Mấy hôm nay tôi thường nghĩ về tuổi già. Có lẽ vì mình cũng không còn trẻ nữa. Một phần khác cũng có thể vì tôi có người thân hiện đang bị tuổi già, sức yếu làm khổ. Hay cũng có thể đơn giản hơn vì tôi mới vừa gặp Cụ ông Nguyễn Tường Bách, sang năm sẽ thượng thọ 97 tuổi. Nhưng tính theo tuổi ta đã là 98.
Ông là em út của dòng họ Nguyễn Tường, như Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh) và Hoàng Đạo, Thạch Lam. Nhưng không như các anh, ông không phải là một nhà văn. Mà là một bác sĩ.
Cũng không giống như các anh của ông, từ năm 30 tuổi ông đã phải sống lưu vong. Đầu tiên vào năm 1946 khi ông trốn sang Trung Quốc lánh nạn ngay sau khi Đảng Cộng Sản lên cầm quyền và muốn tiêu diệt các đảng phái khác. Như Việt Nam Quốc Dân Đảng mà ông lúc ấy là một thành viên quan trọng. Và sau này, kể từ cuối thập niên 1980 là ở ngay tại California.
Nhờ vậy tôi mới có dịp gặp ông. Và cũng nhờ vậy tôi mới biết thêm được chút ít về những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của năm 1945. Đưa đến việc tuyên bố độc lập của Hồ Chí Minh ngay tại Hà Nội vào ngày 2 tháng 9. Với cái nhìn của một người trong cuộc. Ở cuối đời. Đang nằm trên giường bệnh. Chứ không phải là chuyện ngày xửa ngày xưa. Được kể lại bởi một sử gia. Hay là những bài tập lịch sử của bên thắng cuộc.
Tôi may mắn là vì thế. Nó đã làm cho tôi nhớ lại những lần trò chuyện với Ông Hoàng Cầm, Bác Phạm Duy. Hay chỉ cách đây 6 năm thôi, với thi sĩ Hữu Loan ngay tại nhà ông, ở làng ông gần đồi hoa sim năm nào.
Tôi đã nghe và cảm nhận được cái nghèo nhưng rất sạch của Phùng Quán. Cái tài vận động tài chính thành công cho lễ tuyên bố độc lập của Ông Nguyễn Hữu Đang. Và sự can trường, bất phục, phản kháng của ông bất kể kết quả ra sao trong suốt hàng mấy thập niên dài sau đó. Mãi cho đến khi ông mất.
Có nhiều chi tiết, rất tiếc, tôi đã quên. Nhưng vẫn có một số điều tôi còn nhớ. Đặc biệt là cách nhìn nhận cùng một sự việc của mỗi người. Hay nói thẳng ra là về một người. Một người mà ai trong chúng ta cũng có nghe qua. Nhưng hầu hết đều không biết đâu là giả, đâu là thật.
Đó là Ông Hồ Chí Minh.
Họ là những người trong cuộc. Đã từng gặp ông Hồ. Đã từng làm việc với ông Hồ. Và lúc tôi nói chuyện, họ đều là những người gần đất xa trời. Ông Hữu Loan khi ấy đã trên 90. Còn Ông Bách thì chỉ còn vài năm nữa là sống đủ 100 năm.
Tôi nhận thấy thế này. Hình như con người chúng ta càng lớn tuổi thì càng dám sống thật, nói thật. Như thể chúng ta quay ngược trở lại thời thơ ấu. Thích là làm. Muốn là nói. Dễ cười. Hay khóc. Không đắn đo, suy nghĩ như lúc còn thanh xuân.
Tôi thấy điều này xảy ra với chính bản thân mình. Và có thể cảm nhận được sự thành thật trong từng lời nói mỗi khi tôi có dịp trò chuyện với những người đã bước qua ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy”. Họ không cường điệu một cách không cần thiết. Và càng không màng đến việc thiên hạ sẽ nghĩ thế này, thế nọ.
Nếu câu hỏi được đặt ra là họ trả lời ngay. Nhiều lúc chính tôi đây là người đặt câu hỏi cũng giật mình với những câu trả lời quá thẳng thắn. Như của ông Hữu Loan chẳng hạn.
