Nhật Bản đang duyệt xét lại những hướng dẫn về giảng dạy ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông để bênh vực việc tuyên bố chủ quyền tại những đảo tranh chấp với Nam Triều Tiên và Trung Quốc.
Bộ trưởng Giáo dục Hakubun Shimomura hôm thứ Ba cho biết là theo hướng dẫn mới, giáo viên được yêu cầu dạy các học sinh là những đảo này là “lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản.”
Động thái này áp dụng cho một nhóm đảo nhỏ trong biển Nhật Bản, theo tiếng Nhật là Takeshima và tiếng Nam Triều Tiên là Dokdo. Việc này cũng được áp dụng cho những đảo không người ở tại Biển Đông Trung Hoa, Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Để đáp trả, Nam Triều Tiên đã triệu đại sứ Nhật Bản ở Seoul. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên Cho Tai-young đe dọa có “những biện pháp mạnh” chống lại Nhật Bản.
Ông Cho nói chính phủ Nam Triều Tiên mạnh mẽ lên án hành động sửa đổi lại sách giáo khoa của Nhật Bản và yêu cầu rút lại tức thì. Nếu chính phủ Nhật Bản không thi hành, chính phủ Nam Triều Tiên sẽ có những biện pháp mạnh để đáp ứng ngay.
Trung Quốc cũng giận giữ vì động thái này của Nhật Bản. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh yêu cầu Nhật Bản “tôn trọng sự thật lịch sử.”
Bà Hoa nói Trung Quốc bày tỏ quan tâm sâu sắc về việc này và đã phản đối Nhật Bản. Bà muốn nhấn mạnh là nhóm đảo Điếu Ngư và những đảo kế cận thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa. Dù phía Nhật Bản có âm mưu tuyên bố chủ quyền giả tạo bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng tuyệt đối sẽ không thay đổi được sự kiện căn bản là nhóm đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc.
Quan hệ giữa Nhật Bản với Nam Triều Tiên và Trung Quốc đã căng thẳng từ lâu. Cả hai nước là nạn nhân của việc xâm lấn của đế quốc Nhật Bản trước Thế chiến Thứ hai và đã khiếu nại là Nhật Bản đã không làm đủ để chuộc những lỗi lầm trong quá khứ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cuối năm qua đã làm Seoul và Bắc Kinh giận giữ khi đến thăm ngôi đền tử sĩ gây tranh cãi. Đền này thờ các tử sĩ Nhật Bản trong đó có một số tội phạm chiến tranh bị kết án.
Thủ tướng Abe, cầm quyền lần thứ nhì vào năm 2012, đã có lập trường diều hâu hơn về những vấn đề lãnh thổ và đoan quyết sẽ thay đổi hiến pháp hòa bình của nước này để đóng một vai trò rộng rãi hơn trong vùng.
Bộ trưởng Giáo dục Hakubun Shimomura hôm thứ Ba cho biết là theo hướng dẫn mới, giáo viên được yêu cầu dạy các học sinh là những đảo này là “lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản.”
Động thái này áp dụng cho một nhóm đảo nhỏ trong biển Nhật Bản, theo tiếng Nhật là Takeshima và tiếng Nam Triều Tiên là Dokdo. Việc này cũng được áp dụng cho những đảo không người ở tại Biển Đông Trung Hoa, Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Để đáp trả, Nam Triều Tiên đã triệu đại sứ Nhật Bản ở Seoul. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên Cho Tai-young đe dọa có “những biện pháp mạnh” chống lại Nhật Bản.
Ông Cho nói chính phủ Nam Triều Tiên mạnh mẽ lên án hành động sửa đổi lại sách giáo khoa của Nhật Bản và yêu cầu rút lại tức thì. Nếu chính phủ Nhật Bản không thi hành, chính phủ Nam Triều Tiên sẽ có những biện pháp mạnh để đáp ứng ngay.
Trung Quốc cũng giận giữ vì động thái này của Nhật Bản. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh yêu cầu Nhật Bản “tôn trọng sự thật lịch sử.”
Bà Hoa nói Trung Quốc bày tỏ quan tâm sâu sắc về việc này và đã phản đối Nhật Bản. Bà muốn nhấn mạnh là nhóm đảo Điếu Ngư và những đảo kế cận thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa. Dù phía Nhật Bản có âm mưu tuyên bố chủ quyền giả tạo bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng tuyệt đối sẽ không thay đổi được sự kiện căn bản là nhóm đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc.
Quan hệ giữa Nhật Bản với Nam Triều Tiên và Trung Quốc đã căng thẳng từ lâu. Cả hai nước là nạn nhân của việc xâm lấn của đế quốc Nhật Bản trước Thế chiến Thứ hai và đã khiếu nại là Nhật Bản đã không làm đủ để chuộc những lỗi lầm trong quá khứ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cuối năm qua đã làm Seoul và Bắc Kinh giận giữ khi đến thăm ngôi đền tử sĩ gây tranh cãi. Đền này thờ các tử sĩ Nhật Bản trong đó có một số tội phạm chiến tranh bị kết án.
Thủ tướng Abe, cầm quyền lần thứ nhì vào năm 2012, đã có lập trường diều hâu hơn về những vấn đề lãnh thổ và đoan quyết sẽ thay đổi hiến pháp hòa bình của nước này để đóng một vai trò rộng rãi hơn trong vùng.