MOSCOW —
Các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga trong năm vừa qua đã sup sụp tới mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức những vụ xuống đường biểu tình để chống lại ông. Hôm thứ ba, vài giờ sau khi một cuộc biểu tình chống Putin diễn ra ở Moskova, ông John Kerry đã thực hiện chuyến công du lần đầu tới nước Nga trong tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viênVOA James Brooke gởi về từ Moskova.
Hôm thứ ba, sau 18 tháng có những mối quan hệ lạnh nhạt với Washington, Điện Kremlin đã dành cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry một sự chào đón nồng nhiệt.
Trong một hành động báo hiệu cho sự thay đổi, cuộc đón tiếp mà Tổng thống Nga Vladimir Putin dành cho ông Kerry đã được chiếu trên đài truyền hình quốc gia.
Tổng thống Putin nói rằng các vị bộ trưởng của Nga cần phải hợp tác chặt chẽ với các nhân vật tương nhiệm phía Mỹ để góp phần giải quyết các vấn đề của thế giới. Ông cho biết ông nóng lòng được gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Bắc Ireland vào tháng tới.
Trong một hành động hiếm có của một nước thường chú trọng một cách đặc biệt tới các nghi thức ngoại giao, vị tổng thống của nước Nga đã thảo luận trong một giờ đồng hồ với vị bộ trưởng ngoại giao của Mỹ.
Sau đó, ông Kerry đã họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Trong cuộc họp báo sau đó, ông Kerry đã phát biểu như sau.
Ông Kerry nói: "Nga và Hoa Kỳ có thể hợp tác với nhau trong một số các thách thức lớn mà chúng ta hiện đang đối mặt và thực hiện những đóng góp thật sự cho ổn định và hòa bình ở những nơi như Trung Đông, Syria."
Tại cuộc họp báo, ông Kerry và ông Lavrov loan báo rằng hai nước sẽ tìm cách giàn xếp để tổ chức một hộïi nghị quốc tế nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria và sẽ tìm cách đưa chính phủ Syria và phe chống đối tới bàn hộïi nghị, có thể diễn ra vào cuối tháng này.
Nga đã ba lần phủ quyết những dự thảo nghị quyết của Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ hậu thuẫn nhằm áp đặt các biện pháp chế tài đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Washington hy vọng có được sự ủng hộ của Moskova trong việc hình thành một giải pháp chính trị cho cuộc chiến đã cướp đi tính mạng của hơn 70.000 người Syria.
Ngoại trưởng Kerry cũng nhấn mạnh tới những lãnh vực khác mà Hoa Kỳ và Nga có thể hợp tác với nhau.
Ông Kerry nói: "Từ hiệp ước START Hai cho tới Tổ chức Thương mại Thế giới; từ Iran, cho tới Bắc Triều Tiên và Afghanistan, chúng ta có những cơ hội vô cùng to lớn để hợp tác về những vấn đề trọng đại của thế giới."
Có những dấu hiệu cho thấy các giới chức Nga, Mỹ tin rằng bối cảnh chính trị hiện nay giúp cho hai chính phủ có được một cơ hội để tăng cường hợp tác. Năm ngoái, các cuộc bầu cử ở cả hai nước đã làm cho những lời lẽ có tính chất dân tộc cực đoan xuất hiện trong các chiến dịch vận động tranh cử.
Hiện giờ đã có hai cuộc gặp gỡ giữa ông Putin và ông Obama được lên lịch cho khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.
Vụ đánh bom tại cuộc đua marathon ở Boston hồi tháng trước đã góp phần đẩy nhanh tiến trình mở lại đối thoại.
Hôm thứ ba, Tổng thống Putin cho biết trong mấy ngày vừa qua ông đã hai lần nói chuyện với Tổng thống Obama qua điện thoại để thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong lãnh vực an ninh.
Nghi can chính trong vụ đánh bom Boston là một công dân Nga đã từng đến Dagestan hồi năm ngoái và ở lại đó trong 6 tháng.
