Cảnh sát tại Nigeria nói rằng ít nhất 71 người thiệt mạng khi một trái bom phát nổ tại một trạm xe buýt ở vùng ngoại ô thủ đô Abuja hôm thứ Hai. Theo tường thuật của thông tín viên Heather Murdock từ Abuja thì một số nhà phân tích nói rằng cuộc tấn công mới nhất này là dấu hiệu cho thấy các phần tử Hồi giáo nổi dậy tại Nigeria đã mở rộng phạm vi hoạt động của họ.
Ngay trước 7 giờ sáng thứ Hai, tài xế taxi Joseph Suleiman lái xe vào thành phố làm việc. Khi còn cách Nyanya Motor Park khoảng nửa kilomet thì anh nghe thấy trái bom phát nổ. Anh nói:
“Chúng tôi đang ở trong xe thì nghe bom nổ và xe của tôi rung rinh. Tất cả mọi người đều hết sức bối rối.”
Anh nói rằng họ bối rối bởi vì trong vòng hai năm nay không có cuộc tấn công nào tại thủ đô Nigeria kể từ khi Boko Haram đánh bom một tòa báo có tiếng làm nhiều người thiệt mạng. Vào năm 2011, đã có hơn 60 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công khác nhắm vào trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại địa phương và một nhà thờ.
Suleiman nói rằng anh nhìn thấy mấy chục người bị thương nặng khi đi qua trạm xe buýt này. Anh nói:
“Dân chúng nói với chúng tôi rằng tổ chức Boko Haram đặt bom bên trong chiếc xe Elruafai bị phát nổ khiến nhiều người thiệt mạng. Nhưng thật sự chỉ có Thượng đế mới biết sự thật.”
Một số giới chức nói rằng mặc dầu đã gần một năm áp dụng luật về tình trạng khẩn trương tại 3 bang miền đông bắc Nigeria, cuộc nổi dậy của tổ chức Boko Haram ngày càng gia tăng.
Đại biểu quốc hội Herman Hembe nói:
“Chúng tôi đã dành các ngân khoản lớn cho lãnh vực an ninh tại nước này và không thấy sự cải thiện nào. Tình hình chỉ ngày càng xấu hơn.”
Boko Haram đã bị quy trách nhiệm về hàng ngàn cái chết kể từ khi xảy ra cuộc nổi dậy năm 2009. Hội Ân Xá Quốc Tế nói rằng, chỉ riêng trong năm nay đã có 1500 người bị giết trong các cuộc tấn công, và khoảng nửa triệu người đã phải bỏ nhà đi lánh nạn.
Boko Haram nói rằng họ muốn áp dụng luật Hồi Giáo khắt khe của họ và hủy diệt chính phủ nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng tình trạng cực kỳ nghèo khó là một phần trong những nguyên nhân gây ra bất ổn, và nói rằng tình trạng thất nghiệp đã khiến thanh thiếu niên tham gia chiến đấu để kiếm chút tiền.
Tuy nhiên, Mục sư Ayo Oritsejafor, Chủ tịch Hội Cơ Đốc Giáo Nigeria, nói rằng, cuộc nổi dậy này là kết quả của chủ nghĩa tôn giáo quá khích:
“Đó là về vấn đề ý thức hệ. Đó không phải là vì nghèo. Đó không phải là vì vấn đề bị gạt ra bên lề. Vâng, thật sự là nếu phải giải quyết vấn đề nghèo khó, ta có thể phải giảm bớt con số tuyển mộ -- những người họ có thể tuyển mộ.”
Ông nói rằng tấn công ý thức hệ qua giáo dục và giới lãnh đạo tôn giáo tại các bang miền bắc Nigeria chủ yếu theo Hồi Giáo là cách duy nhất để chấm dứt cuộc nổi dậy.
Quân đội Nigeria nói rằng họ đã đánh trả Boko Haram và tái chiếm nhiều khu vực trước đây bị các phần tử nổi dậy chiếm giữ. Quân đội nói rằng một vụ phá nhà tù hồi tháng trước khi hàng trăm tù nhân trốn trại bị giết là một toan tính do Boko Haram thực hiện để bổ sung lực lượng bị sút giảm.