Khác với dự đoán của tôi trước lúc gặp ông, thi sĩ Hữu Loan thích nói về chuyện đất nước, chuyện chính trị hơn là chuyện thơ, văn mà ông có biệt tài, khiến ông nổi tiếng khi hãy còn rất trẻ. Cũng có thể vì lý do đó mà ông đã tham gia vào chính phủ của ông Hồ Chí Minh sau năm 1945. Không như ông Hoàng Cầm là người hoàn toàn chỉ thích nói về sự tự do đến phóng khoáng trong tư tưởng cũng như sáng tác của ông. Từ lúc ông chỉ mới lên 9, lên 10. Về những tâm hồn văn, thơ, những câu chuyện tình lãng mạn mà ông mãi mãi trân trọng.
Cũng vì có thể con người và bản chất của thi sĩ Hữu Loan là thế nên lúc tôi gặp ông, mặc dù chủ đề chính là câu chuyện “Màu Tím Hoa Sim” của người vợ ngày xưa nhưng chỉ nói được dăm ba phút là ông lại bắt qua những chuyện thương tâm về Cải Cách Ruộng Đất cách đây gần 60 năm trước. Về cái nhìn sai lầm của ông Hồ Chí Minh và sự bất lực, vô tâm, vô dũng không dám nhận lãnh trách nhiệm khi đã làm cho hàng ngàn, hàng vạn gia đình bị bức hại.
Nếu có thời gian chắc là tôi phải ngồi xuống để biên tập và cho phát hành một DVD phóng sự đặc biệt về thi sĩ Hữu Loan và những gì ông muốn gửi lại cho tất cả chúng ta về miền Bắc trong những năm tháng ấy.
Ngược lại, một phần vì ông đã không còn ở Việt Nam kể từ năm 1946 và một phần có thể cũng vì qua công việc chuyên môn là bác sĩ nên Ông Nguyễn Tường Bách lại cho tôi thấy một khía cạnh khác về tính tình và bản chất của Hồ Chí Minh. Sau những lần ông và những đảng viên khác gặp gỡ và hội họp với Hồ Chí Minh lúc ấy đang cùng đi tìm một giải pháp cho tương lai đất nước. Đó là sự độc lập để thoát khỏi ách đô hộ. Khi dân tộc đang đi đến một ngã rẻ và thời cơ đã đến. Như câu thành ngữ trong tiếng Anh mà tôi rất thích:
There's nothing more powerful than an idea whose time has come.
Không có điều gì mạnh hơn một ý tưởng mà thời khắc của nó đã đến.
Không như một số người nghĩ, ông Hồ là một người từng trải, đi nhiều, biết nhiều, thấy nhiều. Vì ông đã có một thời gian dài sống ở ngoại quốc trước khi trở về Việt Nam nên ông đã có dịp tiếp xúc với nhiều tầng lớp, nhiều xã hội, thành phần khác nhau, cộng sản lẫn không cộng sản. Bởi vậy ông là một chính trị gia có bãn lĩnh.
Kế đến, tôi được cho biết trong cách xử sự, ông Hồ là một người điềm đạm, ăn nói nhã nhặn, từ tốn. Mỗi khi có họp phải gặp ông Bách, ông Hồ vẫn thường gọi là “chú em” và tiếp đãi đúng mực. Mãi sau này khi chính sách của Đảng Cộng sản là cô lập và phân hóa các đảng khác cùng thời buộc ông phải chạy sang Trung Quốc lánh nạn thì những gì ông biết về ông Hồ vẫn không thay đổi.
Ông bảo: Chính sách của họ có thể là sai lầm, thậm chí là tàn ác nhưng họ đã dám nắm lấy thời cơ và qua những lần tôi gặp ông Hồ thì tôi chỉ có thể nhận xét như vậy.
Rõ rang là một sự phân tích minh bạch phải không bạn?
Hôm đó tôi và hai anh bạn đi cùng đã ngồi bên giường ông để hầu chuyện đến khuya. Và nếu được cho phép chắc có lẽ chúng tôi cũng đã ngồi lì ra đó để tiếp tục nghe và học. Từ một nhân chứng của thời cuộc. Từ một dòng họ đã để lại nhiều di sản văn hóa, chính trị cho đất nước.
