WASHINGTON —
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang chuẩn bị cho một nhiệm kỳ 4 năm thứ nhì, sau khi giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 6 tháng 11. Nhưng nhiệm kỳ thứ nhì thường không mấy suôn sẻ cho các vị tổng thống Mỹ trong lịch sử cận đại.
Phát biểu sau thắng lợi lớn vào đêm bầu cử, Tổng thống Obama cam kết sẽ học hỏi từ những người ủng hộ lẫn những người chỉ trích ông, trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhì.
"Dù tôi có nhận được lá phiếu của quý vị hay không, tôi cũng đã lắng nghe quý vị, tôi đã học được nơi quý vị và quý vị đã làm cho tôi trở thành một vị tổng thống tốt hơn. Tôi trở lại Tòa Bạch Ốc với nhiều quyết tâm hơn và với nhiều cảm hứng hơn bao giờ hết về những công việc còn cần phải làm và về tương lai trước mặt. "
Các chính khách Đảng Cộng hòa, trong đó có Chủ tịch Hạ viện John Boehner, đã tìm cách thích nghi với thực tế của một nhiệm kỳ thứ nhì của ông Obama.
"Thưa Tổng thống, đây là thời điểm của ông. Chúng tôi đã sẵn sàng để được lãnh đạo, không phải trong tư cách là thành viên của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, mà trong tư cách là người Mỹ."
Nhưng nếu có thể lấy lịch sử để làm một tiêu chuẩn nào đó, thì Tổng thống Obama có thể sẽ thấy nhiệm kỳ thứ nhì của ông có nhiều thách thức hơn so với nhiệm kỳ thứ nhất, theo nhận định của ông Ken Duberstein, Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Reagan, nói:
"Lịch sử của các vị tổng thống trong nhiệm kỳ thứ nhì, ít ra là sau Đệ nhị Thế chiến, cho thấy là vị nào gần như cũng không tránh khỏi đi chệch hướng trong năm thứ năm hoặc thứ sáu. Mọi vị tổng thống trong nhiệm kỳ hai đều vướng phải một vụ tai tiếng, một vấn đề nan giải, một sai lầm nào đó, và vấn đề đó trở thành vấn đề nổi cộm."
Ông Richard Nixon đã giành được thắng lợi áp đảo để tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1972, nhưng chưa đầy hai năm sau đó, ông đã bị buộc phải từ chức vì vụ tai tiếng Watergate.
Thanh danh của Tổng thống Ronald Reagan cũng đã bị phương hại vì vụ bê bối Iran-Contra và Tổng thống Bill Clinton bị luận tội vì vụ dan díu với Monica Lewinsky.
Tổng thống George W. Bush đã bị đả kích gay gắt về việc xử lý bão Katrina và những khó khăn không tính trước được ở Iraq.
Tổng thống Obama nói ông nhận thức rõ về điều mà một số nhà sử học mô tả là tai ách thường giáng xuống trong nhiệm kỳ thứ hai.
"Tôi không dám nghĩ là bởi vì tôi đã đắc cử mà mọi người sẽ đột nhiên đồng ý với tôi về tất cả mọi điều. Tôi quá quen thuộc với tất cả những thông tin cho thấy là các Tổng thống thường hay vượt quá giới hạn trong nhiệm kỳ thứ nhì của mình. Chúng tôi rất thận trọng về vấn đề đó."
Theo sử gia Matthew Dallek của trường Đại học California, Tổng thống Obama khôn ngoan ghi nhận những khó khăn trong nhiệm kỳ thứ nhì của những người tiền nhiệm:
"Cho nên ông Obama nhận thức rõ điều đó, và đã tỏ dấu cho thấy là ông muốn là một ngư thực tiễn, không đòi hỏi phải đạt được tất cả những gì ông mong muốn. Ông không đòi hỏi những điều không tưởng, và chỉ dồn nỗ lực làm việc trong những lĩnh vực mà ông nghĩ ông có thể làm việc hiệu quả."
Ông Duberstein, từng là phụ tá cho Tổng thống Reagan, nói một điều cũng quan trọng là Tổng thống phải tìm cách xây dựng các quan hệ chính trị:
“Trong vụ tai tiếng Iran-Contra, người dân muốn tin ở Tổng thống Reagan. Ông Reagan được nhiều người nhìn một cách thiện cảm. Cho tới nay, Tổng thống Obama chưa gây dựng được các quan hệ vững mạnh như thế. Đó là điều mà tôi tin ông Obama về cơ bản phải giải quyết trong những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ thứ nhì cuả ông. ”
Và như thế, ngay trong lúc Tổng thống Obama đang hướng về tương lai để thực hiện nghị trình đầy cao vọng của nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhì của ông, giới phân tích trông đợi ông sẽ tỏ ra thận trọng, không phạm phải một số lỗi lầm mà các vị Tổng thống tiền nhiệm đã làm.
