30 tháng tư là ngày kỷ niệm kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Vào ngày này năm 1975, binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ di tản những người Mỹ cuối cùng ra khỏi đại sứ quán ở Saigon, khép lại cuộc xung đột gây chia rẽ nhiều nhất của nước Mỹ – một sự chia rẽ được bộc lộ qua các cuộc biểu tình ngoài đường phố, và theo ghi nhận của biên tập viên âm nhạc Richard Paul của đài VOA, cả trong các ca khúc.
Cuộc chiến tranh Việt Nam diễn ra vào một thời điểm bất thường trong lịch sử Hoa Kỳ. Một con số kỷ lục phụ nữ Mỹ sinh con trong những năm từ 1946 đến 1959, và phần lớn thế hệ được gọi là “Baby Boom” này ở vào độ tuổi chiến đấu khi cuộc chiến tranh khởi sự. Khối “baby boomers” này cũng đã tạo ra một nền văn hóa tuổi trẻ vào thời đó, một nền văn hóa dựa phần lớn vào âm nhạc. Vì thế khi tình cảm quần chúng xoay ra phản đối cuộc chiến, thì các bài ca phổ thông cũng mang tính phản chiến.
Sự can dự của Hoa Kỳ vào Việt Nam bắt đầu một cách chậm chạp – chỉ có 5.000 binh sĩ vào năm 1960. Do đó ban đầu, dân chúng ở Hoa Kỳ không chú ý mấy. Nhưng ngay khi đó cũng đã bắt đầu phong trào phản đối.
Một ca khúc có tựa là “Soldier’s Letter” – Bức thư của Người lính – ra đời năm 1963. 2 năm sau đó, con số người Mỹ ở Việt Nam bùng nổ. Nước Mỹ không có một quân đội hoàn toàn tự nguyện hồi đó. Năm 1962, chính phủ thực thi lệnh động viên. Leslie Waffen là nguời đứng đầu bộ phận về phim ảnh, âm thanh và viedo của Văn khố Quốc gia, nay đã về hưu. Ông cũng là một chuyên gia về nhạc nói về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông nói
“Khi đăng ký nhập ngũ, bạn được cấp một số ghi danh. Và khi đến lượt số của mình, thì bạn là người của quân đội.”
Ông Waffen nhận xét về một ca khúc vài thời đó là “Draft Dodger Rag”:
“Draft Dodger Rag” là một ca khúc rất quan trọng gây nhiều ảnh hưởng. Và ca khúc này được rất nhiều ca sĩ và các ban nhạc ghi âm. Ca từ chứa đầy những cách thức để trốn thi hành nghĩa vụ.”
Các ca khúc trốn lính, như ca khúc này hay ca khúc “Draft Morning” của David Crosby, phần lớn nói về sự bất công trong lệnh động viên.
Ông Waffen nêu lên một ca khúc khác là 'Fortunate Son':
“Ca khúc “The Fortunate Son – Đứa Con Trai May Mắn – có nhiều đoạn đề cập đến những thanh niên có đặc ân đặc quyền có khả năng tránh bị động viên và không phải tham chiến.”
Tổng thống và các tướng lãnh ở Việt Nam nói với người Mỹ ở nhà rằng Hoa Kỳ đang thắng trong cuộc chiến. Nhưng tháng 1 năm 1968, bộ đội Bắc Việt tấn công các vị trí sâu trong miền Nam, kể cả đại sứ quán Hoa Kỳ. Mặc dầu sớm bị đẩy lui, cuộc tấn công đó cũng khiến người Mỹ nghi ngờ về những gì họ được nghe.
“Fixin’ to Die Rag” cũng là ca khúc ra đời vào thời gian đó. Ông Waffen nói:
“Ca khúc này trở nên cực kỳ phổ biến vì là một ca khúc nói lên tất cả về sự chống đối chiến tranh của công chúng và phần nào phản ánh công luận.”
Điều quan trọng hơn nữa, theo ông Waffen, là ca khúc đã trở thành phổ biến cả với binh sĩ đang chiến đấu ở Việt Nam. Ông nói:
“Sẽ có những người dẫn chương trình ở một số khu vực lập những đài phát thanh riêng và bắt đầu cho phát những ca khúc mà ta sẽ không được nghe qua đài phát thanh Quân đội Hoa Kỳ.”
Dĩ nhiên còn có những ca khúc tán thành chiến tranh. Năm 1965 và 66 ca khúc phổ thông nhất ở Mỹ là “The Ballad of the Green Berets” “Hành khúc Mũ xanh”
Và những người tuyên dương quân nhân cũng hát những ca khúc chế nhạo những người tìm cách trốn tránh nhiệm vụ chiến đấu, như ca khúc "The Ballad of Yellow Beret" "Hành khúc Mũ vàng".