Chắc là tôi phải cố đọc cho xong quyển hồi ký của ông thôi bạn ạ. Để tôi lại có chuyện kể tiếp cho các bạn nghe. Đồng ý chứ?
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ông là em út của dòng họ Nguyễn Tường, như Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh) và Hoàng Đạo, Thạch Lam. Nhưng không như các anh, ông không phải là một nhà văn. Mà là một bác sĩ.
Cũng không giống như các anh của ông, từ năm 30 tuổi ông đã phải sống lưu vong. Đầu tiên vào năm 1946 khi ông trốn sang Trung Quốc lánh nạn ngay sau khi Đảng Cộng Sản lên cầm quyền và muốn tiêu diệt các đảng phái khác. Như Việt Nam Quốc Dân Đảng mà ông lúc ấy là một thành viên quan trọng. Và sau này, kể từ cuối thập niên 1980 là ở ngay tại California.
Nhờ vậy tôi mới có dịp gặp ông. Và cũng nhờ vậy tôi mới biết thêm được chút ít về những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của năm 1945. Đưa đến việc tuyên bố độc lập của Hồ Chí Minh ngay tại Hà Nội vào ngày 2 tháng 9. Với cái nhìn của một người trong cuộc. Ở cuối đời. Đang nằm trên giường bệnh. Chứ không phải là chuyện ngày xửa ngày xưa. Được kể lại bởi một sử gia. Hay là những bài tập lịch sử của bên thắng cuộc.
Tôi may mắn là vì thế. Nó đã làm cho tôi nhớ lại những lần trò chuyện với Ông Hoàng Cầm, Bác Phạm Duy. Hay chỉ cách đây 6 năm thôi, với thi sĩ Hữu Loan ngay tại nhà ông, ở làng ông gần đồi hoa sim năm nào.
Tôi đã nghe và cảm nhận được cái nghèo nhưng rất sạch của Phùng Quán. Cái tài vận động tài chính thành công cho lễ tuyên bố độc lập của Ông Nguyễn Hữu Đang. Và sự can trường, bất phục, phản kháng của ông bất kể kết quả ra sao trong suốt hàng mấy thập niên dài sau đó. Mãi cho đến khi ông mất.
Có nhiều chi tiết, rất tiếc, tôi đã quên. Nhưng vẫn có một số điều tôi còn nhớ. Đặc biệt là cách nhìn nhận cùng một sự việc của mỗi người. Hay nói thẳng ra là về một người. Một người mà ai trong chúng ta cũng có nghe qua. Nhưng hầu hết đều không biết đâu là giả, đâu là thật.
Đó là Ông Hồ Chí Minh.
Họ là những người trong cuộc. Đã từng gặp ông Hồ. Đã từng làm việc với ông Hồ. Và lúc tôi nói chuyện, họ đều là những người gần đất xa trời. Ông Hữu Loan khi ấy đã trên 90. Còn Ông Bách thì chỉ còn vài năm nữa là sống đủ 100 năm.
Tôi nhận thấy thế này. Hình như con người chúng ta càng lớn tuổi thì càng dám sống thật, nói thật. Như thể chúng ta quay ngược trở lại thời thơ ấu. Thích là làm. Muốn là nói. Dễ cười. Hay khóc. Không đắn đo, suy nghĩ như lúc còn thanh xuân.
Tôi thấy điều này xảy ra với chính bản thân mình. Và có thể cảm nhận được sự thành thật trong từng lời nói mỗi khi tôi có dịp trò chuyện với những người đã bước qua ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy”. Họ không cường điệu một cách không cần thiết. Và càng không màng đến việc thiên hạ sẽ nghĩ thế này, thế nọ.
Nếu câu hỏi được đặt ra là họ trả lời ngay. Nhiều lúc chính tôi đây là người đặt câu hỏi cũng giật mình với những câu trả lời quá thẳng thắn. Như của ông Hữu Loan chẳng hạn.
