Nghị viện Châu Âu ngày 17/4 thông qua Nghị quyết đề nghị Ủy ban Châu Âu đề cập tới các quan ngại nhân quyền khi thương lượng về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) giữa Châu Âu với Việt Nam.
Nghị quyết thúc giục Ủy ban Châu Âu tiến hành việc đánh giá về tác động nhân quyền theo các nguyên tắc hướng dẫn của một báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc.
Nghị quyết cũng yêu cầu việc đánh giá này phải được thực hiện bởi một cơ chế độc lập trước khi đúc kết đàm phán FTA với Hà Nội và phải tránh các tác động ngược của những chính sách thương mại-đầu tư đối với lĩnh vực nhân quyền.
Nghị quyết kêu gọi Ủy ban Châu Âu phải áp dụng phương thức đặt điều kiện ký kết Hiệp định FTA dựa trên các tiến bộ cụ thể từ Việt Nam trong việc cải thiện nhân quyền, đặc biệt về quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, và tự do tôn giáo.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, gồm 178 tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, hoan nghênh Nghị quyết này là ‘một thắng lợi quan trọng’ trong nỗ lực tăng cường bảo vệ nhân quyền cho người dân tại Việt Nam.
Đại diện Liên đoàn FIDH tại Châu Âu, bà Gaelle Dusepulchre, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Nghị quyết này có ý nghĩa quan trọng vì trước nay chúng ta từng thấy các thỏa thuận về thương mại gây phương hại tới nhân quyền chẳng hạn như các vụ tịch thu cưỡng chế đất đai phục vụ cho thương mại-đầu tư, đền bù không thỏa đáng cho người bị tịch thu đất, lương bổng người lao động bị o ép, và những sự đàn áp đối với các nhà hoạt động đòi quyền lợi đất đai cho nông dân..v..v..Bắt tay làm ăn thương mại mà không cân nhắc tới bảo vệ nhân quyền thì thật sự sẽ gây ra rất nhiều vấn đề.”
Trước đây trong năm, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đã gửi thư cho Nghị viện Châu Âu nhắc nhở sự cần thiết phải cân nhắc đến nhân quyền của Hà Nội trong giao thương EU-Việt Nam. Theo FIDH, Hiệp định FTA là cơ hội hữu ích và có thể là công cụ giúp cải thiện thành tích nhân quyền xuống dốc tại Việt Nam. FIDH khuyến nghị thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt Nam cần đề ra các điều khoản ràng buộc rõ ràng buộc Hà Nội bảo vệ nhân quyền, có biện pháp chế tài các vi phạm, và tôn trọng sự quan sát của các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, một thành viên trong Liên đoàn FIDH, nói Nghị quyết vừa được thông qua là một khuyến cáo rõ ràng với nhà cầm quyền Việt Nam về vai trò thiết yếu của nhân quyền trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả thương mại.
Ủy ban này nhấn mạnh không bảo đảm quyền tự do bày tỏ tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập nghiệp đoàn độc lập hay các tổ chức xã hội dân sự, thì Hiệp định tự do thương mại giữa EU với nhà nước độc đảng ở Việt Nam sẽ chỉ gây phương hại cho người dân Việt Nam và ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước này.
Đàm phán về thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam-EU dự kiến kết thúc trước cuối năm nay. Đôi bên kỳ vọng đạt được một tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng định Á-Âu (ASEM) vào tháng 10.
Ủy ban Châu Âu là cơ quan cao nhất ngành hành pháp của Liên hiệp Châu Âu chịu trách nhiệm về đề nghị lập pháp, thi hành các quyết định, duy trì các hiệp ước, và điều hành công việc chung của EU.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH nói Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị, với trên 200 người đang ngồi tù, nhiều người trong số này bị tuyên án vì các hoạt động cổ súy cho quyền lợi đất đai và bảo vệ môi trường hoặc phản đối các dự án phát triển tác động tiêu cực tới cộng đồng dân cư.
Hà Nội lâu nay khẳng định tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị, chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý.
Đầu tháng này, báo Quân đội Nhân dân của nhà nước Việt Nam nói cái gọi là ‘tù nhân chính trị’, ‘tù nhân lương tâm’ mà Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đưa ra là ‘chiêu thức, thủ đoạn hoạt động’ ‘của các thế lực thù địch’ ‘nhằm bênh vực, cổ súy cho những hành vi chống phá nhà nước.’