Nước Mỹ là một nơi với các ý kiến đa dạng. Đó cũng là nơi dành cho công dân quyền bày tỏ các ý kiến đó – cho dù là chống chính phủ. Thậm chí ngay giữa lúc diễn ra cuộc chiến tranh.
Cuộc chiến tranh Việt Nam diễn ra vào một thời điểm bất thường trong lịch sử Hoa Kỳ. Một con số kỷ lục phụ nữ Mỹ sinh con trong những năm từ 1946 đến 1959, và phần lớn thế hệ được gọi là “Baby Boom” này ở vào độ tuổi chiến đấu khi cuộc chiến tranh khởi sự. Khối “baby boomers” này cũng đã tạo ra một nền văn hóa tuổi trẻ vào thời đó, một nền văn hóa dựa phần lớn vào âm nhạc. Vì thế khi tình cảm quần chúng xoay ra phản đối cuộc chiến, thì các bài ca phổ thông cũng mang tính phản chiến.
Sự can dự của Hoa Kỳ vào Việt Nam bắt đầu một cách chậm chạp – chỉ có 5.000 binh sĩ vào năm 1960. Do đó ban đầu, dân chúng ở Hoa Kỳ không chú ý mấy. Nhưng ngay khi đó cũng đã bắt đầu phong trào phản đối.
Một ca khúc có tựa là “Soldier’s Letter” – Bức thư của Người lính – ra đời năm 1963. 2 năm sau đó, con số người Mỹ ở Việt Nam bùng nổ. Nước Mỹ không có một quân đội hoàn toàn tự nguyện hồi đó. Năm 1962, chính phủ thực thi lệnh động viên. Leslie Waffen là nguời đứng đầu bộ phận về phim ảnh, âm thanh và viedo của Văn khố Quốc gia, nay đã về hưu. Ông cũng là một chuyên gia về nhạc nói về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông nói
“Khi đăng ký nhập ngũ, bạn được cấp một số ghi danh. Và khi đến lượt số của mình, thì bạn là người của quân đội.”
Ông Waffen nhận xét về một ca khúc vài thời đó là “Draft Dodger Rag”:
“Draft Dodger Rag” là một ca khúc rất quan trọng gây nhiều ảnh hưởng. Và ca khúc này được rất nhiều ca sĩ và các ban nhạc ghi âm. Ca từ chứa đầy những cách thức để trốn thi hành nghĩa vụ.”
Các ca khúc trốn lính, như ca khúc này hay ca khúc “Draft Morning” của David Crosby, phần lớn nói về sự bất công trong lệnh động viên.
Ông Waffen nêu lên một ca khúc khác là 'Fortunate Son':
“Ca khúc “The Fortunate Son – Đứa Con Trai May Mắn – có nhiều đoạn đề cập đến những thanh niên có đặc ân đặc quyền có khả năng tránh bị động viên và không phải tham chiến.”
Tổng thống và các tướng lãnh ở Việt Nam nói với người Mỹ ở nhà rằng Hoa Kỳ đang thắng trong cuộc chiến. Nhưng tháng 1 năm 1968, bộ đội Bắc Việt tấn công các vị trí sâu trong miền Nam, kể cả đại sứ quán Hoa Kỳ. Mặc dầu sớm bị đẩy lui, cuộc tấn công đó cũng khiến người Mỹ nghi ngờ về những gì họ được nghe.
“Fixin’ to Die Rag” cũng là ca khúc ra đời vào thời gian đó. Ông Waffen nói:
“Ca khúc này trở nên cực kỳ phổ biến vì là một ca khúc nói lên tất cả về sự chống đối chiến tranh của công chúng và phần nào phản ánh công luận.”
Điều quan trọng hơn nữa, theo ông Waffen, là ca khúc đã trở thành phổ biến cả với binh sĩ đang chiến đấu ở Việt Nam. Ông nói:
“Sẽ có những người dẫn chương trình ở một số khu vực lập những đài phát thanh riêng và bắt đầu cho phát những ca khúc mà ta sẽ không được nghe qua đài phát thanh Quân đội Hoa Kỳ.”
Dĩ nhiên còn có những ca khúc tán thành chiến tranh. Năm 1965 và 66 ca khúc phổ thông nhất ở Mỹ là “The Ballad of the Green Berets” “Hành khúc Mũ xanh”
Và những người tuyên dương quân nhân cũng hát những ca khúc chế nhạo những người tìm cách trốn tránh nhiệm vụ chiến đấu, như ca khúc "The Ballad of Yellow Beret" "Hành khúc Mũ vàng".
Nước Mỹ là một nơi với các ý kiến đa dạng. Đó cũng là nơi dành cho công dân quyền bày tỏ các ý kiến đó – cho dù là chống chính phủ. Thậm chí ngay giữa lúc diễn ra cuộc chiến tranh.