BRUSSELS —
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẽ không can thiệp vào tình hình bất ổn chính trị ở nước láng giềng Ukraina và nói rằng các quốc gia khác cũng nên đứng ngoài cuộc tranh chấp. Các cuộc biểu tình đã gia tăng kể từ cuối tháng trước, khi Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych rút ra khỏi một hiệp ước thương mại với Liên Hiệp châu Âu, vì nói rằng nước này cần phải phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.
Các vị ngoại trưởng NATO họp ở Brussels để đàm phán về Afghanistan đã nhận thấy mình rơi vào một loạt các cuộc thảo luận bên lề về tình hình bất ổn chính trị ở Ukraina, kể cả những vấn đề về việc liên minh xuyên Ðại Tây Dương sẽ đáp ứng ra sao nếu Nga gửi binh sĩ băng qua biên giới để trấn dẹp các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Ngoại trưởng Lavrov nói ông không thể hiểu vì sao bất cứ ai lại có thể nêu vấn đề về sự can thiệp của Nga. Ông nói với các phóng viên tại trụ sở NATO qua lời một người thông dịch.
“Tạo ra một hình ảnh bị bóp méo và gửi đi các tín hiệu sai lầm có thể gây ra sự hiểu lầm sai trái về tình hình sẽ có hiệu quả. Chúng tôi hành động trên giả định là Ukraina nắm quyền quyết định. Ðó là một vấn đề quốc nội.”
Ông Lavrov nói Moscow không hiểu được sự hung hãn của phe đối lập ở Ukraina đối với Tổng thống Yanukovych, mà ông cho rằng đang thực thi quyền của ông trong tư cách đứng đầu ngành hành pháp để phê chuẩn hay không phê chuẩn các hiệp định với Liên hiệp châu Âu.
Ông nói: ”Sự kiện là các hiệp định này chưa được ký, như thế có nghĩa là chúng ta cần phải khởi sự một cuộc biểu tình ở nước này trong trường hợp này sao? Tôi hy vọng các chính trị gia Ukraina sẽ có khả năng đưa tình hình vào mạch hoà bình và chúng tôi kêu gọi mọi người chớ nên can thiệp.”
Thủ tướng Ukraina Mykola Azarov đang cảnh báo những cuộc biểu tình chống chính phủ hãy ngưng leo thang căng thẳng trong khi các tổ chức nhân quyền bày tỏ quan ngại về việc cảnh sát đàn áp người biểu tình.
Tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở Hoa Kỳ cho biết đã ghi nhận các vụ việc trong đó cảnh sát, đáp lại các báo cáo về bạo lực của người biểu tình, đánh đập những người không có hành vi bạo động và trong một số trường hợp gây thương tích ở đầu.
Thủ tướng Azarov từng tuyên bố Ukraina muốn hòa nhập thêm vào EU, nhưng không thể chịu đựng các thiệt hại về thương mại với Nga, là nước đầu tư và là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraina và chống đối quan hệ thân cận hơn giữa Ukraina và EU.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói với các phóng viên ở NATO hôm thứ ba rằng Tổng thống Yanukovych đã “rõ ràng thực hiện một quyết định cá nhân” mà dân chúng Ukraina không đồng ý.
Ông Kerry nói: “Họ phải có khả năng quyết định muốn liên kết với ai mà không gây chiến hoặc trên phương diện cá nhân hoặc trên phương diện quốc gia, mà dựa vào các ích lợi cho họ và đời sống kèm theo cùng với các quyền và lợi ích mà họ muốn có khả năng đạt được.”
Phe đối lập ở Ukraina đã không buộc được chính phủ giải tán bằng một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm của quốc hội hôm thứ ba. Cuộc biểu quyết được sự ủng hộ của 186 nhà lập pháp chủ yếu theo phe đối lập, thiếu 40 phiếu đa số cần thiết để được thông qua.
Các vị ngoại trưởng NATO họp ở Brussels để đàm phán về Afghanistan đã nhận thấy mình rơi vào một loạt các cuộc thảo luận bên lề về tình hình bất ổn chính trị ở Ukraina, kể cả những vấn đề về việc liên minh xuyên Ðại Tây Dương sẽ đáp ứng ra sao nếu Nga gửi binh sĩ băng qua biên giới để trấn dẹp các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Ngoại trưởng Lavrov nói ông không thể hiểu vì sao bất cứ ai lại có thể nêu vấn đề về sự can thiệp của Nga. Ông nói với các phóng viên tại trụ sở NATO qua lời một người thông dịch.
“Tạo ra một hình ảnh bị bóp méo và gửi đi các tín hiệu sai lầm có thể gây ra sự hiểu lầm sai trái về tình hình sẽ có hiệu quả. Chúng tôi hành động trên giả định là Ukraina nắm quyền quyết định. Ðó là một vấn đề quốc nội.”
Ông Lavrov nói Moscow không hiểu được sự hung hãn của phe đối lập ở Ukraina đối với Tổng thống Yanukovych, mà ông cho rằng đang thực thi quyền của ông trong tư cách đứng đầu ngành hành pháp để phê chuẩn hay không phê chuẩn các hiệp định với Liên hiệp châu Âu.
Ông nói: ”Sự kiện là các hiệp định này chưa được ký, như thế có nghĩa là chúng ta cần phải khởi sự một cuộc biểu tình ở nước này trong trường hợp này sao? Tôi hy vọng các chính trị gia Ukraina sẽ có khả năng đưa tình hình vào mạch hoà bình và chúng tôi kêu gọi mọi người chớ nên can thiệp.”
Thủ tướng Ukraina Mykola Azarov đang cảnh báo những cuộc biểu tình chống chính phủ hãy ngưng leo thang căng thẳng trong khi các tổ chức nhân quyền bày tỏ quan ngại về việc cảnh sát đàn áp người biểu tình.
Tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở Hoa Kỳ cho biết đã ghi nhận các vụ việc trong đó cảnh sát, đáp lại các báo cáo về bạo lực của người biểu tình, đánh đập những người không có hành vi bạo động và trong một số trường hợp gây thương tích ở đầu.
Thủ tướng Azarov từng tuyên bố Ukraina muốn hòa nhập thêm vào EU, nhưng không thể chịu đựng các thiệt hại về thương mại với Nga, là nước đầu tư và là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraina và chống đối quan hệ thân cận hơn giữa Ukraina và EU.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói với các phóng viên ở NATO hôm thứ ba rằng Tổng thống Yanukovych đã “rõ ràng thực hiện một quyết định cá nhân” mà dân chúng Ukraina không đồng ý.
Ông Kerry nói: “Họ phải có khả năng quyết định muốn liên kết với ai mà không gây chiến hoặc trên phương diện cá nhân hoặc trên phương diện quốc gia, mà dựa vào các ích lợi cho họ và đời sống kèm theo cùng với các quyền và lợi ích mà họ muốn có khả năng đạt được.”
Phe đối lập ở Ukraina đã không buộc được chính phủ giải tán bằng một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm của quốc hội hôm thứ ba. Cuộc biểu quyết được sự ủng hộ của 186 nhà lập pháp chủ yếu theo phe đối lập, thiếu 40 phiếu đa số cần thiết để được thông qua.