Cơ quan của Quân ủy Trung ương Việt Nam cho rằng đây là một ‘sự xuyên tạc’ ‘xuất phát từ định kiến và thái độ thiếu thiện chí’ của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đối với Việt Nam.
Nghị quyết thúc giục Ủy ban Châu Âu tiến hành việc đánh giá về tác động nhân quyền theo các nguyên tắc hướng dẫn của một báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc.
Nghị quyết cũng yêu cầu việc đánh giá này phải được thực hiện bởi một cơ chế độc lập trước khi đúc kết đàm phán FTA với Hà Nội và phải tránh các tác động ngược của những chính sách thương mại-đầu tư đối với lĩnh vực nhân quyền.
Nghị quyết kêu gọi Ủy ban Châu Âu phải áp dụng phương thức đặt điều kiện ký kết Hiệp định FTA dựa trên các tiến bộ cụ thể từ Việt Nam trong việc cải thiện nhân quyền, đặc biệt về quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, và tự do tôn giáo.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, gồm 178 tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, hoan nghênh Nghị quyết này là ‘một thắng lợi quan trọng’ trong nỗ lực tăng cường bảo vệ nhân quyền cho người dân tại Việt Nam.
Đại diện Liên đoàn FIDH tại Châu Âu, bà Gaelle Dusepulchre, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Nghị quyết này có ý nghĩa quan trọng vì trước nay chúng ta từng thấy các thỏa thuận về thương mại gây phương hại tới nhân quyền chẳng hạn như các vụ tịch thu cưỡng chế đất đai phục vụ cho thương mại-đầu tư, đền bù không thỏa đáng cho người bị tịch thu đất, lương bổng người lao động bị o ép, và những sự đàn áp đối với các nhà hoạt động đòi quyền lợi đất đai cho nông dân..v..v..Bắt tay làm ăn thương mại mà không cân nhắc tới bảo vệ nhân quyền thì thật sự sẽ gây ra rất nhiều vấn đề.”
Trước đây trong năm, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đã gửi thư cho Nghị viện Châu Âu nhắc nhở sự cần thiết phải cân nhắc đến nhân quyền của Hà Nội trong giao thương EU-Việt Nam. Theo FIDH, Hiệp định FTA là cơ hội hữu ích và có thể là công cụ giúp cải thiện thành tích nhân quyền xuống dốc tại Việt Nam. FIDH khuyến nghị thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt Nam cần đề ra các điều khoản ràng buộc rõ ràng buộc Hà Nội bảo vệ nhân quyền, có biện pháp chế tài các vi phạm, và tôn trọng sự quan sát của các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, một thành viên trong Liên đoàn FIDH, nói Nghị quyết vừa được thông qua là một khuyến cáo rõ ràng với nhà cầm quyền Việt Nam về vai trò thiết yếu của nhân quyền trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả thương mại.
Ủy ban này nhấn mạnh không bảo đảm quyền tự do bày tỏ tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập nghiệp đoàn độc lập hay các tổ chức xã hội dân sự, thì Hiệp định tự do thương mại giữa EU với nhà nước độc đảng ở Việt Nam sẽ chỉ gây phương hại cho người dân Việt Nam và ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước này.
Đàm phán về thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam-EU dự kiến kết thúc trước cuối năm nay. Đôi bên kỳ vọng đạt được một tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng định Á-Âu (ASEM) vào tháng 10.
Ủy ban Châu Âu là cơ quan cao nhất ngành hành pháp của Liên hiệp Châu Âu chịu trách nhiệm về đề nghị lập pháp, thi hành các quyết định, duy trì các hiệp ước, và điều hành công việc chung của EU.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH nói Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị, với trên 200 người đang ngồi tù, nhiều người trong số này bị tuyên án vì các hoạt động cổ súy cho quyền lợi đất đai và bảo vệ môi trường hoặc phản đối các dự án phát triển tác động tiêu cực tới cộng đồng dân cư.
Your browser doesn’t support HTML5
Đầu tháng này, báo Quân đội Nhân dân của nhà nước Việt Nam nói cái gọi là ‘tù nhân chính trị’, ‘tù nhân lương tâm’ mà Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đưa ra là ‘chiêu thức, thủ đoạn hoạt động’ ‘của các thế lực thù địch’ ‘nhằm bênh vực, cổ súy cho những hành vi chống phá nhà nước.’
Cơ quan của Quân ủy Trung ương Việt Nam cho rằng đây là một ‘sự xuyên tạc’ ‘xuất phát từ định kiến và thái độ thiếu thiện chí’ của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đối với Việt Nam.