Một trong các chủ tàu đánh cá của Việt Nam có tàu và thuyền viên bị Hải quân Indonesia tịch thu và bắt giữ vào tháng trước vừa lên tiếng kêu gọi phóng thích ngư phủ và tàu thuyền.
Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hoàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu là chủ tàu đánh cá BV5225TS, một trong bốn tàu đánh cá bị Indonesia tịch thu vào 5/4/2018, cho VOA biết rằng gia đình đã cầu cứu khắp nơi nhưng chưa được phản hồi:
Các cơ quan bảo rằng cứ bình bĩnh chờ yêu cầu của người ta. Họ không hỏi han gì.Ông Nguyễn Thanh Hoàng, chủ tàu đánh cá ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
“Tôi làm đơn cầu cứu gửi khắp các cơ quan từ Bộ đội Biên phòng, Sở Thủy sản, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp, và Sở Ngoại vụ. Các cơ quan bảo rằng cứ bình bĩnh chờ yêu cầu của người ta. Sở Ngoại vụ có chuyển thông tin cho Bộ Ngoại giao nhưng tới bây giờ tôi vẫn chưa có thêm thông tin gì nữa cả. Họ cũng không hỏi han gì đến gia đình của tôi.”
Your browser doesn’t support HTML5
Ông Hoàng cho biết các tàu cá đang đánh bắt trong vùng biển được phía Việt Nam cho phép thì bị phía Indonesia bắt giữ.
“Vị trí này đã được Sở Thủy sản cấp cho gia đình tôi, công nhận là nằm trong tọa độ của Việt Nam, tọa độ 06-46N, 109-34E. Cảnh sát Biển vùng III nói đây vẫn là vùng biển của Việt Nam, họ nói đang liên lệ với các cơ quan vậy thôi. Tôi không biết cầu cứu ai.”
Ông Hoàng nói chỉ riêng tàu cá của gia đình ông có 23 thuyền viên đang bị bắt và giam ở Indonedisia. Ông cho biết thêm rằng trong lúc chờ nhà nước Việt Nam giúp đỡ, cứu cho ngư dân Việt Nam khỏi cảnh bị Indonesia bắt oan trên chính lãnh hải Việt Nam, thì ngư dân phải “tự tìm cách cứu mình,” tự vay tiền mua máy định vị và lưu lại đường chạy của tàu đánh cá trong 5 năm để làm chứng cứ cho vụ bắt oan do phía Indonesia gây ra.
Hôm 10/4 trang Okezone của Indonesia cho biết bốn tàu cá của Việt Nam đã bị tàu Hải quân 355 của nước này bắt giữ vì xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của họ.
Trong lúc chờ nhà nước Việt Nam giúp đỡ, cứu cho ngư dân Việt Nam khỏi cảnh bị Indonesia bắt oan trên chính lãnh hải Việt Nam, thì ngư dân phải tự tìm cách cứu mình.Ông Nguyễn Thanh Hoàng.
Chủ tàu cá đã đích thân sang Indonesia để thăm các thuyền viên bị bắt và kể rằng cuộc sống bị giam lỏng ở trại Ranai hết sức khó khăn:
“Tôi có chuyến đi qua đảo Ranai để tìm hiểu, được biết thuyền trưởng Trần Văn Tiến cùng 23 thuyền viên cho đến nay vẫn chưa được thả. Họ giam lỏng thuyền viên của mình trong trại. Người ta cho một người đi đại diện ra ngoài mua đồ ăn. Mỗi ngày họ phát cho một lon gạo, phần còn lại gia đình gửi tiền qua để ăn uống. Ban đầu phải xin những người bị bắt trước đó để ăn, rồi sau này trả lại họ.”
Trước đó, cũng từ trại giam của Hải quân Indonesia trên đảo Ranai, một thuyền trưởng khác là ông Nguyễn Văn Vĩ kêu cứu với VOA rằng ông đã bị giam lỏng ở đây gần một năm nhưng chưa được xét xử. Ông nói thêm rằng hiện có hơn 50 thuyền viên người Việt Nam đang bị giam chung một trại.
Chúng tôi là công dân của một nước mà bị một nước khác bắt thì phải có đại diện của sứ quán (Việt Nam) xuống để đại diện chứ. Nhưng mời mà họ không xuống thì chúng tôi cũng không kiện cáo gì được.Thuyền trưởng Nguyễn Văn Vĩ.
Ông Vĩ nói với VOA về việc các thuyền viên khiếu kiện với chính quyền Indonesia:
“Thưa kiện họ thì các thuyền viên ở đâu cũng đã có người làm rồi. Nhưng muốn thưa kiện họ cũng phải có trình tự tố tụng theo luật pháp của họ. Chúng tôi là công dân của một nước mà bị một nước khác bắt thì phải có đại diện của sứ quán (Việt Nam) xuống để đại diện chứ. Nhưng mời mà họ không xuống thì chúng tôi cũng không kiện cáo gì được.”
Trả lời phỏng vấn của VOA về trình trạng của ông Nguyễn Văn Vĩ và hơn 50 thuyền viên này, Tòa án Ranai cho biết hôm 25/4 rằng họ chưa nhận được hồ sơ nào về trường hợp ông Vĩ và hơn 50 thuyền viên bị Hải quân Indonesia bắt và đo đó họ chưa biết khi nào các thuyền viên này sẽ được đưa ra xét xử.
Ông Hoàng viết trên Facebook sau khi tàu cá của gia đình và các ngư phủ bị bắt giữ: “Phải chăng lãnh sự quán của Việt Nam tại Indonesia đang lo toan những việc rất to, quan trọng cho thế giới, mà bỏ ngoài tai việc bảo vệ ngư dân Việt Nam bị chính phủ Indonesia bắt giữ một cách phi pháp trong vùng lãnh hải Việt Nam?”
Các ngư dân kỳ vọng rằng chính quyền Indonesia nên tôn trọng hiệp ước năm 2003 giữa Việt Nam và Indonesia về đường phân định ranh giới biển giữa hai nước. Họ nói thêm rằng chính quyền Việt Nam phải thường xuyên tuần tra các vùng biển truyền thống để bảo vệ ngư dân và tàu thuyền.
Your browser doesn’t support HTML5