Nguyễn Đắc Kiên là một nhà báo trẻ làm việc trong tòa soạn báo Gia đình và Xã hội do Bộ Y tế chủ quản.
Anh là nhà báo có tư cách công dân, am hiểu sứ mạng xã hội của báo chí, quyền tự do của nhà báo có công tâm, từng tham gia một số cuộc xuống đường chống bọn bành trướng Trung Quốc.
Giới báo chí dù là lề phải, lề trái, hay bloger tự do, dù chuyên làm tin hay viết phóng sự đều bị ngành công an văn hóa - báo chí theo dõi ngặt nghèo. Việt Nam hiện được xem là nơi các nhà báo bị đối xử tàn tệ nhất, có nhiều nhà báo bị tù nhất, cũng là nước thù địch với internet nhất.
Vì thế mà nhà thơ kiêm nhà báo Nguyễn Đắc Kiên luôn khát khao tự do cháy bỏng, đau lòng thấy bóng tối mịt mùng của lừa mỵ dối lừa kéo dài như bóng đêm hãi hùng vô tận, từ khi thành lập đảng CS năm 1930, rồi từ khi đảng cướp được chính quyền tháng 8 năm 1945 đến nay. Trong bài thơ “Vì người ta cần ánh mặt trời,” anh viết:
Bao thế hệ xiết rên trong gọng kìm nô lệ
Chuyên chế dã man đục ruỗng chí con Người
Cha tôi, ông tôi, bao thế hệ bị ngủ vùi
Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế
Không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn
Lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị
Khủng bố dã man reo rắc những kinh hoàng
Biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”
Mày phải sợ, mày ơi, mày phải sợ
Sợ nữa đi, có sợ mãi được không
Cốt tủy mục ruỗng rồi, trí óc cũng tối đen
Mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”
Bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ
Lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau
Còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau
Sống cho xứng danh xứng con người trên mặt đất
Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế
Cũng chưa thấy ngày mai nào không thế
Vì người ta cần ánh mặt trời
Tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi !
Nhà thơ kêu gọi mọi người hãy “tỉnh dậy, tỉnh dậy đi, lũ chúng ta ơi! Đừng sợ nữa!” Dù có phải vào tù cũng không sợ, lại càng hay, càng vinh dự, vì trong nhà tù Cộng sản lúc này bị kết tội “có âm mưu lật đổ” hay “gây rối trật tự trị an” toàn là những công dân lương thiện, thật lòng yêu nước thương dân , còn có tư cách công dân vượt trội xa cả 14 vị vua tập thể, những nhà trọc phú mới, những người thờ đôla và nhân dân tệ, coi nhà và đất cao hơn tổ quốc, coi tiền bạc quý hơn lương tâm con Người.
Trong bài thơ “Bởi vì tôi khao khát Tự do”, anh viết:
Nếu một ngày tôi phải vào tù
Tôi muốn đựơc vào nhà tù Cộng sản
Ở nơi đó tôi gặp những người ngay
Ở nơi đó đồng loại tôi đang sống
Nếu một ngày tôi phải vào tù
Tôi muốn được vào nhà tù cộng sản
Ở nơi đó giam giữ Tự Do
Giam giữ những trái tim khao khát sống
Nếu một ngày tôi phải vào tù
Tôi muốn đựơc vào nhà tù cộng sản
Ở nơi đó giam giữ những nhà thơ
Giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức
Bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối
Là mở ra ngàn thiên thể tự do
Bắt Tự Do giam vào trong ngục tối
Là mở ra ngàn thơ tứ con Người
Đọc những câu thơ gợi cảm của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, chúng ta liên tưởng ngay đến LS Cù Huy Hà Vũ, anh Trần Huỳnh Duy Thức, nhà báo Điếu Cày, cô Tạ Phong Tần, em Minh Hạnh, em Phương Uyên. Họ là những người đang ngẩng cao đầu trong nhà tù Cộng sản, được nhân dân ngưỡng mộ, cả thế giới bênh vực, trở thành nỗi ê chề của chính quyền CS.
Cũng vì sự hấp dẫn của cái đẹp, cái cao quý trong tâm hồn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mà anh sinh viên Đỗ Cao Cường đã từ bỏ đảng CS như từ bỏ một kỷ niệm xót xa cay đắng, tự nguyện làm người em tinh thần của Nguyễn Đắc Kiên, để không còn biết sợ cường quyền thô bạo, gia nhập hàng ngũ “lũ chúng ta”. Ngay sau đó là cô Nguyễn Ngọc Diễm Phượng, một đảng viên dự bị, đã suy nghĩ kỹ và chào từ giã đảng CS để ký tên vào kiến nghị về sửa đổi hiến pháp, tố cáo kiểu cưỡng bách đảng viên và toàn dân phải cúi đầu phục tùng đảng, tuân theo đảng khi lãnh đạo đảng đã lầm đường lạc lối một cách rõ ràng rành mạch, không sao biện bạch nổi. Cô cũng nghe theo tâm huyết của nhà báo để gia nhập ngay “lũ chúng ta”.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Anh là nhà báo có tư cách công dân, am hiểu sứ mạng xã hội của báo chí, quyền tự do của nhà báo có công tâm, từng tham gia một số cuộc xuống đường chống bọn bành trướng Trung Quốc.
