Năm 2000 là năm gần nhất ghi nhận thặng dư mậu dịch trong quan hệ thương mại song phương Việt - Trung. Kể từ đấy, Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc và càng về sau thì tình trạng này càng diễn ra với tốc độ chóng mặt mà công luận đã nhiều lần lên tiếng báo động.
Ngay từ năm 2005, bài toán nhập siêu từ Trung Quốc đã được dư luận đặt ra một cách nghiêm túc, nhiều biện pháp đã được đề ra để cân bằng cán cân thương mại đang diễn ra bất lợi cho Việt Nam.[1] Tuy nhiên, thật trớ trêu, tình hình sau đấy không những không được cải thiện, mà ngược lại, còn xấu đi theo chiều hướng ngày càng trầm trọng – mức nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 đã lên đến con số kỷ lục 23,7 tỷ USD.
Đồ thị 1 - Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa VN và TQ trong tổng kim ngạch XNK của VN
Bảng 1 và Đồ thị 1 ở trên cho phép chúng ta rút ra một số kết luận:
Kinh tế quyết định chính trị. Đó là một quy luật mà nhân loại đã khám phá ra với rất nhiều xương máu. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, những “đầy tớ” của nhân dân như họ tự nhận, có thể vẫn tiếp tục điềm nhiên khước từ những “ông chủ” của mình một thượng tầng chính trị phù hợp với hạ tầng kinh tế hiện tại của đất nước, nhưng với người bạn “4 tốt 16 vàng” bên kia biên giới thì xin đừng bao giờ ảo tưởng cả![4]
[1] Báo Tiền Phong ngày 8/9/2005: Cách nào để giảm nhập siêu; Báo Tuổi Trẻ ngày 1.11.2005: Cần từng bước cân bằng cán cân thương mại Việt - Trung.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ngay từ năm 2005, bài toán nhập siêu từ Trung Quốc đã được dư luận đặt ra một cách nghiêm túc, nhiều biện pháp đã được đề ra để cân bằng cán cân thương mại đang diễn ra bất lợi cho Việt Nam.[1] Tuy nhiên, thật trớ trêu, tình hình sau đấy không những không được cải thiện, mà ngược lại, còn xấu đi theo chiều hướng ngày càng trầm trọng – mức nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 đã lên đến con số kỷ lục 23,7 tỷ USD.
Bảng 1 – Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000-2013 (đơn vị: tỷ USD)[2] | |||||||||||
TT | NĂM | TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU | TỔNG KIM NGẠCH NHẬP KHẨU | CÁN CÂN THƯƠNG MẠI | XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC | NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC | CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG | TỐC ĐỘ GIA TĂNG XK SANG TQ | TỐC ĐỘ GIA TĂNG NK TỪ TQ | XK SANG TQ TRONG TỔNG KNXK | NK TỪ TQ TRONG TỔNG KNNK |
1 | 2000 | 14,3 | 15,2 | -0,9 | 1,54 | 1,40 | 0,14 | 10,7% | 9,2% | ||
2 | 2001 | 15,0 | 16,1 | -1,1 | 1,42 | 1,61 | -0,19 | -7,7% | 14,6% | 9,4% | 10,0% |
3 | 2002 | 16,7 | 19,7 | -3,0 | 1,52 | 2,16 | -0,64 | 7,1% | 34,4% | 9,1% | 11,0% |
4 | 2003 | 20,2 | 25,2 | -5,0 | 1,88 | 3,14 | -1,26 | 24,0% | 45,4% | 9,3% | 12,5% |
5 | 2004 | 26,5 | 32,0 | -5,5 | 2,90 | 4,60 | -1,70 | 54,0% | 46,4% | 10,9% | 14,4% |
6 | 2005 | 32,4 | 37,0 | -4,6 | 3,23 | 5,90 | -2,67 | 11,3% | 28,4% | 10,0% | 15,9% |
7 | 2006 | 39,8 | 44,9 | -5,1 | 3,24 | 7,39 | -4,15 | 0,5% | 25,3% | 8,1% | 16,5% |
8 | 2007 | 48,6 | 62,7 | -14,1 | 3,65 | 12,71 | -9,06 | 12,4% | 72,0% | 7,5% | 20,3% |
