SYDNEY —
Các nhà phân tích cho rằng lập trường cứng rắn của Trung Quốc trong việc từ chối hầu hết những chuyến viếng thăm của các nhà ngoại giao nước ngoài tới Tây Tạng sẽ tiếp tục. Ngoại trưởng Australia Bob Carr cho biết trong cả năm qua Đại sứ Úc tại Bắc Kinh đã tìm cách đến thăm khu vực tự trị này để tìm hiểu xem tại các nhà tranh đấu Tây Tạng tiếp tục tự thiêu để phản đối Trung Quốc, nhưng yêu cầu của ông đã không được thỏa mãn. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gởi về bài tường thuật sau đây.
Từ tháng 3 năm ngoái tới nay, Đại sứ Australia ở Trung Quốc, ông Frances Adamson, đã nhiều lần ngỏ lời với giới hữu trách Trung Quốc để cho ông đi thăm Tây Tạng nhưng không được đáp ứng. Nhà ngoại giao hàng đầu của Canberra ở Bắc Kinh cho biết ông muốn đến phần đất trong vùng Hy Mã Lạp Sơn để tìm hiểu xem tại sao số người Tây Tạng tự thiêu mỗi lúc một nhiều.
Ông Kerry Brown, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Sydney, cho biết giới hữu trách ở Bắc Kinh không muốn có sự quan sát của nước ngoài trong khu vực có tranh chấp này.
Ông Brown nói: "Thông thường thì một chuyến viếng thăm ngoại giao của một viên chức Australia là không có vấn đề gì. Nhưng những sự việc này đã xảy ra và tôi nghĩ rằng điều này cho thấy mức độ nhạy cảm của vấn đề và sự lo âu của giới lãnh đạo Trung Quốc. Thật ra thì điều này có thể nói là một chỉ dấu của mức độ khó khăn của chính sách và hoạt động trong khu vực vào thời điểm này."
Không có nước nào công khai chống đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng. Nhưng lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói rằng Tây Tạng từng là một nước độc lập và bị Trung Quốc đô hộ. Giờ đây vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này hô hào cho quyền tự trị của Tây Tạng, chứ không đòi độc lập. Bắc Kinh tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma cầm đầu một chiến dịch gây chia cắt đất nước và tổ chức các vụ tự thiêu.
Giáo sư Brown nói rằng chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Tây Tạng có phần chắc sẽ không thay đổi, mặc dù Bắc Kinh đã có hàng ngũ lãnh đạo mới.
Canberra đang thúc giục Bắc Kinh thực hiện những cuộc họp thường xuyên hơn giữa các giới chức chính phủ và các bộ, tương tự như những hội nghị mà Australia đã có với các nước khác như Hoa Kỳ, nhưng đề nghị này chưa nhận được hồi đáp của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Bob Carr cho biết những cuộc họp đó có thể bao gồm một hộïi nghị thượng đỉnh hàng năm giữ Thủ tướng Australia và Chủ tịch Trung Quốc, cũng như những hội nghị riêng rẽ giữa các vị Bộ trưởng ngoại giao và kinh tế.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia. Việc xuất khẩu các loại khoáng sản, trong đó có quặng sắt, là trọng tâm của một mối quan hệ đã giúp chính phủ ở Canberra duy trì tăng trưởng kinh tế bất chấp cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu.
Từ tháng 3 năm ngoái tới nay, Đại sứ Australia ở Trung Quốc, ông Frances Adamson, đã nhiều lần ngỏ lời với giới hữu trách Trung Quốc để cho ông đi thăm Tây Tạng nhưng không được đáp ứng. Nhà ngoại giao hàng đầu của Canberra ở Bắc Kinh cho biết ông muốn đến phần đất trong vùng Hy Mã Lạp Sơn để tìm hiểu xem tại sao số người Tây Tạng tự thiêu mỗi lúc một nhiều.
Ông Kerry Brown, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Sydney, cho biết giới hữu trách ở Bắc Kinh không muốn có sự quan sát của nước ngoài trong khu vực có tranh chấp này.
Không có nước nào công khai chống đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng. Nhưng lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói rằng Tây Tạng từng là một nước độc lập và bị Trung Quốc đô hộ. Giờ đây vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này hô hào cho quyền tự trị của Tây Tạng, chứ không đòi độc lập. Bắc Kinh tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma cầm đầu một chiến dịch gây chia cắt đất nước và tổ chức các vụ tự thiêu.
Giáo sư Brown nói rằng chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Tây Tạng có phần chắc sẽ không thay đổi, mặc dù Bắc Kinh đã có hàng ngũ lãnh đạo mới.
Ngoại trưởng Bob Carr cho biết những cuộc họp đó có thể bao gồm một hộïi nghị thượng đỉnh hàng năm giữ Thủ tướng Australia và Chủ tịch Trung Quốc, cũng như những hội nghị riêng rẽ giữa các vị Bộ trưởng ngoại giao và kinh tế.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia. Việc xuất khẩu các loại khoáng sản, trong đó có quặng sắt, là trọng tâm của một mối quan hệ đã giúp chính phủ ở Canberra duy trì tăng trưởng kinh tế bất chấp cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu.