Một bài xã luận đăng trên tạp chí The Diplomat nhận định không nên trông cậy quá nhiều vào tiến độ đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, vì bộ quy tắc này sẽ đe dọa tới lợi ích của Trung Quốc.
Trong bài viết đăng ngày 26/2, tác giả Shannon Tiezzi chỉ ra một thực tế là Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực tranh chấp, và Cảnh sát biển Trung Quốc cũng tuần tra nước như một cách để khẳng định quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Bà lập luận nếu quy tắc ứng xử ngăn cấm những hoạt động như vậy thì thật khó tưởng tượng tại sao Trung Quốc lại muốn ký vào đó.
Bà Tiezzi nói Trung Quốc cũng có những đòi hỏi của riêng họ cho một quy tắc ứng xử. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị từng nói rằng đàm phán nên "lưu tâm tới sự thoải mái của tất cả các bên." Theo quan điểm của Trung Quốc, điều này có nghĩa là các quốc gia có quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh, chẳng hạn như Campuchia, không nên bị ép phải ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử cứng rắn.
Theo bà Tiezzi, Bắc Kinh không quá quan tâm nếu Việt Nam và Philippines không cảm thấy “thoải mái” vì một bộ quy tắc ứng xử quá lỏng lẻo.
Bà Tiezzi cũng lưu ý đến lập trường của Trung Quốc rằng tranh chấp Biển Đông là việc nội bộ của các nước có liên quan trong khu vực và nước ngoài không nên can thiệp. Nói cách khác, Trung Quốc muốn loại Mỹ ra khỏi những cuộc đàm phán khu vực, và sẽ không thúc đẩy tiến độ đàm phán bộ quy tắc ứng xử chừng nào Mỹ vẫn còn can dự.
Bà Tiezzi kết luận rằng sẽ rất khó đạt được sự đồng thuận về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông vì Bắc Kinh sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Bà nói một thỏa thuận như vậy không chỉ hạn chế sự kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, mà còn cản trở chiến lược mở rộng khu vực kiểm soát trên thực tế của nước này thông qua tuần tra hàng hải.
Nguồn: The Diplomat
Trong bài viết đăng ngày 26/2, tác giả Shannon Tiezzi chỉ ra một thực tế là Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực tranh chấp, và Cảnh sát biển Trung Quốc cũng tuần tra nước như một cách để khẳng định quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Bà lập luận nếu quy tắc ứng xử ngăn cấm những hoạt động như vậy thì thật khó tưởng tượng tại sao Trung Quốc lại muốn ký vào đó.
Bà Tiezzi nói Trung Quốc cũng có những đòi hỏi của riêng họ cho một quy tắc ứng xử. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị từng nói rằng đàm phán nên "lưu tâm tới sự thoải mái của tất cả các bên." Theo quan điểm của Trung Quốc, điều này có nghĩa là các quốc gia có quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh, chẳng hạn như Campuchia, không nên bị ép phải ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử cứng rắn.
Theo bà Tiezzi, Bắc Kinh không quá quan tâm nếu Việt Nam và Philippines không cảm thấy “thoải mái” vì một bộ quy tắc ứng xử quá lỏng lẻo.
Bà Tiezzi cũng lưu ý đến lập trường của Trung Quốc rằng tranh chấp Biển Đông là việc nội bộ của các nước có liên quan trong khu vực và nước ngoài không nên can thiệp. Nói cách khác, Trung Quốc muốn loại Mỹ ra khỏi những cuộc đàm phán khu vực, và sẽ không thúc đẩy tiến độ đàm phán bộ quy tắc ứng xử chừng nào Mỹ vẫn còn can dự.
Bà Tiezzi kết luận rằng sẽ rất khó đạt được sự đồng thuận về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông vì Bắc Kinh sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Bà nói một thỏa thuận như vậy không chỉ hạn chế sự kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, mà còn cản trở chiến lược mở rộng khu vực kiểm soát trên thực tế của nước này thông qua tuần tra hàng hải.
Nguồn: The Diplomat