Sáng Chủ nhật ngày 19/1/2014, nhiều người dân đã tập trung về khu vực tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội để tham dự Lễ tưởng niệm 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và tri ân 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến vào năm 1974.
Hãng tin AP cho biết khoảng 100 người biểu tình - trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức như Giáo sư Huệ Chi, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - mang biểu ngữ và hô khẩu hiệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, phản đối Trung Quốc. Nhiều biểu ngữ có nội dung như ‘Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/197,’ ‘Đời đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội.’
Lực lượng an ninh mặc sắc phục và thường phục được triển khai dày đặc để ngăn trở buổi lễ và giải tán đám đông. Theo tường thuật của nhiều người có mặt tại nơi tưởng niệm, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ được chính quyền thông báo là "khu vực đang thi công” và cho người đến cắt gạch gây tiếng ồn, khiến buổi lễ không thể tiến hành như dự kiến.
Đoàn người biểu tình sau đó tuần hành quanh khu vực bờ hồ mặc dù “bị công an đeo bám, phá rối bằng dàn loa phóng thanh cực đại,” trang mạng Dân Làm Báo cho biết.
Những người tham gia tuần hành cho biết có hai thanh niên bị lực lượng an ninh “vây đánh.”
Video của hãng tin AFP cho thấy cảnh giằng co giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Hai người đàn ông tiến nhanh từ phía sau một phụ nữ đang hô to ‘Đả đảo công an đàn áp dân.’ Hai người này giật lấy biểu ngữ từ tay người phụ nữ và ghì bà xuống đất.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A được AFP dẫn lời nói rằng chính quyền Việt Nam “đang lâm vào tình thế rất khó khăn.” Ông gọi sự hiện diện dày đặc của lực lượng an ninh là “lố bịch.”
“Người dân Việt Nam vẫn nhớ rất rõ. Không ai có thể xóa mờ ký ức đó,” vị tiến sĩ nói về sự kiện xảy ra 40 năm trước.
Tại nhiều nơi trên thế giới cũng diễn ra những cuộc tuần hành và biểu tình rầm rộ tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Trong khi đó tại Việt Nam, những hoạt động tưởng niệm chính thức dường như được tiến hành một cách dè dặt và giới hạn mặc dù truyền thông được tự do bàn luận về sự kiện này.
Hôm 18/1, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa đăng thư cáo lỗi cho biết buổi lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa ở thành phố Đà Nẵng bị hủy bỏ vì “công tác chuẩn bị chưa chu đáo.”
Hãng tin AP cho biết khoảng 100 người biểu tình - trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức như Giáo sư Huệ Chi, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - mang biểu ngữ và hô khẩu hiệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, phản đối Trung Quốc. Nhiều biểu ngữ có nội dung như ‘Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/197,’ ‘Đời đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội.’
Lực lượng an ninh mặc sắc phục và thường phục được triển khai dày đặc để ngăn trở buổi lễ và giải tán đám đông. Theo tường thuật của nhiều người có mặt tại nơi tưởng niệm, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ được chính quyền thông báo là "khu vực đang thi công” và cho người đến cắt gạch gây tiếng ồn, khiến buổi lễ không thể tiến hành như dự kiến.
Đoàn người biểu tình sau đó tuần hành quanh khu vực bờ hồ mặc dù “bị công an đeo bám, phá rối bằng dàn loa phóng thanh cực đại,” trang mạng Dân Làm Báo cho biết.
Những người tham gia tuần hành cho biết có hai thanh niên bị lực lượng an ninh “vây đánh.”
Video của hãng tin AFP cho thấy cảnh giằng co giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Hai người đàn ông tiến nhanh từ phía sau một phụ nữ đang hô to ‘Đả đảo công an đàn áp dân.’ Hai người này giật lấy biểu ngữ từ tay người phụ nữ và ghì bà xuống đất.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A được AFP dẫn lời nói rằng chính quyền Việt Nam “đang lâm vào tình thế rất khó khăn.” Ông gọi sự hiện diện dày đặc của lực lượng an ninh là “lố bịch.”
“Người dân Việt Nam vẫn nhớ rất rõ. Không ai có thể xóa mờ ký ức đó,” vị tiến sĩ nói về sự kiện xảy ra 40 năm trước.
Tại nhiều nơi trên thế giới cũng diễn ra những cuộc tuần hành và biểu tình rầm rộ tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Trong khi đó tại Việt Nam, những hoạt động tưởng niệm chính thức dường như được tiến hành một cách dè dặt và giới hạn mặc dù truyền thông được tự do bàn luận về sự kiện này.
Hôm 18/1, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa đăng thư cáo lỗi cho biết buổi lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa ở thành phố Đà Nẵng bị hủy bỏ vì “công tác chuẩn bị chưa chu đáo.”
Your browser doesn’t support HTML5