Sài Gòn là đô thị có nhiều sông, rạch. Khác với nhiều địa phương chỉ thả cá vào dịp rằm theo nghi thức phóng sanh, người Sài Gòn thả cá còn mang ý nghĩa làm giàu thêm cho đời sống kênh rạch. Người ta thả cá tùy theo thời gian rảnh rỗi của mình. Cá được thả ở những khúc sông lớn, và phía nhà chùa thì luôn sẵn sàng thực hiện các lễ thức phóng sanh theo yêu cầu.
Thượng tọa Thích Thiện Minh chia sẻ với VOA về chuyện phóng sanh này:
“Cái sự phóng sanh này muốn giải những oan gia, nghiệp báo cũng như oán thân trái chủ của nhiều đời mà mình đã gieo tạo từ kiếp trước, trong tiền căn cũng như còn bé. Những cái gì mà mình gây tạo trong cái nghiệp quả, trong sự sát sanh của mình. Ngày hôm nay phóng sanh là để mình bớt đi những cái nghiệp quả của mình đã gieo nên”.
Ở trên đời này thì chúng ta có thể gieo nghiệp ở nhiều kiếp trước mà chúng ta không thấy được, và hôm nay chúng ta phải gánh chịu nhiều họa hoạn ở trong cuộc sống. Chính vì đó cũng là một trong những cái mà chúng ta gieo nghiệp không lành. Phóng sanh cũng là một trong những cái thiện nghiệp để mình thoát đi những cái nghiệp báo trước đây mà mình đã gieo tạo.Thượng tọa Thích Thiện Minh
Về phía tâm linh, chị Cúc Phương nói rằng phóng sanh là chuyện của từ tâm, chứ không nên chạy theo phong trào:
“Cũng có lớp thì làm từ tâm, có lớp thì theo trào lưu. Có nhiều người người ta thả theo tâm người ta suy nghĩ. Còn những người, có nhiều người giới trẻ bây giờ, cũng có thả nhiều nhưng mà theo phong trào”.
Anh Phú, người đi cùng chị Phương nói rằng hễ có thời gian là anh mua cá để thả vào sông, rạch:
“Thường là mình thả cá chép, cá trê, nhiều loại cá nhưng mà cá trê thì nó dễ sống hơn. Cái này là mình mua ở dưới quận 5. Mình mua xong mình thả. Thì nói chung là mình cũng trải qua, cũng nhìn qua những người thả nhiều, cái tâm mình cũng thấy thích thích, mình cũng ham nên đâm ra mình thả riết mình quen. Mình cầu cho tất cả chúng sanh thoải mái, khỏe mạnh vậy thôi. Bình thường.”
Nhiều ý kiến cho rằng chuyện phóng sanh chỉ làm giàu cho những hàng chuyên buôn bán cá, chim. Cũng không ít ý kiến là loài sinh vật nào cũng có sự sống, nên cần được thả về môi trường tự nhiên. Cá biển miền Trung đã chết tức tưởi vì ô nhiễm, nên cá ở sông, rạch Sài Gòn cần phải sinh sôi nảy nở để còn là thước đo môi sinh cho đời sống người Sài Gòn.
Cũng có lớp thì làm từ tâm, có lớp thì theo trào lưu. Có nhiều người người ta thả theo tâm người ta suy nghĩ. Còn những người, có nhiều người giới trẻ bây giờ, cũng có thả nhiều nhưng mà theo phong trào.Chị Cúc Phương
Theo ngôn ngữ nhà Phật, như lời của Thượng tọa Thích Thiện Minh, thả cá như vậy còn là tạo tốt lành cho hôm nay:
“Ở trên đời này thì chúng ta có thể gieo nghiệp ở nhiều kiếp trước mà chúng ta không thấy được, và hôm nay chúng ta phải gánh chịu nhiều họa hoạn ở trong cuộc sống. Chính vì đó cũng là một trong những cái mà chúng ta gieo nghiệp không lành. Phóng sanh cũng là một trong những cái thiện nghiệp để mình thoát đi những cái nghiệp báo trước đây mà mình đã gieo tạo. Thành ra công việc phóng sanh là công việc rất ích lợi cho bản thân trong hiện tại, trong đời nay và trong đời sau”.
Người thả cá tùy vào túi tiền của mình mà thả ít hay nhiều. Anh Phú cho biết ở Sài Gòn có những nhóm bạn chuyên thả cá về tự nhiên:
“Tụi con làm theo điều kiện trong tay tụi con, thả được bao nhiêu con thả thôi, cứu được bao nhiêu con cứu thôi. Còn nói về mấy cái như là trợ giúp hay là gì đó thì mình phải có hội”.
Gác qua các ý nghĩa tôn giáo, thả cá còn là câu chuyện của bảo vệ môi trường và sống hòa thuận với thiên nhiên. Chuyện thả cá trở về sông, rạch còn giúp dạy dỗ những đứa trẻ trong gia đình biết yêu thương và vị tha với các loài động vật.