Mấy hôm nay tôi bận. Bận lắm. Có thể nói là ít khi tôi bị bận đến vậy. Mà không phải là một mình tôi không. Mà cả văn phòng VOICE đều bận. Bận từ 6, 7 giờ sáng đến 1, 2 giờ sáng của ngày hôm sau. Bận từ khâu tổ chức cho đến gặp các khách mời. Bận từ việc suy nghĩ về những điều mới lạ mà mình mới học được. Cho đến những suy tính cho tương lai.
Nhưng tôi cũng phải tự thú nhận là mình rất vui. Vì trong những ngày vừa qua không những tôi đã có cơ hội gặp được nhiều người mình mến mộ mà quan trọng hơn là tôi đã học được rất nhiều điều từ họ. Mà hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn.
Thứ nhất, tôi đã vừa học được từ một trong những luật sư, ký giả nổi tiếng nhất ở Phi Luật Tân là ông cựu bộ trưởng Teddy 'Boy' Locsin về sự cần thiết mà tuổi trẻ nào cũng phải có. Đó là sự chuyên môn trong công việc. Ông cho biết ở bất cứ nơi nào, chúng ta cũng cần phải tranh đấu trong hoàn cảnh mà chúng ta được cho phép. Nhưng chúng ta cũng đừng quá vội đi hô hào cho những lý tưởng cao đẹp vì trách nhiệm đầu tiên của tuổi trẻ là phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng căn bản. Để chúng ta có thể đạt được điều mà chúng ta mong muốn ở tương lai.
Có thể đó cũng tương tự như câu nói để đời của nhà văn Paulo Coelho trong quyển tiểu thuyết tuyệt vời 'The Alchemist'. Đó là:
To realize one's destiny is a person's only obligation
Nghĩa vụ duy nhất của mỗi người là định đoạt được số phận của chính mình.
Câu này thoạt đầu nghe thì có vẻ như hơi quá ích kỷ, quá ư là theo chủ nghĩa cá nhân. Nhưng ở một mặt khác tôi lại thấy nó rất thực và rất chân. Nó không màu mè, sơn son, đánh bóng bất kỳ một vấn đề nào mà chỉ ghi nhận lại một cách rất thực tế là chúng ta cuối cùng chỉ có thể làm những gì mà chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhất.
Chúng ta không thể giả say mê về một lý tưởng nào đó, không thể mãi mãi giả cảm nhận về một vấn đề nào đó khi chúng ta thật sự không có cảm giác đó. Để rồi sẽ cảm thấy mỏi mệt. Đến bỏ cuộc.
Để cuối cùng trở lại thực hiện đúng những gì mà chúng ta mong ước.
Khi ông Locsin nhắc đến điều này, nó đã làm cho tôi nhớ lại bà luật sư Pam Baker mà tôi đã từng làm việc chung ở Hồng Kông giúp người Việt tỵ nạn. Khi tôi lúc ấy chỉ là một anh sinh viên Luật đang đi học, vẫn chưa ra trường nên thấy cái gì cũng hay, cũng mới lạ.
Pam từng nhắc tôi bảo rằng: Hoi, in this line of work, you have got to have fun. The moment you stop having fun, that's the moment you should stop working.
(Hội, trong công việc này, mình cần phải cảm thấy vui với nó. Đến một lúc nào đó mà mình cảm thấy không còn thích thú với nó nữa thì đó là lúc mình cần phải nghỉ việc).
Thành thật mà nói, lần đầu tiên khi tôi nghe Pam nói với tôi câu này, tôi đã hơi bị dị ứng. Một phần vì tôi nghĩ, trong văn hóa Việt Nam, ngay cả khi đó là điều mình nghĩ, thì mình cũng sẽ không bao giờ dám nói thẳng ra như vậy.
Một phần khác tôi cho rằng đối với những ai được giáo dục ở các nước Tây Phương, họ có một cái nhìn thực tế và ở một góc độ nào đó, 'trần trụi' hơn những ai được trưởng thành ở các nước Á Châu. Hình như có những lúc, những vấn đề chúng ta thường 'lý tưởng' hóa nó, biến nó trở thành một 'trách nhiệm cao cả', một sự 'hy sinh vì đại cuộc' mặc dù nếu chúng ta chịu nhìn thẳng vấn đề thì đấy chẳng qua chỉ là một sở thích cá nhân. Phản ảnh sự thật rằng: Nghĩa vụ duy nhất của mỗi người là định đoạt được số phận của chính mình.
Các bạn đồng ý với tôi chứ?
Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi tôi được hỏi động lực nào giúp tôi tiếp tục công việc thiện nguyện mà tôi đã bắt đầu từ giữa thập niên 90, câu trả lời của tôi luôn là: vì tôi thích.
Vì sự thật là vậy.
Đồng ý là trong công việc này, chúng tôi đã và đang giúp được một số người tỵ nạn, những người đang bị cơ nhỡ, gặp khó khăn. Vẫn còn rất nhiều người ở Việt Nam, những nạn nhân của sự cường quyền, họ đang bị chà đạp, hiếp đáp. Họ cần được bảo vệ, giúp đỡ.
Nhưng nếu như đấy là động lực duy nhất để chúng tôi thực hiện công việc thì tôi e rằng chỉ từng ấy thôi sẽ không đủ để chúng tôi tiếp tục công việc từ tháng này sang năm khác. Di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Phải có một động lực lớn hơn, một lý do cá nhân mạnh mẽ hơn giúp tất cả những ai đang hoạt động trong xã hội có thể tiếp tục công việc tranh đấu của mình. Bất chấp mọi gian nan.