Phát biểu sau thắng lợi lớn vào đêm bầu cử, Tổng thống Obama cam kết sẽ học hỏi từ những người ủng hộ lẫn những người chỉ trích ông, trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhì.
"Dù tôi có nhận được lá phiếu của quý vị hay không, tôi cũng đã lắng nghe quý vị, tôi đã học được nơi quý vị và quý vị đã làm cho tôi trở thành một vị tổng thống tốt hơn. Tôi trở lại Tòa Bạch Ốc với nhiều quyết tâm hơn và với nhiều cảm hứng hơn bao giờ hết về những công việc còn cần phải làm và về tương lai trước mặt. "
Các chính khách Đảng Cộng hòa, trong đó có Chủ tịch Hạ viện John Boehner, đã tìm cách thích nghi với thực tế của một nhiệm kỳ thứ nhì của ông Obama.
"Thưa Tổng thống, đây là thời điểm của ông. Chúng tôi đã sẵn sàng để được lãnh đạo, không phải trong tư cách là thành viên của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, mà trong tư cách là người Mỹ."
Nhưng nếu có thể lấy lịch sử để làm một tiêu chuẩn nào đó, thì Tổng thống Obama có thể sẽ thấy nhiệm kỳ thứ nhì của ông có nhiều thách thức hơn so với nhiệm kỳ thứ nhất, theo nhận định của ông Ken Duberstein, Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Reagan, nói:
"Lịch sử của các vị tổng thống trong nhiệm kỳ thứ nhì, ít ra là sau Đệ nhị Thế chiến, cho thấy là vị nào gần như cũng không tránh khỏi đi chệch hướng trong năm thứ năm hoặc thứ sáu. Mọi vị tổng thống trong nhiệm kỳ hai đều vướng phải một vụ tai tiếng, một vấn đề nan giải, một sai lầm nào đó, và vấn đề đó trở thành vấn đề nổi cộm."
Ông Richard Nixon đã giành được thắng lợi áp đảo để tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1972, nhưng chưa đầy hai năm sau đó, ông đã bị buộc phải từ chức vì vụ tai tiếng Watergate.
Thanh danh của Tổng thống Ronald Reagan cũng đã bị phương hại vì vụ bê bối Iran-Contra và Tổng thống Bill Clinton bị luận tội vì vụ dan díu với Monica Lewinsky.
Tổng thống George W. Bush đã bị đả kích gay gắt về việc xử lý bão Katrina và những khó khăn không tính trước được ở Iraq.
"Tôi không dám nghĩ là bởi vì tôi đã đắc cử mà mọi người sẽ đột nhiên đồng ý với tôi về tất cả mọi điều. Tôi quá quen thuộc với tất cả những thông tin cho thấy là các Tổng thống thường hay vượt quá giới hạn trong nhiệm kỳ thứ nhì của mình. Chúng tôi rất thận trọng về vấn đề đó."
Theo sử gia Matthew Dallek của trường Đại học California, Tổng thống Obama khôn ngoan ghi nhận những khó khăn trong nhiệm kỳ thứ nhì của những người tiền nhiệm:
"Cho nên ông Obama nhận thức rõ điều đó, và đã tỏ dấu cho thấy là ông muốn là một ngư thực tiễn, không đòi hỏi phải đạt được tất cả những gì ông mong muốn. Ông không đòi hỏi những điều không tưởng, và chỉ dồn nỗ lực làm việc trong những lĩnh vực mà ông nghĩ ông có thể làm việc hiệu quả."
Ông Duberstein, từng là phụ tá cho Tổng thống Reagan, nói một điều cũng quan trọng là Tổng thống phải tìm cách xây dựng các quan hệ chính trị:
“Trong vụ tai tiếng Iran-Contra, người dân muốn tin ở Tổng thống Reagan. Ông Reagan được nhiều người nhìn một cách thiện cảm. Cho tới nay, Tổng thống Obama chưa gây dựng được các quan hệ vững mạnh như thế. Đó là điều mà tôi tin ông Obama về cơ bản phải giải quyết trong những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ thứ nhì cuả ông. ”
Và như thế, ngay trong lúc Tổng thống Obama đang hướng về tương lai để thực hiện nghị trình đầy cao vọng của nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhì của ông, giới phân tích trông đợi ông sẽ tỏ ra thận trọng, không phạm phải một số lỗi lầm mà các vị Tổng thống tiền nhiệm đã làm.