Giới báo chí dù là lề phải, lề trái, hay bloger tự do, dù chuyên làm tin hay viết phóng sự đều bị ngành công an văn hóa - báo chí theo dõi ngặt nghèo. Việt Nam hiện được xem là nơi các nhà báo bị đối xử tàn tệ nhất, có nhiều nhà báo bị tù nhất, cũng là nước thù địch với internet nhất.
Vì thế mà nhà thơ kiêm nhà báo Nguyễn Đắc Kiên luôn khát khao tự do cháy bỏng, đau lòng thấy bóng tối mịt mùng của lừa mỵ dối lừa kéo dài như bóng đêm hãi hùng vô tận, từ khi thành lập đảng CS năm 1930, rồi từ khi đảng cướp được chính quyền tháng 8 năm 1945 đến nay. Trong bài thơ “Vì người ta cần ánh mặt trời,” anh viết:
Bao thế hệ xiết rên trong gọng kìm nô lệ
Chuyên chế dã man đục ruỗng chí con Người
Cha tôi, ông tôi, bao thế hệ bị ngủ vùi
Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế
Không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn
Lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị
Khủng bố dã man reo rắc những kinh hoàng
Biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”
Mày phải sợ, mày ơi, mày phải sợ
Sợ nữa đi, có sợ mãi được không
Cốt tủy mục ruỗng rồi, trí óc cũng tối đen
Mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”
Bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ
Lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau
Còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau
Sống cho xứng danh xứng con người trên mặt đất
Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế
Cũng chưa thấy ngày mai nào không thế
Vì người ta cần ánh mặt trời
Tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi !
Nhà thơ kêu gọi mọi người hãy “tỉnh dậy, tỉnh dậy đi, lũ chúng ta ơi! Đừng sợ nữa!” Dù có phải vào tù cũng không sợ, lại càng hay, càng vinh dự, vì trong nhà tù Cộng sản lúc này bị kết tội “có âm mưu lật đổ” hay “gây rối trật tự trị an” toàn là những công dân lương thiện, thật lòng yêu nước thương dân , còn có tư cách công dân vượt trội xa cả 14 vị vua tập thể, những nhà trọc phú mới, những người thờ đôla và nhân dân tệ, coi nhà và đất cao hơn tổ quốc, coi tiền bạc quý hơn lương tâm con Người.
Trong bài thơ “Bởi vì tôi khao khát Tự do”, anh viết:
Nếu một ngày tôi phải vào tù
Tôi muốn đựơc vào nhà tù Cộng sản
Ở nơi đó tôi gặp những người ngay
Ở nơi đó đồng loại tôi đang sống
Nếu một ngày tôi phải vào tù
Tôi muốn được vào nhà tù cộng sản
Ở nơi đó giam giữ Tự Do
Giam giữ những trái tim khao khát sống
Nếu một ngày tôi phải vào tù
Tôi muốn đựơc vào nhà tù cộng sản
Ở nơi đó giam giữ những nhà thơ
Giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức
Bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối
Là mở ra ngàn thiên thể tự do
Bắt Tự Do giam vào trong ngục tối
Là mở ra ngàn thơ tứ con Người
Đọc những câu thơ gợi cảm của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, chúng ta liên tưởng ngay đến LS Cù Huy Hà Vũ, anh Trần Huỳnh Duy Thức, nhà báo Điếu Cày, cô Tạ Phong Tần, em Minh Hạnh, em Phương Uyên. Họ là những người đang ngẩng cao đầu trong nhà tù Cộng sản, được nhân dân ngưỡng mộ, cả thế giới bênh vực, trở thành nỗi ê chề của chính quyền CS.
Cũng vì sự hấp dẫn của cái đẹp, cái cao quý trong tâm hồn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mà anh sinh viên Đỗ Cao Cường đã từ bỏ đảng CS như từ bỏ một kỷ niệm xót xa cay đắng, tự nguyện làm người em tinh thần của Nguyễn Đắc Kiên, để không còn biết sợ cường quyền thô bạo, gia nhập hàng ngũ “lũ chúng ta”. Ngay sau đó là cô Nguyễn Ngọc Diễm Phượng, một đảng viên dự bị, đã suy nghĩ kỹ và chào từ giã đảng CS để ký tên vào kiến nghị về sửa đổi hiến pháp, tố cáo kiểu cưỡng bách đảng viên và toàn dân phải cúi đầu phục tùng đảng, tuân theo đảng khi lãnh đạo đảng đã lầm đường lạc lối một cách rõ ràng rành mạch, không sao biện bạch nổi. Cô cũng nghe theo tâm huyết của nhà báo để gia nhập ngay “lũ chúng ta”.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.