đều rất lý tưởng. Họ cũng có ý thức cao về trách nhiệm xã hội và quan tâm tới vận mệnh của đất nước.”

Anh Trịnh Phương nói rằng nhiều người vào thời đó chịu ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, và những chính sách cải tổ của ông. Anh nói rằng anh và các sinh viên khác mang đòi hỏi của họ tới Quảng Trường Thiên An Môn với hy vọng là sẽ giúp Trung Quốc cũng thay đổi.

Tất cả đã thay đổi vào sáng sớm ngày mùng 4 tháng Sáu, khi Trịnh Phương trở thành một nhân chứng tại chỗ và một nạn nhân vụ đàn áp của chính phủ. Một xe tăng cán qua cả hai chân của vận động viên trẻ tuổi này và cắt rời đôi chân đó.

Anh Trịnh Phương nói rằng thay vì đáp lại những đòi hỏi của công chúng, “chính phủ đã sử dụng súng, đàn áp và máu để củng cố quyền lực của họ” và đối phó với những người biểu tình.

Trong những cuộc biểu tình phản đối tại Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989, 1 trong 7 đòi hỏi của sinh viên là bắt các giới chức và gia đình khai báo thu nhập của họ, một đòi hỏi nữa là quyền tự do tổ chức các cuộc biểu tình tại Bắc Kinh.

Ông Trịnh Phương hiện là nhà hoạt động cho dân chủ Trung Quốc


Ngày nay, một phần tư thế kỷ sau, hai khát vọng vừa kể vẫn còn là những mục đích xa vời.

Chiến dịch chống tham nhũng triệt để của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắm vào cả các giới chức cấp cao lẫn cấp thấp. Nhưng chính quyền của ông đã bác bỏ những lời kêu gọi giới lãnh đạo Trung Quốc công bố cho công chúng các thông tin như lương bổng của họ và con số các căn hộ và xe hơi họ làm chủ.

Khi các cá nhân, như luật sư Hứa Chí Vĩnh, thách thức lập trường đó thì kết cục là họ đã bị bỏ tù. Ông Hứa và nhiều thành viên của một tổ chức lỏng lẻo khác được gọi là Phong Trào Công Dân Mới bị bỏ tù hồi đầu năm nay vì đã tìm cách quy tụ hậu thuẫn cho việc đòi công bố tài sản.

Nhà báo lão thành Trình Tường của Hong Kong nói rằng mặc dầu Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã phát động những nỗ lực triệt để hầu cải tổ nền kinh tế và đường lối quan liêu của chính phủ Trung Quốc, ông đã im lặng, không đề cập tới vấn đề cải tổ chính trị và giải quyết những khát vọng căn bản của công chúng Trung Quốc. Nhà báo Trình Tường nói:

“Và nhân dân khao khát điều gì? Nhân dân muốn có một sự phân quyền, nhân dân muốn có hệ thống kiểm tra và cân đối trong việc hành sử quyền lực, và nhân dân muốn có tất cả những quyền được hiến pháp quy định mà họ có quyền được hưởng.”

Các cuộc biểu tình phản đối không phải là chuyện hiếm thấy và là một quyền được bảo đảm trong hiến pháp Trung Quốc, miễn là không xâm phạm tới lợi ích của nhà nước. Và bởi vì chuyện đó, phương cách chính phủ Trung Quốc ứng phó trước sự bất đồng của công chúng thay đổi khác nhau.

Mới đây, hàng ngàn người tụ tập tại thành phố Hàng Châu ở miền đông Trung Quốc để phản đối việc xây dựng một lò đốt rác. Những cuộc đụng độ với giới hữu trách đã leo thang thành bạo động, xe hơi bị lật ngược và xe hơi của cảnh sát bị đốt cháy.

Truyền thông nhà nước nói rằng khoảng 60 cá nhân đã bị bắt giam, nhưng nhà chức trách địa phương cũng hứa hẹn không tiến hành dự án này nếu không có sự ủng hộ của công chúng.

Đường lối giải quyết đó khác hẳn phương cách giới hữu trách đối xử với những người hoạt động như ông Hứa Chí Vĩnh và các thành viên khác của Phong Trào Công Dân Mới, những người đã tổ chức các cuộc tụ họp ôn hòa của công chúng để đòi hỏi các giới chức công bố tài sản của họ. Những người biểu tình đã bị kết án tù vì tụ tập các đám đông để tạo ra xáo trộn.

Ông Andrew Nathan, một giáo sư môn Khoa học Chính trị tại Trường Đại học Columbia nói rằng mặc dầu áp lực đang gia tăng tại Trung Quốc để chính phủ tham gia cuộc đối thoại về các vấn đề nhạy cảm, đáp ứng thông thường nhất là tập trung vào ổn định và việc bóp nghẹt các ý kiến bất đồng.

Ông Nathan nói rằng khi các sinh viên và công nhân tụ tập tại Bắc Kinh năm 1989 điều họ mưu tìm là đối thoại với chính phủ chứ không phải để lật đổ đảng.

“Hồi năm 1989, chính phủ, đảng cầm quyền, thật sự đã quyết định nếu chúng tôi đối thoại với bạn, có nghĩa là không biết là bạn sẽ bắt đầu đòi hỏi chúng tôi điều gì và rồi chúng tôi sẽ không còn là người cầm quyền độc tài nữa. Đó không phải là hệ thống của chúng tôi. Vì vậy họ khước từ làm chuyện đó. Họ vẫn còn trong giai đoạn khước từ làm chuyện đó 25 năm sau.”

Lập trường chính thức của Trung Quốc về vấn đề Thiên An Môn là một cuộc nổi loạn phản cách mạng. Và trong khi chính phủ đối diện với những lời kêu gọi hằng năm đòi mở một cuộc điều tra về những gì xảy ra hồi mùa xuân năm 1989, thì vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ thay đổi đường lối trong tương lai gần.