9 | 2008 | 62,7 | 80,7 | -18,0 | 4,85 | 15,97 | -11,12 | 33,0% | 25,7% | 7,7% | 19,8% |
10 | 2009 | 57,1 | 70,0 | -12,9 | 5,40 | 16,44 | -11,04 | 11,4% | 2,9% | 9,5% | 23,5% |
11 | 2010 | 72,2 | 84,8 | -12,6 | 7,31 | 20,02 | -12,71 | 35,3% | 21,8% | 10,1% | 23,6% |
12 | 2011 | 96,9 | 106,8 | -9,9 | 11,13 | 24,59 | -13,47 | 52,2% | 22,9% | 11,5% | 23,0% |
13 | 2012 | 114,5 | 113,8 | 0,7 | 12,39 | 28,79 | -16,40 | 11,3% | 17,0% | 10,8% | 25,3% |
14 | 2013 | 132,2 | 131,3 | 0,9 | 13,10 | 36,80 | -23,70 | 5,7% | 27,8% | 9,9% | 28,0% |
Tốc độ gia tăng bình quân | 19,3% | 29,6% |
Đồ thị 1 - Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa VN và TQ trong tổng kim ngạch XNK của VN
Bảng 1 và Đồ thị 1 ở trên cho phép chúng ta rút ra một số kết luận:
- Tốc độ gia tăng bình quân của kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong 14 năm qua cao gấp 1,53 lần (29,6%/19,3%) tốc độ gia tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này giải thích tại sao nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng với tốc độ chóng mặt;
- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam suốt 14 năm qua hầu như không thay đổi và ở mức xấp xỉ 9% (đường xu hướng của tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang TQ trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần như nằm ngang);
- Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam suốt 14 năm qua luôn tăng với tốc độ đáng báo động, từ 9,2% năm 2000 lên đến mức 28% năm 2013 (đường xu hướng của tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ TQ trong tổng kim ngạch nhập khẩu có độ dốc lớn). Với đà này thì chỉ ít năm nữa thôi, Việt Nam sẽ chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Đáng quan ngại hơn nữa, phần lớn hàng hoá nhập khẩu này lại là máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, hàng tiêu dùng độc hại…[3] “Bệnh tòng khẩu nhập”, đây chính là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng trì trệ và đình đốn cho nền kinh tế Việt Nam suốt nhiều năm qua, chưa kể một hậu quả vô cùng tai hại về lâu dài khác là tình trạng suy thoái giống nòi do sử dụng những sản phẩm độc hại của “bạn”.
Kinh tế quyết định chính trị. Đó là một quy luật mà nhân loại đã khám phá ra với rất nhiều xương máu. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, những “đầy tớ” của nhân dân như họ tự nhận, có thể vẫn tiếp tục điềm nhiên khước từ những “ông chủ” của mình một thượng tầng chính trị phù hợp với hạ tầng kinh tế hiện tại của đất nước, nhưng với người bạn “4 tốt 16 vàng” bên kia biên giới thì xin đừng bao giờ ảo tưởng cả![4]
[1] Báo Tiền Phong ngày 8/9/2005: Cách nào để giảm nhập siêu; Báo Tuổi Trẻ ngày 1.11.2005: Cần từng bước cân bằng cán cân thương mại Việt - Trung.
[2] Nguồn: Niên giám Thống kê 2000 – 2012 và tính toán của tác giả; báo điện tử Một Thế Giới ngày 24.12.2013: Nhập siêu 23,7 tỷ USD từ Trung Quốc.
[3] Đài Truyền hình VTC: Ngăn chặn mối nguy từ bên kia biên giới.
[4] Blog Lê Anh Hùng: Một nền kinh tế đang trên đà “Hán hoá”?; Dân Làm Báo: “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”: Vì đâu nên nỗi?