NEW YORK — New York là nơi cư ngụ đông đảo nhất của người Sherpa ngoài Nepal và cộng đồng này đang đau buồn trước cái chết của 16 người hướng dẫn leo núi do tuyết lở trên núi Everest.
Những người Sherpa vẫn di chuyển qua một cánh đồng băng, chuẩn bị một con đường cho một nhóm người leo núi Tây phương leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới trong những ngày và tuần lễ tới.
Xế chiều ngày thứ Sáu, nhiều người trong số khoảng 3500 cư dân Sherpa tại Elmhurst, Queens vẫn còn làm việc. Trong một ngôi đền Phật Giáo nhiều màu sắc tại trụ sở Hiệp hội Đoàn kết Sherpa, một nhà sư bận rộn lau chùi những cây đèn bằng đồng thau để chuẩn bị cho một buổi tưởng niệm của cộng đồng vào Chủ nhật.
“Cuộc sống tại New York thật bận rộn," ông Ang Geljen Sherpa, một người Mỹ gốc Nepal đứng đầu tổ chức này nói. Nhưng chúng tôi vẫn liên lạc với cộng đồng của chúng tôi tại quê nhà.”
“Chúng tôi liên lạc với nhau bằng điện thư hay điện thoại, do đó những người ở đây biết những người bên đó," những người chết trên núi Everest, ông Ang Geljen Sherpa nói tiếp. "Hầu hết những người họ đều lớn lên quanh vùng Everest. Do đó cảm giác chắc chắn là đau buồn.”
Công việc hãnh diện và nguy hiểm
Số người chết trong vụ tuyết lở ngày 18 tháng 4 ước tính là 16 người. 13 xác được tìm thấy nhưng 3 người khác vẫn còn mất tích. Những người này bị chôn vùi đâu đó trong băng tuyết vĩnh viễn của Everest.
Ông Ang Geljen Sherpa hãnh diện về truyền thống của dân tộc ông hướng dẫn một cách an toàn cho những người leo núi gan dạ, thường là người Tây phương. Núi Everest thường được leo theo từng giai đoạn với độ hiểm trở tăng dần, lên đến đỉnh núi cao cách mặt biển gần 9000 mét. Những người Sherpa làm việc trong tư cách là những hướng dẫn viên và phụ tá cho những người leo núi nước ngoài cũng như mang vác các trang bị lên núi.
“Những người leo núi Sherpa biết rõ những nguy hiểm và tự nguyện chấp nhận những nguy hiểm này vì họ cần phải nuôi sống gia đình," ông nói. "Lẽ dĩ nhiên quan ngại về an toàn rất quan trọng. Nhưng bạn không thể làm gì được với tuyết lở.”
Cảnh báo bỏ ngoài tai
Ở Nepal có thể tìm một việc làm an toàn hơn, nhưng sẽ không đem lại nhiều tiền như làm hướng dẫn một nhóm leo núi và mang hành trang của họ. Bà Pasang Kanchee Sherpa khuyên em bà nên giữ an toàn, nhưng em bà thiệt mạng trong vụ tai nạn mới đây, 22 năm sau khi người anh trai của bà cùng chung số phận.
“Mỗi tuần tôi nói chuyện qua điện thoại với em tôi và nói ‘Đừng leo lên núi nữa.’ Tôi rất lo lắng cho nó, nhưng nó không nghe tôi," bà nói với VOA. "Nay tôi không còn anh em nào nữa.”
“Tôi rất đau khổ, em tôi rất tốt, cẩn thận và luôn là người vui vẻ. Tôi thương em tôi. Tôi nhớ em tôi,” bà nói.
Ông Ngawang Dhondup, một nhà sư, nhìn thấy bà Pasang Kanchee Sherpa khóc không dứt trong suốt tang lễ sớm cho em bà - một nghi thức truyền thống, kéo dài 8 tiếng đồng hồ. Nhà sư nói đó là giây phút cảm động, nhưng ông cũng giải thích về phương diện tâm linh:
“Thật là buồn khi xảy ra trên núi Everest. Mọi người phải chết vì nghiệp chướng của mình. Theo Phật giáo, khi một người chết họ sẽ đầu thai…vào một nơi tốt. Và chúng ta phải cầu nguyện cho họ.”
Nghiệp chướng, tuyệt vọng và cơ hội
Chủ tịch Hiệp hội Sherpa Đoàn kết Ang Geljen Sherpa nói không chỉ nghiệp chướng đưa tới cái chết cho những người Sherpa này trên núi, mà còn là sự cần thiết về kinh tế và thiếu những giải pháp khác đối với họ.
“Đó là lý do tại sao chúng tôi đến Mỹ," lãnh đạo cộng đồng Sherpa nói. "Chúng tôi phải nói cho con cháu chúng tôi.. chú trọng đến giáo dục. Do đó chúng tôi phải phá vỡ cái vòng lẩn quẩn này.”
Ông Ang Geljen Sherpa nói ông hy vọng người dân của ông sẽ học được cách cân bằng giữa truyền thống hãnh diện của quá khứ và mối lo ngại về an toàn hiện tại trên đỉnh núi cao nhất thế giới, nơi con số những du khách Tây phương tìm kiếm mạo hiểm mỗi năm ngày càng tăng.
