Một người Tây Tạng lưu vong đã tự thiêu ngày hôm nay ở thủ đô của Nepal trong vụ mới nhất của một loạt những vụ tự thiêu để phản đối Trung Quốc.
Cảnh sát cho biết người đàn ông này đang ở trong tình trạng nguy kịch sau khi tự tưới xăng để tự thiêu tại một tiệm ăn trước khi ngã gục tại Tháp Boudhanath ở Kathmandu, nơi được xem là một trong những thánh địa của Phật giáo.
Một số người mục kích nói rằng người đàn ông đó đã hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc trước khi cảnh sát và những người khác dập tắt ngọn lửa.
Ông Mingma, một nhân vật lãnh đạo của cộng đồng người Tây Tạng ở Kathmandu, nói rằng việc tự thiêu này là một hành động “đáng kính”.
Ông nói rằng người đàn ông này muốn thu hút sự chú ý của thế giới đối với sự đàn áp của Trung Quốc ở quê hương ông và đã sẵn sàng hy sinh tính mạng để người dân Tây Tạng được tự do.
Khoảng 100 người Tây Tạng đã tự thiêu từ năm 2009 để phản đối điều mà họ cho là sự đàn áp của Trung Quốc.
Trung Quốc bác bỏ tố cáo đó và nói rằng những vụ tự thiêu là hành vi khủng bố.
Hơn 20.000 người Tây Tạng đang sống lưu vong ở Nepal, sau cuộc khởi nghĩa bất thành năm 1959 để chống lại ách cai trị của Trung Quốc.
Nepal đã cấm chỉ những cuộc biểu tình của người Tây Tạng và đã ra tay trấn áp những cuộc biểu tình trong vài năm qua để tránh làm cho Trung Quốc tức giận.
Cảnh sát cho biết người đàn ông này đang ở trong tình trạng nguy kịch sau khi tự tưới xăng để tự thiêu tại một tiệm ăn trước khi ngã gục tại Tháp Boudhanath ở Kathmandu, nơi được xem là một trong những thánh địa của Phật giáo.
Một số người mục kích nói rằng người đàn ông đó đã hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc trước khi cảnh sát và những người khác dập tắt ngọn lửa.
Ông Mingma, một nhân vật lãnh đạo của cộng đồng người Tây Tạng ở Kathmandu, nói rằng việc tự thiêu này là một hành động “đáng kính”.
Ông nói rằng người đàn ông này muốn thu hút sự chú ý của thế giới đối với sự đàn áp của Trung Quốc ở quê hương ông và đã sẵn sàng hy sinh tính mạng để người dân Tây Tạng được tự do.
Khoảng 100 người Tây Tạng đã tự thiêu từ năm 2009 để phản đối điều mà họ cho là sự đàn áp của Trung Quốc.
Trung Quốc bác bỏ tố cáo đó và nói rằng những vụ tự thiêu là hành vi khủng bố.
Hơn 20.000 người Tây Tạng đang sống lưu vong ở Nepal, sau cuộc khởi nghĩa bất thành năm 1959 để chống lại ách cai trị của Trung Quốc.
Nepal đã cấm chỉ những cuộc biểu tình của người Tây Tạng và đã ra tay trấn áp những cuộc biểu tình trong vài năm qua để tránh làm cho Trung Quốc tức giận.