Và đó chính là sở thích của mỗi người. Là hạnh phúc mà mỗi ngày họ cảm nhận được. Qua công việc mà họ yêu thích.
The moment you stop having fun, that's the moment you should stop working là vì thế.
Ích kỷ quá phải không bạn?
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhưng tôi cũng phải tự thú nhận là mình rất vui. Vì trong những ngày vừa qua không những tôi đã có cơ hội gặp được nhiều người mình mến mộ mà quan trọng hơn là tôi đã học được rất nhiều điều từ họ. Mà hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn.
Thứ nhất, tôi đã vừa học được từ một trong những luật sư, ký giả nổi tiếng nhất ở Phi Luật Tân là ông cựu bộ trưởng Teddy 'Boy' Locsin về sự cần thiết mà tuổi trẻ nào cũng phải có. Đó là sự chuyên môn trong công việc. Ông cho biết ở bất cứ nơi nào, chúng ta cũng cần phải tranh đấu trong hoàn cảnh mà chúng ta được cho phép. Nhưng chúng ta cũng đừng quá vội đi hô hào cho những lý tưởng cao đẹp vì trách nhiệm đầu tiên của tuổi trẻ là phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng căn bản. Để chúng ta có thể đạt được điều mà chúng ta mong muốn ở tương lai.
Có thể đó cũng tương tự như câu nói để đời của nhà văn Paulo Coelho trong quyển tiểu thuyết tuyệt vời 'The Alchemist'. Đó là:
To realize one's destiny is a person's only obligation
Nghĩa vụ duy nhất của mỗi người là định đoạt được số phận của chính mình.
Câu này thoạt đầu nghe thì có vẻ như hơi quá ích kỷ, quá ư là theo chủ nghĩa cá nhân. Nhưng ở một mặt khác tôi lại thấy nó rất thực và rất chân. Nó không màu mè, sơn son, đánh bóng bất kỳ một vấn đề nào mà chỉ ghi nhận lại một cách rất thực tế là chúng ta cuối cùng chỉ có thể làm những gì mà chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhất.
Chúng ta không thể giả say mê về một lý tưởng nào đó, không thể mãi mãi giả cảm nhận về một vấn đề nào đó khi chúng ta thật sự không có cảm giác đó. Để rồi sẽ cảm thấy mỏi mệt. Đến bỏ cuộc.
Để cuối cùng trở lại thực hiện đúng những gì mà chúng ta mong ước.
Khi ông Locsin nhắc đến điều này, nó đã làm cho tôi nhớ lại bà luật sư Pam Baker mà tôi đã từng làm việc chung ở Hồng Kông giúp người Việt tỵ nạn. Khi tôi lúc ấy chỉ là một anh sinh viên Luật đang đi học, vẫn chưa ra trường nên thấy cái gì cũng hay, cũng mới lạ.
Pam từng nhắc tôi bảo rằng: Hoi, in this line of work, you have got to have fun. The moment you stop having fun, that's the moment you should stop working.
(Hội, trong công việc này, mình cần phải cảm thấy vui với nó. Đến một lúc nào đó mà mình cảm thấy không còn thích thú với nó nữa thì đó là lúc mình cần phải nghỉ việc).
Thành thật mà nói, lần đầu tiên khi tôi nghe Pam nói với tôi câu này, tôi đã hơi bị dị ứng. Một phần vì tôi nghĩ, trong văn hóa Việt Nam, ngay cả khi đó là điều mình nghĩ, thì mình cũng sẽ không bao giờ dám nói thẳng ra như vậy.
Một phần khác tôi cho rằng đối với những ai được giáo dục ở các nước Tây Phương, họ có một cái nhìn thực tế và ở một góc độ nào đó, 'trần trụi' hơn những ai được trưởng thành ở các nước Á Châu. Hình như có những lúc, những vấn đề chúng ta thường 'lý tưởng' hóa nó, biến nó trở thành một 'trách nhiệm cao cả', một sự 'hy sinh vì đại cuộc' mặc dù nếu chúng ta chịu nhìn thẳng vấn đề thì đấy chẳng qua chỉ là một sở thích cá nhân. Phản ảnh sự thật rằng: Nghĩa vụ duy nhất của mỗi người là định đoạt được số phận của chính mình.
Các bạn đồng ý với tôi chứ?
Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi tôi được hỏi động lực nào giúp tôi tiếp tục công việc thiện nguyện mà tôi đã bắt đầu từ giữa thập niên 90, câu trả lời của tôi luôn là: vì tôi thích.
Vì sự thật là vậy.
Đồng ý là trong công việc này, chúng tôi đã và đang giúp được một số người tỵ nạn, những người đang bị cơ nhỡ, gặp khó khăn. Vẫn còn rất nhiều người ở Việt Nam, những nạn nhân của sự cường quyền, họ đang bị chà đạp, hiếp đáp. Họ cần được bảo vệ, giúp đỡ.
Nhưng nếu như đấy là động lực duy nhất để chúng tôi thực hiện công việc thì tôi e rằng chỉ từng ấy thôi sẽ không đủ để chúng tôi tiếp tục công việc từ tháng này sang năm khác. Di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Phải có một động lực lớn hơn, một lý do cá nhân mạnh mẽ hơn giúp tất cả những ai đang hoạt động trong xã hội có thể tiếp tục công việc tranh đấu của mình. Bất chấp mọi gian nan.
Và đó chính là sở thích của mỗi người. Là hạnh phúc mà mỗi ngày họ cảm nhận được. Qua công việc mà họ yêu thích.
The moment you stop having fun, that's the moment you should stop working là vì thế.
Ích kỷ quá phải không bạn?
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.