Trong khi đó những người Sherpa vẫn đang đau buồn thương tiếc.
Những người Sherpa vẫn di chuyển qua một cánh đồng băng, chuẩn bị một con đường cho một nhóm người leo núi Tây phương leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới trong những ngày và tuần lễ tới.
Xế chiều ngày thứ Sáu, nhiều người trong số khoảng 3500 cư dân Sherpa tại Elmhurst, Queens vẫn còn làm việc. Trong một ngôi đền Phật Giáo nhiều màu sắc tại trụ sở Hiệp hội Đoàn kết Sherpa, một nhà sư bận rộn lau chùi những cây đèn bằng đồng thau để chuẩn bị cho một buổi tưởng niệm của cộng đồng vào Chủ nhật.
“Cuộc sống tại New York thật bận rộn," ông Ang Geljen Sherpa, một người Mỹ gốc Nepal đứng đầu tổ chức này nói. Nhưng chúng tôi vẫn liên lạc với cộng đồng của chúng tôi tại quê nhà.”
“Chúng tôi liên lạc với nhau bằng điện thư hay điện thoại, do đó những người ở đây biết những người bên đó," những người chết trên núi Everest, ông Ang Geljen Sherpa nói tiếp. "Hầu hết những người họ đều lớn lên quanh vùng Everest. Do đó cảm giác chắc chắn là đau buồn.”
Công việc hãnh diện và nguy hiểm
Số người chết trong vụ tuyết lở ngày 18 tháng 4 ước tính là 16 người. 13 xác được tìm thấy nhưng 3 người khác vẫn còn mất tích. Những người này bị chôn vùi đâu đó trong băng tuyết vĩnh viễn của Everest.
Ông Ang Geljen Sherpa hãnh diện về truyền thống của dân tộc ông hướng dẫn một cách an toàn cho những người leo núi gan dạ, thường là người Tây phương. Núi Everest thường được leo theo từng giai đoạn với độ hiểm trở tăng dần, lên đến đỉnh núi cao cách mặt biển gần 9000 mét. Những người Sherpa làm việc trong tư cách là những hướng dẫn viên và phụ tá cho những người leo núi nước ngoài cũng như mang vác các trang bị lên núi.
“Những người leo núi Sherpa biết rõ những nguy hiểm và tự nguyện chấp nhận những nguy hiểm này vì họ cần phải nuôi sống gia đình," ông nói. "Lẽ dĩ nhiên quan ngại về an toàn rất quan trọng. Nhưng bạn không thể làm gì được với tuyết lở.”
Cảnh báo bỏ ngoài tai
Ở Nepal có thể tìm một việc làm an toàn hơn, nhưng sẽ không đem lại nhiều tiền như làm hướng dẫn một nhóm leo núi và mang hành trang của họ. Bà Pasang Kanchee Sherpa khuyên em bà nên giữ an toàn, nhưng em bà thiệt mạng trong vụ tai nạn mới đây, 22 năm sau khi người anh trai của bà cùng chung số phận.
“Mỗi tuần tôi nói chuyện qua điện thoại với em tôi và nói ‘Đừng leo lên núi nữa.’ Tôi rất lo lắng cho nó, nhưng nó không nghe tôi," bà nói với VOA. "Nay tôi không còn anh em nào nữa.”
“Tôi rất đau khổ, em tôi rất tốt, cẩn thận và luôn là người vui vẻ. Tôi thương em tôi. Tôi nhớ em tôi,” bà nói.
Ông Ngawang Dhondup, một nhà sư, nhìn thấy bà Pasang Kanchee Sherpa khóc không dứt trong suốt tang lễ sớm cho em bà - một nghi thức truyền thống, kéo dài 8 tiếng đồng hồ. Nhà sư nói đó là giây phút cảm động, nhưng ông cũng giải thích về phương diện tâm linh:
“Thật là buồn khi xảy ra trên núi Everest. Mọi người phải chết vì nghiệp chướng của mình. Theo Phật giáo, khi một người chết họ sẽ đầu thai…vào một nơi tốt. Và chúng ta phải cầu nguyện cho họ.”
Nghiệp chướng, tuyệt vọng và cơ hội
Chủ tịch Hiệp hội Sherpa Đoàn kết Ang Geljen Sherpa nói không chỉ nghiệp chướng đưa tới cái chết cho những người Sherpa này trên núi, mà còn là sự cần thiết về kinh tế và thiếu những giải pháp khác đối với họ.
“Đó là lý do tại sao chúng tôi đến Mỹ," lãnh đạo cộng đồng Sherpa nói. "Chúng tôi phải nói cho con cháu chúng tôi.. chú trọng đến giáo dục. Do đó chúng tôi phải phá vỡ cái vòng lẩn quẩn này.”
Ông Ang Geljen Sherpa nói ông hy vọng người dân của ông sẽ học được cách cân bằng giữa truyền thống hãnh diện của quá khứ và mối lo ngại về an toàn hiện tại trên đỉnh núi cao nhất thế giới, nơi con số những du khách Tây phương tìm kiếm mạo hiểm mỗi năm ngày càng tăng.
Trong khi đó những người Sherpa vẫn đang đau buồn thương tiếc.