Boko Haram đã nhận trách nhiệm về vụ trốn trại này và đe dọa sẽ có thêm bạo động. Tổ chức này không nhận trách nhiệm về cuộc tấn công mới nhất này, nhưng thông thường Boko Haram liên lạc với công chúng qua những thông điệp video có thể mất nhiều ngày hay nhiều tuần lễ để công bố.
Ngay trước 7 giờ sáng thứ Hai, tài xế taxi Joseph Suleiman lái xe vào thành phố làm việc. Khi còn cách Nyanya Motor Park khoảng nửa kilomet thì anh nghe thấy trái bom phát nổ. Anh nói:
“Chúng tôi đang ở trong xe thì nghe bom nổ và xe của tôi rung rinh. Tất cả mọi người đều hết sức bối rối.”
Anh nói rằng họ bối rối bởi vì trong vòng hai năm nay không có cuộc tấn công nào tại thủ đô Nigeria kể từ khi Boko Haram đánh bom một tòa báo có tiếng làm nhiều người thiệt mạng. Vào năm 2011, đã có hơn 60 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công khác nhắm vào trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại địa phương và một nhà thờ.
Suleiman nói rằng anh nhìn thấy mấy chục người bị thương nặng khi đi qua trạm xe buýt này. Anh nói:
“Dân chúng nói với chúng tôi rằng tổ chức Boko Haram đặt bom bên trong chiếc xe Elruafai bị phát nổ khiến nhiều người thiệt mạng. Nhưng thật sự chỉ có Thượng đế mới biết sự thật.”
Một số giới chức nói rằng mặc dầu đã gần một năm áp dụng luật về tình trạng khẩn trương tại 3 bang miền đông bắc Nigeria, cuộc nổi dậy của tổ chức Boko Haram ngày càng gia tăng.
Đại biểu quốc hội Herman Hembe nói:
“Chúng tôi đã dành các ngân khoản lớn cho lãnh vực an ninh tại nước này và không thấy sự cải thiện nào. Tình hình chỉ ngày càng xấu hơn.”
Boko Haram đã bị quy trách nhiệm về hàng ngàn cái chết kể từ khi xảy ra cuộc nổi dậy năm 2009. Hội Ân Xá Quốc Tế nói rằng, chỉ riêng trong năm nay đã có 1500 người bị giết trong các cuộc tấn công, và khoảng nửa triệu người đã phải bỏ nhà đi lánh nạn.
Boko Haram nói rằng họ muốn áp dụng luật Hồi Giáo khắt khe của họ và hủy diệt chính phủ nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng tình trạng cực kỳ nghèo khó là một phần trong những nguyên nhân gây ra bất ổn, và nói rằng tình trạng thất nghiệp đã khiến thanh thiếu niên tham gia chiến đấu để kiếm chút tiền.
Tuy nhiên, Mục sư Ayo Oritsejafor, Chủ tịch Hội Cơ Đốc Giáo Nigeria, nói rằng, cuộc nổi dậy này là kết quả của chủ nghĩa tôn giáo quá khích:
“Đó là về vấn đề ý thức hệ. Đó không phải là vì nghèo. Đó không phải là vì vấn đề bị gạt ra bên lề. Vâng, thật sự là nếu phải giải quyết vấn đề nghèo khó, ta có thể phải giảm bớt con số tuyển mộ -- những người họ có thể tuyển mộ.”
Ông nói rằng tấn công ý thức hệ qua giáo dục và giới lãnh đạo tôn giáo tại các bang miền bắc Nigeria chủ yếu theo Hồi Giáo là cách duy nhất để chấm dứt cuộc nổi dậy.
Quân đội Nigeria nói rằng họ đã đánh trả Boko Haram và tái chiếm nhiều khu vực trước đây bị các phần tử nổi dậy chiếm giữ. Quân đội nói rằng một vụ phá nhà tù hồi tháng trước khi hàng trăm tù nhân trốn trại bị giết là một toan tính do Boko Haram thực hiện để bổ sung lực lượng bị sút giảm.
Boko Haram đã nhận trách nhiệm về vụ trốn trại này và đe dọa sẽ có thêm bạo động. Tổ chức này không nhận trách nhiệm về cuộc tấn công mới nhất này, nhưng thông thường Boko Haram liên lạc với công chúng qua những thông điệp video có thể mất nhiều ngày hay nhiều tuần lễ để công bố.