ISLAMABAD —
Hàng ngàn người Afghanistan vẫn còn tạm trú tại Pakistan sau khi rời khỏi nước để tránh nhiều thập niên chiến tranh và bị ngược đãi tại quê nhà. Chính phủ hai nước, cùng với sự giúp đỡ của Liên hiệp quốc, vừa mới đây đã tăng cường những nỗ lực để đưa các người tị nạn hồi hương.
Tuy nhiên bất ổn chính trị về cuộc bầu cử Tổng thống Afghanistan đã gây nên những lo ngại về an ninh và kinh tế giữa những người tị nạn Afghanistan và nhiều người hiện nay ngày càng không muốn trở về.
Tại một trại định cư không chính thức vùng ngoại ô thủ đô Pakistan, nơi có hơn 450 gia đình thuộc các phần đất khác nhau ở Afghanistan đang sống trong những điều kiện cực kỳ khó khăn.
Những gia đình này gặp những khó khăn về kinh tế, sức khỏe suy sụp và không được giáo dục.
Bà Maya Ameratunga, một viên chức của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Pakistan nói: “Những người tị nạn có mặt tại đây trong một thời gian dài. Nhiều người có mặt 30 năm, nhiều người sanh tại Pakistan.”
Bà Ameratunga nói Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã thành công trong việc điều hành chương trình hồi hương tự nguyện những người tị nạn Afghanistan kể từ năm 2002, nhưng số người còn lại hiện ngày càng không muốn trở về.
Bà nói: "Cho đến nay có 3,8 triệu người Afghanistan ở Pakistan đã hồi hương, gồm có nhiều người có mặt tại trại tị nạn này, do đó giải pháp hồi hương sẵn có cho số cư dân này. Tuy nhiên tôi có thể hiểu là họ muốn đợi cho đến sau cuộc bầu cử, sau khi binh sĩ quốc tế rút khỏi Afghanistan và họ muốn thấy hòa bình và ổn định tại Afghanistan trước khi quyết định trở về.”
Ông Shah Jamroze Khan, một người tị nạn cư ngụ lâu năm tại Pakistan nói nước ông đã chứng kiến nhiều thay đổi tích cực và phát triển kể từ khi gia đình ông trở thành những người tị nạn tại Pakistan.
Tuy nhiên ông than phiền là chính phủ Kabul hầu như không để ý đến việc định cư những người Afghanistan và ông không quá lạc quan về chính quyền mới.
Ông Khan nói: “Những gì chính quyền mới làm chỉ được biết đến nếu họ chứng tỏ trên thực tế là có lợi cho người Afghanistan trở về nước. Nếu người tị nạn Afghanistan cuối cùng lại phải đối đầu với những khó khăn như họ phải chịu tại Pakistan, thì họ sẽ không thích trở về lại Afghanistan.”
Phát biểu tại một buổi lễ ở Islamabad, đại sứ Afghanistan tại Pakistan Janan Mosazai nhắc lại sự cảm kích của Kabul đối với “sự hiếu khách và rộng lượng” của Pakistan đối với hàng triệu người Afghanistan từ trước đến nay.
Ông Mosazai nói: “Nhưng đến lúc chúng ta phải hồi hương, trở về Afghanistan và góp phần vào việc tái xây dựng và phát triển một nước Afghanistan mới đã trổi dậy trong 13 năm qua.”
Pakistan vừa mới đây đồng ý cho phép những người tị nạn Afghanistan ở lại nước này cho đến cuối năm 2015, vì những thách thức về kinh tế và an ninh của chính Pakistan.
Tuy nhiên những nhân viên cứu trợ thấy rằng xáo trộn chính trị tại Afghanistan là một bước lùi chính cho những nỗ lực nhằm thuyết phục 1,6 triệu người tị nạn có đăng ký hiện có mặt tại Pakistan trở về Afghanistan.
Tuy nhiên bất ổn chính trị về cuộc bầu cử Tổng thống Afghanistan đã gây nên những lo ngại về an ninh và kinh tế giữa những người tị nạn Afghanistan và nhiều người hiện nay ngày càng không muốn trở về.
Tại một trại định cư không chính thức vùng ngoại ô thủ đô Pakistan, nơi có hơn 450 gia đình thuộc các phần đất khác nhau ở Afghanistan đang sống trong những điều kiện cực kỳ khó khăn.
Những gia đình này gặp những khó khăn về kinh tế, sức khỏe suy sụp và không được giáo dục.
Bà Maya Ameratunga, một viên chức của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Pakistan nói: “Những người tị nạn có mặt tại đây trong một thời gian dài. Nhiều người có mặt 30 năm, nhiều người sanh tại Pakistan.”
Bà Ameratunga nói Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã thành công trong việc điều hành chương trình hồi hương tự nguyện những người tị nạn Afghanistan kể từ năm 2002, nhưng số người còn lại hiện ngày càng không muốn trở về.
Bà nói: "Cho đến nay có 3,8 triệu người Afghanistan ở Pakistan đã hồi hương, gồm có nhiều người có mặt tại trại tị nạn này, do đó giải pháp hồi hương sẵn có cho số cư dân này. Tuy nhiên tôi có thể hiểu là họ muốn đợi cho đến sau cuộc bầu cử, sau khi binh sĩ quốc tế rút khỏi Afghanistan và họ muốn thấy hòa bình và ổn định tại Afghanistan trước khi quyết định trở về.”
Ông Shah Jamroze Khan, một người tị nạn cư ngụ lâu năm tại Pakistan nói nước ông đã chứng kiến nhiều thay đổi tích cực và phát triển kể từ khi gia đình ông trở thành những người tị nạn tại Pakistan.
Tuy nhiên ông than phiền là chính phủ Kabul hầu như không để ý đến việc định cư những người Afghanistan và ông không quá lạc quan về chính quyền mới.
Ông Khan nói: “Những gì chính quyền mới làm chỉ được biết đến nếu họ chứng tỏ trên thực tế là có lợi cho người Afghanistan trở về nước. Nếu người tị nạn Afghanistan cuối cùng lại phải đối đầu với những khó khăn như họ phải chịu tại Pakistan, thì họ sẽ không thích trở về lại Afghanistan.”
Phát biểu tại một buổi lễ ở Islamabad, đại sứ Afghanistan tại Pakistan Janan Mosazai nhắc lại sự cảm kích của Kabul đối với “sự hiếu khách và rộng lượng” của Pakistan đối với hàng triệu người Afghanistan từ trước đến nay.
Ông Mosazai nói: “Nhưng đến lúc chúng ta phải hồi hương, trở về Afghanistan và góp phần vào việc tái xây dựng và phát triển một nước Afghanistan mới đã trổi dậy trong 13 năm qua.”
Pakistan vừa mới đây đồng ý cho phép những người tị nạn Afghanistan ở lại nước này cho đến cuối năm 2015, vì những thách thức về kinh tế và an ninh của chính Pakistan.
Tuy nhiên những nhân viên cứu trợ thấy rằng xáo trộn chính trị tại Afghanistan là một bước lùi chính cho những nỗ lực nhằm thuyết phục 1,6 triệu người tị nạn có đăng ký hiện có mặt tại Pakistan trở về Afghanistan.