Khác với dự đoán của tôi trước lúc gặp ông, thi sĩ Hữu Loan thích nói về chuyện đất nước, chuyện chính trị hơn là chuyện thơ, văn mà ông có biệt tài, khiến ông nổi tiếng khi hãy còn rất trẻ. Cũng có thể vì lý do đó mà ông đã tham gia vào chính phủ của ông Hồ Chí Minh sau năm 1945. Không như ông Hoàng Cầm là người hoàn toàn chỉ thích nói về sự tự do đến phóng khoáng trong tư tưởng cũng như sáng tác của ông. Từ lúc ông chỉ mới lên 9, lên 10. Về những tâm hồn văn, thơ, những câu chuyện tình lãng mạn mà ông mãi mãi trân trọng.
Cũng vì có thể con người và bản chất của thi sĩ Hữu Loan là thế nên lúc tôi gặp ông, mặc dù chủ đề chính là câu chuyện “Màu Tím Hoa Sim” của người vợ ngày xưa nhưng chỉ nói được dăm ba phút là ông lại bắt qua những chuyện thương tâm về Cải Cách Ruộng Đất cách đây gần 60 năm trước. Về cái nhìn sai lầm của ông Hồ Chí Minh và sự bất lực, vô tâm, vô dũng không dám nhận lãnh trách nhiệm khi đã làm cho hàng ngàn, hàng vạn gia đình bị bức hại.
Nếu có thời gian chắc là tôi phải ngồi xuống để biên tập và cho phát hành một DVD phóng sự đặc biệt về thi sĩ Hữu Loan và những gì ông muốn gửi lại cho tất cả chúng ta về miền Bắc trong những năm tháng ấy.
Ngược lại, một phần vì ông đã không còn ở Việt Nam kể từ năm 1946 và một phần có thể cũng vì qua công việc chuyên môn là bác sĩ nên Ông Nguyễn Tường Bách lại cho tôi thấy một khía cạnh khác về tính tình và bản chất của Hồ Chí Minh. Sau những lần ông và những đảng viên khác gặp gỡ và hội họp với Hồ Chí Minh lúc ấy đang cùng đi tìm một giải pháp cho tương lai đất nước. Đó là sự độc lập để thoát khỏi ách đô hộ. Khi dân tộc đang đi đến một ngã rẻ và thời cơ đã đến. Như câu thành ngữ trong tiếng Anh mà tôi rất thích:
There's nothing more powerful than an idea whose time has come.
Không có điều gì mạnh hơn một ý tưởng mà thời khắc của nó đã đến.
Không như một số người nghĩ, ông Hồ là một người từng trải, đi nhiều, biết nhiều, thấy nhiều. Vì ông đã có một thời gian dài sống ở ngoại quốc trước khi trở về Việt Nam nên ông đã có dịp tiếp xúc với nhiều tầng lớp, nhiều xã hội, thành phần khác nhau, cộng sản lẫn không cộng sản. Bởi vậy ông là một chính trị gia có bãn lĩnh.
Kế đến, tôi được cho biết trong cách xử sự, ông Hồ là một người điềm đạm, ăn nói nhã nhặn, từ tốn. Mỗi khi có họp phải gặp ông Bách, ông Hồ vẫn thường gọi là “chú em” và tiếp đãi đúng mực. Mãi sau này khi chính sách của Đảng Cộng sản là cô lập và phân hóa các đảng khác cùng thời buộc ông phải chạy sang Trung Quốc lánh nạn thì những gì ông biết về ông Hồ vẫn không thay đổi.
Ông bảo: Chính sách của họ có thể là sai lầm, thậm chí là tàn ác nhưng họ đã dám nắm lấy thời cơ và qua những lần tôi gặp ông Hồ thì tôi chỉ có thể nhận xét như vậy.
Rõ rang là một sự phân tích minh bạch phải không bạn?
Hôm đó tôi và hai anh bạn đi cùng đã ngồi bên giường ông để hầu chuyện đến khuya. Và nếu được cho phép chắc có lẽ chúng tôi cũng đã ngồi lì ra đó để tiếp tục nghe và học. Từ một nhân chứng của thời cuộc. Từ một dòng họ đã để lại nhiều di sản văn hóa, chính trị cho đất nước.
Chắc là tôi phải cố đọc cho xong quyển hồi ký của ông thôi bạn ạ. Để tôi lại có chuyện kể tiếp cho các bạn nghe. Đồng ý chứ?
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.