Dagestan là một phần của khu vực xung đột chính của Nước Nga với các phần tử Hồi giáo cực đoan. Ông Putin nói rằng vụ đánh bom này cho thấy rõ là Hoa Kỳ và Nga cần phải vượt qua những sự bất đồng để cải thiện việc chia sẻ thông tin tình báo.
Hôm thứ ba, sau 18 tháng có những mối quan hệ lạnh nhạt với Washington, Điện Kremlin đã dành cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry một sự chào đón nồng nhiệt.
Trong một hành động báo hiệu cho sự thay đổi, cuộc đón tiếp mà Tổng thống Nga Vladimir Putin dành cho ông Kerry đã được chiếu trên đài truyền hình quốc gia.
Tổng thống Putin nói rằng các vị bộ trưởng của Nga cần phải hợp tác chặt chẽ với các nhân vật tương nhiệm phía Mỹ để góp phần giải quyết các vấn đề của thế giới. Ông cho biết ông nóng lòng được gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Bắc Ireland vào tháng tới.
Trong một hành động hiếm có của một nước thường chú trọng một cách đặc biệt tới các nghi thức ngoại giao, vị tổng thống của nước Nga đã thảo luận trong một giờ đồng hồ với vị bộ trưởng ngoại giao của Mỹ.
Sau đó, ông Kerry đã họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Trong cuộc họp báo sau đó, ông Kerry đã phát biểu như sau.
Ông Kerry nói: "Nga và Hoa Kỳ có thể hợp tác với nhau trong một số các thách thức lớn mà chúng ta hiện đang đối mặt và thực hiện những đóng góp thật sự cho ổn định và hòa bình ở những nơi như Trung Đông, Syria."
Nga đã ba lần phủ quyết những dự thảo nghị quyết của Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ hậu thuẫn nhằm áp đặt các biện pháp chế tài đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Washington hy vọng có được sự ủng hộ của Moskova trong việc hình thành một giải pháp chính trị cho cuộc chiến đã cướp đi tính mạng của hơn 70.000 người Syria.
Ngoại trưởng Kerry cũng nhấn mạnh tới những lãnh vực khác mà Hoa Kỳ và Nga có thể hợp tác với nhau.
Ông Kerry nói: "Từ hiệp ước START Hai cho tới Tổ chức Thương mại Thế giới; từ Iran, cho tới Bắc Triều Tiên và Afghanistan, chúng ta có những cơ hội vô cùng to lớn để hợp tác về những vấn đề trọng đại của thế giới."
Có những dấu hiệu cho thấy các giới chức Nga, Mỹ tin rằng bối cảnh chính trị hiện nay giúp cho hai chính phủ có được một cơ hội để tăng cường hợp tác. Năm ngoái, các cuộc bầu cử ở cả hai nước đã làm cho những lời lẽ có tính chất dân tộc cực đoan xuất hiện trong các chiến dịch vận động tranh cử.
Hiện giờ đã có hai cuộc gặp gỡ giữa ông Putin và ông Obama được lên lịch cho khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.
Vụ đánh bom tại cuộc đua marathon ở Boston hồi tháng trước đã góp phần đẩy nhanh tiến trình mở lại đối thoại.
Hôm thứ ba, Tổng thống Putin cho biết trong mấy ngày vừa qua ông đã hai lần nói chuyện với Tổng thống Obama qua điện thoại để thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong lãnh vực an ninh.
Nghi can chính trong vụ đánh bom Boston là một công dân Nga đã từng đến Dagestan hồi năm ngoái và ở lại đó trong 6 tháng.
Dagestan là một phần của khu vực xung đột chính của Nước Nga với các phần tử Hồi giáo cực đoan. Ông Putin nói rằng vụ đánh bom này cho thấy rõ là Hoa Kỳ và Nga cần phải vượt qua những sự bất đồng để cải thiện việc chia sẻ thông tin tình báo.